11 câu phân tích kế hoạch bài dạy các môn – Tập huấn GDPT 2018

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cấp Tiểu học trong Tập huấn trực tuyến chương trình GDPT 2018 bao gồm 11 môn: Toán, Tiếng Việt, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử – Địa lý, Tin học, Khoa học. Giúp thầy cô tham khảo nhằm lấy ý tưởng làm bài hay nhất.

Ngoài ra, thầy cô cấp THCS, THPT có thể tham khảo thêm:

  • 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cấp THCS
  • 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cấp THPT

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Khoa học

Câu 1: Sau khi học xong bài học, học sinh làm được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

– Nhận biết được các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật (ánh sáng, không khí, nước, chất khoáng và nhiệt độ) thông qua thí nghiệm.

– Vận dụng được kiến thức về nhu cầu sống của thực vật để đề xuất việc làm cụ thể trong chăm sóc cây trồng.

Câu 2: Học sinh sẽ thực hiện các “Hoạt động học” nào trong bài học?

– Kết nối,nêu vấn đề vào bài học, đặt câu hỏi

– Đề xuất cách tiến hành thí nghiệm

– Đưa ra dự đoán và thảo luận về cách ghi chép, quan sát trong quá trình tiến hành thí nghiệm

– Đưa ra kết luận

– Thảo luận cả lớp

– Vận dụng

Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất năng lực nào hình thành phát triển cho học sinh?

– Năng lực tìm tòi khám phá, làm thí nghiệm về các yếu tố cần cho sự sống và sự phát triển của thực vật

– Hình thành đức tính chăm chỉ, trung thực

Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử dụng những thiết bị dạy học / học liệu nào?

Học sinh chuẩn bị theo nhóm: 5 cây đậu xanh (hoặc cây khác tùy chọn) được trồng trong chậu nhỏ hoặc cốc nhựa.

Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu nào về (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu để thực hành làm thí nghiệm tưới nước, đưa cây ra ngoài ánh sáng

Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Biết thảo luận nhóm để nêu được các yếu tố cần cho sự sống của cây; giải thích tóm tắt lại tại sao cây cần ánh sáng mặt trời, nước, không khí và đất để phát triển. Đồng thời đưa ra các đề xuất cho khám phá trong các bài học tiếp theo.

Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện các hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

– GV cần nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động hình thành kiến thức mới cho HS; đánh giá quá trình và kết quả học tập của từng cá nhân và nhóm HS thông qua thái độ, hành vi, việc làm của cá nhân, nhóm. Chốt lại những hành vi, việc làm đúng thể hiện sự tự tin của HS, nhận xét cụ thể theo từng phẩm chất và năng lực HS cần đạt được trong bài học.

Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học nào?

Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu: tranh ảnh, sách giáo khoa, phiếu bài tập, các vật dụng, thiết bị mà giáo viên đưa ra

Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới.

Học sinh dựa vào vốn kiến thức mình tìm được và nội dung giáo viên hướng dẫn hình thành nên khái niệm ban đầu.

Tiến hành vận dụng các kiến thức mới vừa học để làm thí nghiệm

Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn luyện/ vận dụng kiến thức mới là gì?

– Làm được thí nghiệm tìm hiểu về các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật

– Biết đặt câu hỏi, dự đoán, quan sát, nhận xét, giải thích và làm việc nhóm

Câu 11: Giáo viên cần nhận xét đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

+ Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Các em hiểu được yêu cầu cô đưa ra.

– Em tích cực tham gia hoạt động.

+ Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

– Các em trình bày bài to, rõ ràng, đầy đủ ý, đúng nội dung bài tập.

– Các em có lắng nghe bạn trình bày và chia sẻ ý kiến bổ sung của mình cho bài của nhóm bạn.

+ Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

– Các nhóm đều hoàn thành yêu cầu của cô.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Tin học

Câu 1: Sau khi học xong bài học, học sinh làm được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

– Kiến thức: Học sinh nhận diện và phân tích được hình dạng thường gặp của những máy tính thông dụng và những thành phần cơ bản của chúng.

– Kĩ năng: học sinh nhận ra được những máy tính thông dụng bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tinh bảng và điện thoại thông minh.- học sinh chỉ ra được các thành phần cơ bản của các máy tính trên đây gồm màn hình, thân máy, bàn phím và chuột

Câu 2: Học sinh sẽ thực hiện các “Hoạt động học” nào trong bài học?

Hoạt động 1: Khởi động

Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành phần cơ bản của máy tính

Hoạt động 3: Những máy tính thông dụng.

Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất năng lực nào hình thành phát triển cho học sinh?

Nla: nhận diện, phân biệt hình dạng và chức năng của các thiết bị kĩ thuật số thông dụng.

Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử dụng những thiết bị dạy học / học liệu nào?

– Thiết bị, học liệu – máy tính để bàn hoặc máy tính sách tay của giáo viên để chỉ cho học sinh biết những thành phần cơ bản của chúng

– Hình ảnh các đoạn video giới thiệu về lợi ích của máy tính

– Hình ảnh và các đoạn video giới thiệu về hình dạng bên ngoài của 4 loại máy tính (máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh) các thành phần cơ bản của chúng (màn hình, thân máy, bàn phím và chuột)

Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu nào về (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

Học sinh quan sát hình ảnh, xem video, đọc tài liệu, sử dụng máy tính, nghe thầy cô hướng dẫn để hình thành kiến thức mới

Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Câu trả lời của học sinh, kết quả nhận dạng của học sinh đối với các thành phần cơ bản của mây tính: màn hình, thân máy, bàn phím và chuột, học sinh nhận ra chúng thông qua việc quan sát trực tiếp máy tính hiện hữu hoặc quan sát qua hình ảnh hoặc đoạn phim.

Khẳng định của học sinh máy tính mà các em đang nhìn thấy là loại máy tính gì. Phát biểu của học sinh khi so sánh về hình thức bên ngoài của bốn loại máy tính thông dụng.

Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện các hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

Giáo viên nhận xét các câu trả lời của học sinh, nhận xét kết quả làm việc trong từng hoạt động của cả nhân, của nhóm, đánh giá khả năng quan sát, suy nghĩ, trao đổi với bạn, với giáo viên về những vấn đề mà giáo viên yêu cầu.

Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học nào?

Thiết bị, học liệu – Máy tính để bàn và máy tính xách tay của giáo viên. hình ảnh hoặc các đoạn video giới thiệu về lợi ích của máy tính. Hình ảnh hoặc các đoạn video giới thiệu về hình dáng bên ngoài của 4 loại máy tính (máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh)

Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới.

Học sinh quan sát hình ảnh, xem video, đọc tài liệu, sử dụng máy tính, điện thoại thông minh… để vận dụng kiến thức mới.

Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn luyện/ vận dụng kiến thức mới là gì?

Kết quả nhận dạng của học sinh đối với các thành phần cơ bản của máy tính. Những khẳng định của học sinh về các loại máy tính phổ biến, phân biệt được những điểm khác nhau giữa máy tính xách tay và máy tính bảng, điện thoại thông minh với những máy tính còn lại.

Câu 11: Giáo viên cần nhận xét đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

Giáo viên nhận xét, đánh giá các câu trả lời của học sinh, đánh giá khả năng quan sát, suy nghĩ, trao đổi với bạn, với giáo viên trong hoạt động vận dụng, thực hành của cá nhân, của nhóm.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Lịch sử – Địa lý

Câu 1: Sau khi học xong bài học, học sinh làm được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

– Xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (trên bản đồ), mô tả được hình dạng đất nước.

– Nêu tên được một số thành phố tiêu biểu.

– Mô tả, nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.

– Tự hào dân tộc, nhắc nhở người thân (bạn bè) giữ gìn hình ảnh đẹp của đất nước, bảo vệ môi trường.

Câu 2: Học sinh sẽ thực hiện các “Hoạt động học” nào trong bài học?

Hoạt động 1: Giới thiệu vị trí địa lí nước Việt Nam

– HS sẽ có các hoạt động cá nhân: quan sát, đọc và phân tích thông tin.

– Chia sẻ kết quả trong nhóm và báo cáo kết quả của nhóm trước lớp. (sử dụng bản đồ).

Hoạt động 2: Tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của Việt Nam đem lại

– HS sẽ có hoạt động thảo luận nhóm “PP khăn phủ bàn”: HS quan sát, đọc và tìm kiếm thông tin.

– Trình bày kết quả thảo luận trong nhóm, nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về phạm vi lãnh thổ của Việt Nam

– HS sẽ có hoạt động cá nhân: Quan sát bản đồ, đọc thông tin.

– HS liệt kê và ghi chép trình bày kết quả.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về đơn vị hành chính của Việt Nam

– HS sẽ hoạt động nhóm, tham gia một cuộc thi nhỏ (dựa vào kiến thức sẵn có của HS)

Hoạt động 5: Tìm hiểu về ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca

– HS sẽ thực hiện hoạt động cá nhân: Quan sát Quốc kì, Quốc huy; Tìm kiếm thông tin về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca được chính thức sử dụng từ khi nào?

Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất năng lực nào hình thành phát triển cho học sinh?

Năng lực:

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: HS thực hiện theo yêu cầu của GV để thực hiện chiếm lĩnh kiến thức.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nắm được đặc điểm vị trí, ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, các trung tâm kinh tế, thành phố lớn của cả nước.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Giao tiếp trong nhóm và hợp tác với các thành viên trong nhóm, nhắc nhở mọi người bảo vệ môi trường, giữ gìn hình ảnh đẹp của đát nước.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực khoa học, lịch sử, địa lí: Nhận biết hình dạng đất nước, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.
  • Năng lực tìm hiểu lịch sử, địa lí: Biết tìm kiếm thông tin, trình bày ý kiến, kết quả làm việc.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được biên giới, phân biệt được các biểu tượng của Việt Nam với các quốc gia khác.

Phẩm chất: Phẩm chất yêu nước, trách nhiệm.

Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử dụng những thiết bị dạy học / học liệu nào?

Học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu:

  • Bản đồ
  • SGK (đọc và tìm kiếm thông tin)

Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu nào về (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

HS quan sát theo nhóm, đọc tìm hiểu thông tin cá nhân (nhóm)

Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành: Kết quả học sinh báo cáo (cá nhân, nhóm).

Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện các hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

  • GV quan sát hoạt động của HS, động viên, hướng dẫn kịp thời.
  • Đánh giá thông qua phần trình bày của HS, nhóm.
  • GV chốt kiến thức, tuyên dương, khích lệ.

Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học nào?

  • Bản đồ đường giao thông.
  • Bản đồ khu vực Đông Nam Á
  • Dụng cụ để cắt dán Quốc kì, Quốc huy.

Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới.

  • HS dựa vào bản đồ xác định phần đất liền, biển đảo; Các loại hình giao thông có thể di chuyển ra các khu vực lân cận và ngược lại.
  • Học sinh hoàn thành sản phẩm (Quốc kì hoặc Quốc huy).

Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn luyện/ vận dụng kiến thức mới là gì?

  • HS dựa vào bản đồ xác định phần đất liền, biển đảo; Các loại hình giao thông có thể di chuyển ra các khu vực lân cận và ngược lại.
  • Học sinh hoàn thành sản phẩm (Quốc kì hoặc Quốc huy).

Câu 11: Giáo viên cần nhận xét đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

  • GV quan sát hoạt động thảo luận, động viên, hướng dẫn kịp thời.
  • Đánh giá thông qua phần trình bày nhóm.
  • GV nhận xét, chốt kiến thức, tuyên dương, khích lệ.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Toán Tiểu học

Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

Sau khi học bài học, học sinh nhận biết được các số có hai chữ số từ 20 đến 50; đọc viết được các số có 2 chữ số từ 20-50.

Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?

Trong bài học, học sinh sẽ được thực hiện các hoạt động:

– Khởi động

– Nhận biết các số có 2 chữ số

– Thực hành, luyện tập

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.

Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học có thể hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất năng lực sau:

– Các phẩm chất: cẩn thận, nhanh nhẹn.

– Các năng lực:

+ Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán; năng lực tư duy và lập luận toán học.

+ Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.

Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu: Phiếu học tập, các bó que tính và các que tính rời.

Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu để hình thành kiến thức mới

* Học sinh “làm” các thao tác sau:

– HS nhìn rồi lấy một số que tính như dòng đầu tiên trong sách (23 que)

– HS đếm rồi bó thành từng bó gồm 10 que tính.

– HS xác định có bao nhiêu bó, bao nhiêu que tính rời.

* Học sinh viết, đọc số: 23, 21, 24, 25.

* Học sinh làm tương tự với các số 36, 42.

Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là:

– Nhìn tranh, lập được các số có hai chữ số bất kỳ từ 21 đến 50.

– Nhận biết được cấu tạo các số từ 21 đến 50, biết được vị trí của các số từ 21 đến 50 trong dãy số tự nhiên

– Thông qua các thao tác với que tính trong từng trường hợp để tạo lập số có hai chữ số từ 21 đến 50.

– HS đếm nhẩm nhanh, đếm số bạn trong lớp mình, đếm số bàn, số ghế có trong lớp học rồi viết được các số đó.

Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh là: Dựa vào định hướng chung về đánh giá kết quả giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, dựa vào mục tiêu cần đạt. Đánh giá của giáo viên, đánh giá giữa học sinh với học sinh. Đánh giá thông qua trả lời miệng, đánh giá thông qua thao tác của học sinh. Đánh giá về chữ viết, về kỹ năng trình bày qua hoạt động học của học sinh.

Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu như: sách giáo khoa, phiếu bài tập, các băng giấy, số bàn ghế trong lớp học, số học sinh nam trong lớp học, số học sinh nam, số học sinh nữ.

Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?

Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ phiếu bài tập, các băng giấy để luyện tập vận dụng kiến thức mới:

* Phiếu bài tập: Học sinh nhìn, đếm theo chục rồi viết số theo mẫu. Từ đó học sinh xác định được số chục, số đơn vị và đọc số đó.

* Băng giấy: Học sinh củng cố nhận biết về các số trong phạm vi 50.

Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?

Sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới là học sinh biết đếm, đọc, viết các số từ 1- 50. Xác định được số chục, số đơn vị trong mỗi số.

Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, đánh giá định tính và định lượng, đánh giá bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập. Đánh giá tổng kết thông qua mức độ đạt được các yêu cầu tiết học. Thông qua học sinh trả lời các câu hỏi qua quan sát các em thực hiện các hoạt động học.

11 câu Phân tích kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Tiểu học

Câu 1. Sau khi học bài học, HS làm được gì đề tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng KT-KN:

Đọc thêm:  Cảnh báo nguy cơ mắc một số bệnh lý da sau xăm hình | VTV.VN

– Đọc: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài thơ, đảm bảo tốc độ 60 tiếng/1 phút; biết ngắt hơi ở chỗ kết thúc mỗi dòng thơ; trả lời các câu hỏi của bài Thuyền lá; bước đầu nhận biết được các hoạt động của từng nhân vật trong bài dựa vào gợi ý của GV.

– Nói: Hỏi và trả lời câu hỏi đơn giản về việc giúp đỡ bạn

– Phẩm chất: Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái (biết giúp đỡ bạn bè)

Câu 2. HS sẽ thực hiện các hoạt động học trong bài:

– Đọc

– Trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài

– Nhận biết các hoạt động của từng nhân vật trong bài dựa vào gợi ý của GV

– HÐ nhóm, đóng vai, phỏng vấn (Hỏi đáp về việc giúp đỡ bạn)

Câu 3. Thông qua các HÐ học sẽ thực hiện trong bài, những biểu hiện cụ thế của những PC, NL có thể được hình thành và phát triển cho HS:

– NL: đọc, nói, nghe. NL ngôn ngữ, NL văn học

– PC: PC nhân ái (biết giúp đỡ bạn)

Câu 4. Khi thực hiện HĐ đề hình thành kiên thức mới trong bài học, HS sẽ sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu: sách, phiếu bài tập đọc hiểu, tranh, ảnh minh họa bài đọc, các slide của GV

Câu 5. HS sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu (đọc/nghe/nhìn/làm) đề hình thành kiến thức mới:

– Quan sát tranh minh họa (nhìn)

– Nghe GV đọc mẫu

– Đọc bài thơ

– Làm việc với phiếu bài tập

Câu 6. Sản phẩm học tập mà HS hình thành trong HĐ để hình thành kiến thức mới là:

– Đọc đúng và rõ ràng các từ các câu trong bài thơ, tốc độ 60 tiếng trong 1 phút, biết ngắt hơi ở cuối mỗi dòng thơ

– Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài Thuyền lá

– Bước đâu nhận biết được các hoạt động của từng nhân vật dựa vào gợi ý của GV

Câu 7. GV cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện HĐ đẻ hình thành kiến thức mới của HS

– Nhận xét, đánh giá về đọc

– Nhận xét, đánh giá về việc trả lời câu hỏi đơn giản về nội dung văn bản.

– Nhận xét, đánh giá về việc nhận biết HĐ của từng nhân vật trong bài

Câu 8. Sau khi thực hiện HĐ luyện tập/ vận dụng kiến thức mới trong bài học, HS sẽ sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu:

– Tranh ảnh để mở rộng vốn từ, tranh luyện nói

– Phiếu bài tập

– Các slide đề luyện đọc

Câu 9. HS sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc, nghe, nhìn, làm) đề luyện tập/ vận dụng kiến thức mới

– Quan sát tranh, ảnh để mở rộng vốn từ; tranh dạy luyện nói

– Hoàn thành phiếu bài tập

– Luyện đọc theo các slide

Câu 10. Sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành trong luyện tập; vận dụng kiến thức mới

– Hỏi và trả lời câu hỏi về việc giúp bạn

– Hoàn thành phiếu bài tập

– Hình thành phẩm chất nhân ái (biết giúp đỡ bạn bè)

Câu 11. GV cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện HĐ luyện tập/ vận dụng kiến thức mới

– Nhận xét, đánh giá về hoạt động nghe – nói

– Nhận xét, đánh giá về việc mở rộng vốn từ

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên – Xã hội Tiểu học

Câu 1: Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

Sau khi học bài học, để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề học sinh cần phải làm:

  • Chỉ ra hoặc nêu tên được một số đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu không sử dụng cẩn thận có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác
  • Biết ứng phó xử lí tình huống nguy hiểm khi sử dụng các đồ dùng trong nhà.
  • Biết cách sử dụng đồ dùng an toàn và nhắc nhở mọi người cất giữ những thứ có thể gây nguy hiểm ở nhà cẩn thận.
  • Có tinh thần trách nhiệm, rèn tính ngăn nắp và cẩn thận.
  • Biết vệ sinh nhà ở sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
  • Biết quan sát tranh ảnh để làm theo những hành vi đúng và phê phán với hành vi sai trái, gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

Câu 2: Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?

Học sinh sẽ được thực hiện các hoạt động học:

  • Phát hiện một số đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm: HS kể tên một số đồ dùng trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm và sắp xếp, phân loại chúng thành các nhóm: đồ vật gây đứt chân tay, gây bỏng, gây điện giật.
  • Tìm xem trong trường hợp nào, những đồ dùng, thiết bị trong nhà có thể gây nguy hiểm: HS được quan sát tranh ảnh để tìm ra các đồ vật thuộc các nhóm vừa liệt kê và giải thích rõ từng trường hợp.
  • Báo cáo kết quả khảo sát nơi cất giữ một số đồ dùng, thiết bị trong nhà có thể gây nguy hiểm: HS được thảo luận theo nhóm để tìm nơi cất những đồ vật gây nguy hiểm và nêu được các biện pháp ngăn ngừa tai nạn, giữ an toàn khi ở nhà.
  • HS được đóng vai để xử lí các tình huống có thể sẽ xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.

Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học có thể hình thành, phát triển những năng lực phẩm chất sau:

1. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, cụ thể đã khơi dậy ở HS:

– Nghiêm túc, tích cực trong học tập

– Tích cực tham gia thảo luận trong nhóm để hoàn thành yêu cầu của GV đưa ra.

2. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau đây:

3. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: Biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các yêu cầu GV đưa ra.

4. Năng lực đặc thù

– Biết thực hiện vệ sinh nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp., cẩn thận

– Biết quan sát tranh ảnh và cách xử lí tình huống có thể xảy ra trong thực tế.

– Thực hiện được nội dung và hiểu nội dung của bài.

Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu sau: tranh ảnh vẽ hình một số đồ dùng/ thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể gây đứt tay, bỏng và điện giật, minh họa bài dạy. các tình huống cho hoạt động đóng vai.

Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

– Học sinh về nhà tự tìm tòi tranh ảnh các clip liên quan tới kiến thức mới trên mạng internet, sách giáo khoa, phương tiện truyền thông …. theo sự hướng dẫn của giáo viên từ tiết trước.

– Học sinh báo cáo kết quả tìm được theo nhóm. thảo luận rút ra kết quả

– Lắng nghe giáo viên nhận xét

– Quan sát Tranh ảnh, video mà giáo viên đưa ra

– Theo dõi giáo viên phân tích từng tình huống.

– Lắng nghe bổ sung, nhận xét của giáo viên, bạn bè để chỉnh sửa lỗi sai cho mình từ đó rút ra được kết luận chính xác

– Quan sát các tranh ảnh trong bài để noi theo các hành vi đúng, và phê phán các hành vi sai trái, cảnh báo cho mọi người các tình huống có thể gây nguy hiểm.

Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là:

– Biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học

– Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các nhiệm vụ mà GV phân công.

– Biết thực hiện vệ sinh nhà cửa, lớp học..

– Biết quan sát tranh ảnh và nhập vai xử lí các tình huống mà Gv đưa ra cũng như trong thực tế.

– Hiểu và thực hiện được nội dung bài học Sử dụng an toàn đồ dùng trong nhà.

Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

Để nhận xét, đánh giá thực hiện kết quả hình thành kiến thức mới của học sinh:

– Đánh giá, nhận xét thường xuyên và kịp thời

– Phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt đối với từng lớp học, cấp học trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội.

– Đánh giá phải bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hóa; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kì; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá của các bạn, đánh giá của cha mẹ học sinh.

– Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh về năng lực, phẩm chất và ý thức học tập; có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực; tạo được hứng thú và khích lệ tinh thần học tập của học sinh, qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ở trong và ngoài nhà trường, để HS khám phá và thêm yêu thích môn học.

– Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức… sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực vận động có sự tư duy sáng tạo ở học sinh.

Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu: tranh ảnh, sách giáo khoa, tài liệu trên mạng internet, các phương tiện truyền thông, các vật dụng, thiết bị mà giáo viên đưa ra

Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?

Học sinh dựa vào vốn kiến thức mình tìm được và nội dung giáo viên hướng dẫn hình thành nên khái niệm ban đầu.

Tiến hành vận dụng các kiến thức mới vừa học để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn: biết cách ngăn ngừa, phòng tránh các tình huống gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.

Áp dụng kiến thức thường xuyên trong cuộc sống: nâng cao cảnh giác với những đồ dùng gây nguy hiểm, rèn tính ngăn nắp, cẩn thận, gọn gàng.

Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?

Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là:

  • Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể như: Tham gia thảo luận nhóm một cách tự giác, tích cực rèn luyện tính tự giác trong học tập, tư thế, tác phong nghiêm túc trong học tập.
  • Thể hiện sự yêu thích môn học, ham học hỏi, tìm tòi, khám phá, có tinh thần trách nhiệm cao.
  • Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung như: Học sinh thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin và thực hiện các kiến thức mới vào trong cuộc sống hằng ngày.
  • Môn Tự nhiên và xã hội còn tạo cơ hội cho học sinh thường xuyên được trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, tăng sự đoàn kết trong tập thể.
  • Giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực phẩm chất như: năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng, năng lực khoa học.

Câu 11: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

Về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh giáo viên cần nhận xét, đánh giá:

Giáo viên phải luôn thể hiện sự quan tâm, động viên của mình đối với học sinh, để các em không e ngại khi chưa làm đúng, giúp các em mạnh dạn trao đổi, đặt câu hỏi với giáo viên và với bạn cùng nhóm với mình để cùng nhau tìm các giải pháp, câu trả lời chính xác.

Đặc biệt chú ý đặc trưng của môn học Tự nhiên và xã hội là sự coi trọng nguyên tắc đối xử cá biệt trong quá trình giảng dạy. Luôn nhắc và yêu cầu học sinh tập trung quan sát, lắng nghe giáo viên hướng dẫn để vận dụng vào bài học cũng như trong cuộc sống.

Để học sinh có thể hoàn thành lượng bài tập mà học sinh không bị ức chế, nhàm chán dẫn đến không tập trung và không thích học tập, người giáo viên phải vận dụng linh hoạt, phong phú các hình thức tổ chức học tập:

  • Thảo luận nhóm đôi, nhóm 4;
  • Chia nhiệm vụ theo tổ, tổ chức các trò chơi học tập…. .

GV luôn luôn quan sát,lắng nghe, hướng dẫn, giúp đỡ, nêu gợi ý cho các nhóm trong quá trình thảo luận nếu cần.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật Tiểu học

Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

Trả lời:

Học sinh biết làm việc theo nhóm, tranh luận phản hồi, thực hành làm ra sản phẩm và tự đánh giá sản phẩm.

HS được bồi dưỡng đức tính đoàn kết, trách nhiệm, tiết kiệm, chăm chỉ, yêu nước.

HS được hình thành và phát triển các năng lực: Quan sát và nhận xét thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích đánh giá thẩm mĩ, tự chủ tự học, giao tiếp hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán.

Câu 2. Học sinh sẽ thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?

Trả lời: Hoạt động sưu tầm (Chuẩn bị của HS)

  • Hoạt động khởi động quan sát (Hoạt động khởi động)
  • Hoạt động quan sát, làm việc nhóm, trình bày kết quả thảo luận nhóm (Hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ)
  • Hoạt động thực hành sáng tạo, ứng dụng (Hoạt động sáng tạo, ứng dụng)
  • Hoạt động trưng bày, viết bài chia sẻ sản phẩm, tranh luận phản hồi và tự đánh giá sản phẩm. (Hoạt động phân tích, đánh giá)
  • HS quan sát, lắng nghe (Hoạt động mở rộng)

Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

Trả lời:

a. Về phẩm chất: Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, siêng năng, trung thực, cần cù, tiết kiệm ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:

  • Sưu tầm được đồ vật phế thải, vệ sinh sạch sẽ vật liệu tìm kiếm được, chuẩn bị đồ dùng học tập, tiết kiệm, tái chế vật liệu phế thải bảo vệ môi trường.
  • Biết tôn trọng sản phẩm của mình, của bạn, của thợ thủ công/ nghệ nhân làm ra.
  • Chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình có tính xây dựng trong trao đổi, nhận xét sản phẩm.

b. Về năng lực: Góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:

* Năng lực đặc thù:

  • Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ
  • Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ.
  • Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ

* Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác

* Năng lực đặc thù khác:

  • Năng lực ngôn ngữ
  • Năng lực tính toán

Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào?

Trả lời:

Học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học:

Một số đồ vật trực quan:

+ 1 số loại bưu thiếp có hình dạng và cách trang trí khác nhau.

+ Chuẩn bị một số giấy màu, bìa màu, màu vẽ, kéo, hồ dán, băng dính hai mặt và một số vật liệu khác

– Máy tính, máy chiếu.

– Một số dụng cụ thực hành: kéo, màu vẽ, súng bắn keo…

HS sử dụng các học liệu:

– SGK

– Các tài liệu liên quan trên sách, báo, internet…

Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc/ nghe/ nhìn/ làm) để hình thành kiến thức mới?

Trả lời:

Đọc/Nghe/ Nhìn/ Làm.

Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Trả lời:

Sản phẩm hoạt động nhóm:

– HS đưa ra được các ý tưởng tạo sản phẩm cái bưu thiếp …(Ở hoạt động khởi động)

– HS nhận xét được đặc điểm, hình dáng, chất liệu, trang trí…. Của cái bưu thiếp…

– Nêu được sự khác biệt giữa bưu thiếp làm từ giấy với bưu thiếp có sử dụng đồ vật tái chế. (Ở hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ)

– HS tìm ra được ý tưởng sáng tạo cho sản phẩm. HS sáng tạo được sản phẩm theo cá nhân/ nhóm theo yêu cầu của GV. (Ở hoạt động sáng tạo, ứng dụng)

Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới cho học sinh?

Trả lời:

GV nhận xét trên cơ sở sự hiểu biết, chia sẻ, kết quả hoạt động nhóm của học sinh:

– Về thái độ học tập: Sự chuẩn bị, quá trình tham gia hoạt động chủ đề của HS.

– Về năng lực: quá trình tham gia hoạt động chủ đề của HS, sản phẩm HS.

Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu nào?

Trả lời:

– Các bước hướng dẫn làm ra sản phẩm.

– Hình ảnh trực quan để giúp HS hình thành ý tưởng.

– Các đồ dùng, nguyên vật liệu làm ra sản phẩm. (giấy màu, bìa màu, màu vẽ, kéo, hồ dán, băng dính hai mặt và một số vật liệu khác).

Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc/ nghe/ nhìn/ làm) để luyện tập/ vận dụng kiến thức mới?

Trả lời: Đọc – Nghe – nhìn – làm.

Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới là gì?

Trả lời:

Học sinh sử dụng giấy màu hoay kết hợp đồ dùng tìm được để tạo ra bưu thiếp theo ý thích của mình.

Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới của học sinh?

Trả lời:

Giáo viên nhận xét, đánh giá trên cơ sở nhận biết, thông hiểu và vận dụng của học sinh theo từng mức độ.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm Tiểu học

Câu 1: Sau khi học xong bài học, học sinh làm được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

Sau khi học bài học thông qua việc thực hiện các hoạt động học sinh biết:

– Giới thiệu được những đặc điểm, những việc làm đáng tự hào về bản thân mình.

– Biết làm cho mình có ý nghĩa với người thân và mọi người xung quanh có suy nghĩ tích cực.

– Biết ước mơ về những điều tốt đẹp và lập kế hoạch rèn luyện để hoàn thiện bản thân.

– Biết điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.

Câu 2: Học sinh sẽ thực hiện các “Hoạt động học” nào trong bài học?

Học sinh được thực hiện các “Hoạt động học” trong bài học là:

1, Hoạt động 1: Khởi động – Kết nối chủ đề:

Hoạt động này giúp học sinh nhớ về những điều tốt đẹp mà các em đã thực hiện từ chính đôi bàn tay của mình.

– GV trao đổi với HS về ý nghĩa của mỗi cá nhân đối với gia đình, cộng đồng, xã hội.

– HS ngồi theo cặp 1 bạn phỏng vấn, 1 bạn trả lời, sau đó lại đổi vai.

Phỏng vấn nhanh các câu hỏi:

+ Bạn đã làm điều gì tốt cho gia đình?

+ Bạn đã làm điều gì tốt cho bạn bè?

+ Khi bạn làm điều tốt bạn thấy mọi người thế nào?

– GV chốt lại: Khi mình sống có ích mình sẽ tự hào về bản thân mình hơn.

Hoạt động 2: Khám phá: Tôi giỏi, bạn cũng thế.

Hoạt động này giúp HS nhìn lại các điểm mạnh của bản thân, những việc làm tốt của mình để tự hào về mình.

– Hướng dẫn HS cách chơi: Người đầu tiên nói: tôi giúp bạn và được cô khen, còn bạn? Người bên cạnh nói: Tôi hòa đồng với bạn bè nên được bạn yêu quý, còn bạn?

– GV chia lớp thành các nhóm để tăng số lần HS được nói.

Đọc thêm:  Nốt ruồi lệ đường ở nam, nữ nói lên điều gì? Tốt hay xấu - Công Luận

– GV có thể nói trước rồi chỉ định một HS nói, HS đó nói xong thì chỉ định bạn tiếp theo.

– Hết thời gian GV hỏi xem mỗi người nói được bao nhiêu điều tốt? Ai nói được nhiều nhất? GV ghi nhận.

Hoạt động 3: Tìm hiểu giá trị của bản thân.

Hoạt động này giúp HS nhận ra giá trị của bản thân với người thân, thầy cô và bạn bè, từ đó biết yêu bản thân, tự hào về bản thân.

– GV giải thích trước lớp về mối quan hệ giữa việc làm tốt của từng cá nhân với giá trị của các em mang lại cho gia đình và nhà trường.

– GV chia lớp thành nhóm 5-6 người.

– Các nhóm thảo luận nhiệm vụ “Em có ý nghĩa như thế nào đối với gia đình, bạn bè của em.

– Các nhóm trình bày.

– GV chốt lại nhiệm vụ

Hoạt động 4: Điều chỉnh cảm xúc bằng suy nghĩ tích cực

Hoạt động này giúp HS biết cách suy nghĩ tích cực trong những tình huống cuộc sống để làm chủ cảm xúc.

– Mỗi nhóm có thể viết lại 3 cách mà bạn mình đã làm chủ được cảm xúc bằng cách suy nghĩ tích cực.

– GV cho các nhóm trình bày cách ứng xử hoặc đóng vai tình huống ứng xử đó.

– GV và cả lớp nhận xét.

– GV chốt lại các việc làm tốt và suy nghĩ tích cực, làm chủ cảm xúc sẽ tạo nên giá trị tốt đẹp của bản thân và tự hào về bản thân vì điều đó.

Hoạt động 5: Rèn luyện nâng cao lòng tự trọng.

Hoạt động này giúp HS hiểu rằng tự trọng sẽ giúp cho cá nhân tự giác thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm cao nhất. Vì thế mà tôi tự hào về mình.

– GV trao đổi với cả lớp: Tự trọng là tôn trọng bản thân mình. Người tự trọng cũng là người luôn có trách nhiệm . Chính vì vậy, người tôn trọng bản thân là người không để ai than phiền, phàn nàn về mình vì không hoàn thành nhiệm vụ hay vi phạm quy định nào đó. Tuy nhiên để là người có trách nhiệm với các công việc và tuân thủ các quy định HS cần rèn luyện ý chí vượt qua những vật cản và có thể tìm sự hỗ trợ của mọi người xung quanh.

– Chia lớp theo nhóm, thảo luận và chia sẻ với các bạn xem hành vi nào mình khó thực hiện hay khó hoàn thành nhất và xin lời khuyên từ các bạn.

– Nhóm liệt kê các hành vi mà các bạn hay vi phạm và các cách rèn luyện để khắc phục.

– Các nhóm trình bày kết quả.

– GV tổng kết xem lớp có bao nhiêu hành vi khó thực hiện, chọn 2 hành vi dề thay đổi nhất để đặt mục tiêu đạt được trong tháng.

– GV nhấn mạnh: Luôn biết hoàn thiện bản thân là sự tự trọng cao nhất.

Hoạt động 6: Mong gì ở bạn, ở tôi?

Hoạt động này giúp HS nhìn lại bản thân thông qua cách nhìn của các bạn, làm cơ sở để rèn luyện và càng ngày càng thêm tự hào về bản thân mình.

– Thảo luận nhóm chia sẻ các câu hỏi sau:

+ Tôi yêu quý bạn ở điểm nào? VD: Tôi rất thích nụ cười của bạn

+ Tôi mong muốn gì ở bạn? VD: Tôi mong bạn cười với tôi nhiều hơn.

– Thư kí viết biên bản đọc lại để thống nhất biên bản.

– Các nhóm báo cáo trước lớp.

+ Nhóm trưởng các nhóm báo cáo lại tình hình làm việc của nhóm cho GV,

+ Nhóm trưởng chuyển lại cho GV biên bản của nhóm.

+ Gv có thể trao đổi lại những điểm cần làm rõ trong biên bản.

Hoạt động 7: Tôi tự tin

Thông qua hoạt động này, HS có cơ hội rèn luyện sự tự tin và GV có thể đánh giá năng lực tự nhận thức bản thân của HS, chỉ ra cách rèn luyện tiếp theo cho HS.

– GV chia lớp thành 3 nhóm:

+ Nhóm 1: Chuẩn bị và tập biểu diễn một tiết mục đồng ca (Nhóm tự chọn bài )

+ Nhóm 2: Chuẩn bị và tập biểu diễn một tiết mục dân vũ (Nhóm tự chọn bài)

+ Nhóm 3: Chuẩn bị và tập biểu diễn một tiết mục kể chuyện tiếp nối (Nhóm tự chọn câu chuyện hoặc tự sáng tác).

– Các nhóm tập trong 5 phút.

– GV hỗ trợ các nhóm hình thành ý tưởng và tập luyện.

– GV tổ chức cho các nhóm trình diễn.

– GV quan sát đưa ra nhận xét về sự tự tin, niềm tự hào thể hiện trên tác phong trình diễn của các nhóm, chỉ ra điểm cần cố gắng và cách rèn luyện tiếp theo cho HS.

Hoạt động 8: Xây dựng kế hoạch rèn luyện.

Hoạt động này giúp HS sau chủ đề này vẫn tiếp tục rèn luyện, làm nhiều việc tốt, có những suy nghĩ tích cực để thêm tự hào về bản thân mình.

– Nhắc HS ghi lại những tiến bộ của mình trong từng tuần.

– HS ghi lại cách mà em đã vượt qua khó khăn để thành công.

– GV có thể kết hợp với gia đình ghi nhận sự cố gắng và chỉ ra điểm tiến bộ để HS có động lực hoàn thiện bản thân mình.

Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất năng lực nào hình thành phát triển cho học sinh?

Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của các phẩm chất năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS là:

Về phẩm chất:

1, Yêu nước:

– Yêu quý, tôn trọng và tự hào về bản thân, về bạn bè, mọi người.

– Biết làm cho mình có ý nghĩa với người thân và những người xung quanh.

2, Nhân ái:

– Biết yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô và mọi người.

3, Chăm chỉ:

– Tích cực suy nghĩ để nêu ra những việc làm đáng tự hào của bản thân, của bạn

– Nêu được những điểm đáng quý ở bạn để từ đó rèn luyện bản thân mình ngày càng tiến bộ.

– Tích cực thảo luận, trao đổi nhóm để sắm vai biểu diễn

– Vận dụng kiến thức của bài học để xây dưng được kế hoạch rèn luyện bản thân.

4, Trung thực:

– Nêu đúng những việc tốt mình đã làm cho gia đình, bạn bè, cộng đồng, thể hiện niềm tự hào của bản thân.

– Trung thực trong báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

– Trung thực trong việc ghi lại và trình bày kết quả quan sát, nhận xét, đánh giá nhóm bạn.

– Tự giác thực hiện những hành vi, việc làm nâng cao lòng tự trọng, nêu đúng những hành vi khó thực hiện và cách khắc phục.

5, Trách nhiệm:

– Có ý thức trách nhiệm về những việc mình đã nêu đã làm để thực hiện cho tốt.

– Biết kết hợp với các bạn trong nhóm hoàn thành tốt các yêu cầu của GV.

Về năng lực:

1, Năng lực tự chủ và tự học:

– Chủ động hoàn thành các nhiệm vụ mà GV giao

– Chủ động nêu các hành vi, việc làm thể hiện sự tự tin vào bản thân, mong muốn ở bạn, tự lập được kế hoạch rèn luyện bản thân.

– Tự sáng tạo ra câu chuyện, chủ động biểu diễn trước lớp.

2, Năng lực giao tiếp hợp tác:

– Trao đổi với bạn trong nhóm về phương án và cách thức biểu diễn.

– Trao đổi với bạn để tìm ra điểm mạnh của bạn, để điều chỉnh cảm xúc.

– Cùng bạn trao đổi thảo luận để nêu được hành vi khó thực hiện để xin lời khuyên từ bạn.

3, Năng lực giải quyết và sáng tạo:

– Nói được ý nghĩa, vai trò của cá nhân đối với gia đình, cộng đồng.

– Nhận ra cảm xúc tích cực, tiêu cực và tác dụng của nó.

Biết lựa chọn hành vi tích cực đã có, hành vi tịch cực mong muốn có để lập kế hoạch rèn luyện.

Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử dụng những thiết bị dạy học / học liệu nào?

Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, HS đã được sử dụng các thiết bị dạy học/học liệu là:

– Máy chiếu, bảng nhóm, giá treo, kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến chủ đề hoạt động, các vật dụng, sản phẩm các em sưu tầm được.

Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu nào về (đọc /nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

Học sinh sử dụng những thiết bị dạy học/ học liêu để hình thành kiến thức mới là:

– Tranh ảnh về bản thân, gia đình để giới thiệu với bạn.

– Phiếu bài tập : Ghi lại hành vi khó thực hiện tốt của nhóm, cách khắc phục, ghi điểm được yêu quý, mong đợi ở bạn.

– Máy chiếu, âm thanh để trình diễn.

Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Sản phẩm học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là: Kết quả trình bày trong 2 phiếu bài tập, các câu trả lời của cá nhân, của nhóm. Cảm xúc mà học sinh thể hiện qua các hành vi việc làm của bản thân.

Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện các hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

– GV cần nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động hình thành kiến thức mới cho HS; đánh giá quá trình và kết quả học tập của từng cá nhân và nhóm HS thông qua thái độ, hành vi, việc làm của cá nhân, nhóm. Chốt lại những hành vi, việc làm đúng thể hiện sự tự tin của HS, nhận xét cụ thể theo từng phẩm chất và năng lực HS cần đạt được trong bài học.

Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học nào?

Khi thực hiên hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học : Máy chiếu, phiếu học tập, tranh ảnh sưu tầm.

Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học như thế nào (đọc/ nghe/ nhìn / làm) để luyện tập / vận dụng kiến thức mới.

Học sinh sử dụng thiết bị dạy học đẻ (đọc / nghe / nhìn / làm ) để luyện tập/ vận dụng kiến thức mới: Loa đài, máy chiếu để biểu diễn, phiếu học tập để làm, lập kế hoạch rèn luyện,

Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn luyện / vận dụng kiến thức mới là gì?

Sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn luyện/ vận dụng kiến thức mới là: Các hành vi và việc làm thể hiện những điều tốt đẹp, chỉ ra được những điểm mạnh của bản thân để tự hào về mình, hiểu được giá trị của bản thân, hoàn thành phiếu học tập, trình bày tốt các tiết mục tự chọn.

Câu 11: Giáo viên cần nhận xét đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập / vận dụng kiến thức mới của học sinh?

Giáo viên cần nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập / vận dụng kiến thức mới của học sinh:

– Nhận xét đánh giá về năng lực tự chủ tự học, giao tiếp hợp tác, giải quyết và sáng tạo để học sinh tự giới thiệu được những việc làm đáng tự hào của bản thân, biết làm cho mình có ý nghĩa với người thân, biết ước mơ về những điều tốt đẹp, biết điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ tích cực của bản thân.

– Nhận xét về các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm để đánh giá nhận xét đúng về những hành vi, việc làm thể hiện sự tự tin, nâng cao lòng tự trọng của bản thân, bạn bè, để xây dựng được kế hoạch rèn luyện để tiếp tục hoàn thiện bản thân.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Giáo dục thể chất Tiểu học

Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

Sau khi học bài học, để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề học sinh cần phải làm

  • Tích cực tham gia tập luyện.
  • Quan sát, lắng nghe giáo viên chỉ dẫn để tiến hành tập luyện
  • Biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học
  • Biết phân công hợp tác trong nhóm để thực hiện các trò chơi.
  • Biết vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước khi tập luyện.
  • Biết quan sát tranh ảnh và động tác mẫu của giáo viên để tập luyện

Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?

Học sinh sẽ được thực hiện các hoạt động học:

  • Những kĩ năng sơ giản về vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện; về vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn trong tập luyện; về những yếu tố môi trường tự nhiên có lợi, có hại trong tập luyện;
  • Về vệ sinh trong mỗi giờ học cần phải: khởi động, tập luyện, hồi phục, nghỉ ngơi sau tập luyện; về chế độ ăn uống cần đảm bảo dinh dưỡng trong tập luyện
  • Vận động cơ bản gồm: Đội hình đội ngũ, các tư thế hoạt động vận động cơ bản của đầu, cổ, tay, chân; các hoạt động vận động phối hợp của cơ thể, các bài tập phối hợp di chuyển các hướng,…
  • Các động tác thể dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
  • Trò chơi bổ trợ khéo léo, mềm dẻo, phối hợp vận động.

Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học có thể hình thành, phát triển những năng lực phẩm chất sau:

1. Đối với cấp tiểu học

Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, cụ thể đã khơi dậy ở HS:

– Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

– Tích cực tham gia các trò chơi vận động bổ trợ khéo léo,…

a. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau đây:

b. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các trò chơi.

c. Năng lực đặc thù

– Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.

– Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.

– Thực hiện được nội dung bài tập thể dục: Động tác vươn thở

2. Đối với cấp THCS

a. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, cụ thể đã khơi dậy ở HS:

– Tự giác, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

– Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong luyện tập.

– Đoàn kết và giúp đỡ bạn trong tập luyện

b. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau đây:

c. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh chủ động, thực hiện việc sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thuật ngữ, kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin về động tác; biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập và các trò chơi.

d. Năng lực đặc thù

– Nhận biết được các yếu tố dinh dưỡng cơ bản có ảnh hưởng trong tập luyện và phát triển thể chất.

– Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.

– Thực hiện đúng động tác bài tập thể dục: từ động tác 1 đến động tác 8.

– Tự sửa được động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện. – Thể hiện được các động tác trong bài tập thể dục đã học.

3. Đối với tiết dạy cấp THPT

a. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, cụ thể đã khơi dậy ở học sinh:

– Có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng bản thân.

– Thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết, giúp đỡ bạn trong tập luyện

– Có ý trí vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu vươn lên để đạt kết quả tốt trong luyện tập

– Thể hiện sự yêu thích môn Bóng đá trong học tập và rèn luyện.

b. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau đây:

c. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh chủ động thực hiện việc sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thuật ngữ, kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin về động tác; biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập và các trò chơi bổ trợ phát triển thể lực.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động luyện tập, trò chơi, thi đấu và vận dụng linh hoạt các phương pháp, phân tích được tình huống trong luyện tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề để giải quyết phù hợp nhất.

d. Năng lực đặc thù

+ Sử dụng được một số yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng,…) và dinh dưỡng để rèn luyện sức khoẻ và phát triển các tố chất thể lực.

+ Có hiểu biết sơ giản về lịch sử môn thể thao Bóng đá.

+ Vận dụng được một số điều luật của môn Bóng đá vào trong tập luyện.

+ Thực hiện được các kĩ thuật cơ bản của môn Bóng đá.

+ Biết điều chỉnh, sửa sai một số động tác của môn Bóng đá thông qua nghe, quan sát, tập luyện của bản thân và tổ, nhóm.

+ Biết phán đoán, xử lí các tình huống linh hoạt và phối hợp được với đồng đội trong tập luyện và thi đấu môn Bóng đá.

+ Vận dụng được những hiểu biết về môn Bóng đá để tập luyện hằng ngày.

+ Thể hiện sự tăng tiến thể lực trong tập luyện.

+ Đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu sau: tranh ảnh, mô hình,… minh họa bài dạy, một số dụng cụ phục vụ phù hợp với hoạt động tập luyện của giờ học; các clip hướng dẫn tập động tác (nếu có)

Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

  • Học sinh về nhà tự tìm tòi tranh ảnh các clip liên quan tới kiến thức mới trên mạng internet, sách giáo khoa, phương tiện truyền thông …. theo sự hướng dẫn của giáo viên từ tiết trước.
  • Học sinh báo cáo kết quả tìm được theo nhóm. thảo luận rút ra kết quả
  • Lắng nghe giáo viên nhận xét.
  • Quan sát Tranh ảnh, video mà giáo viên đưa ra
  • Theo dõi giáo viên thị phạm và phân tích động tác
  • Tiến hành tập luyện cả lớp theo hướng dẫn của giáo viên
  • Tiến hành tập luyện theo tổ, nhóm đôi….
  • Lắng nghe nhận xét của giáo viên, bạn bè để chỉnh sửa lỗi sai cho mình từ đó tập luyện cho đúng, đẹp
  • Quan sát các bạn tập luyện từ đó rút ra kinh nghiệm tập luyện cho đúng

Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là:

Đối với tiết dạy cấp tiểu học:

  • Biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học
  • Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các trò chơi.
  • Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.
  • Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.
  • Thực hiện được nội dung bài tập thể dục: Động tác vươn thở.

Đối với tiết dạy cấp THCS:

  • Nhận biết được các yếu tố dinh dưỡng cơ bản có ảnh hưởng trong tập luyện và phát triển thể chất.
  • Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.
  • Thực hiện đúng động tác bài tập thể dục: từ động tác 1 đến động tác 8.
  • Tự sửa được động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện.
  • Thể hiện được các động tác trong bài tập thể dục đã học.

Đối với cấp THPT:

  • Sử dụng được một số yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng,…) và dinh dưỡng để rèn luyện sức khoẻ và phát triển các tố chất thể lực.
  • Có hiểu biết sơ giản về lịch sử môn thể thao Bóng đá.
  • Vận dụng được một số điều luật của môn Bóng đá vào trong tập luyện.
  • Thực hiện được các kĩ thuật cơ bản của môn Bóng đá.
  • Biết điều chỉnh, sửa sai một số động tác của môn Bóng đá thông qua nghe, quan sát, tập luyện của bản thân và tổ, nhóm.
  • Biết phán đoán, xử lí các tình huống linh hoạt và phối hợp được với đồng đội trong tập luyện và thi đấu môn Bóng đá.
  • Vận dụng được những hiểu biết về môn Bóng đá để tập luyện hằng ngày.
  • Thể hiện sự tăng tiến thể lực trong tập luyện.
  • Đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

Đọc thêm:  Hướng Dẫn Cách Giải Rubik Axis - Pgdtaygiang.edu

Để nhận xét, đánh giá thực hiện kết quả hình thành kiến thức mới của học sinh:

  • Đánh giá, nhận xét thường xuyên và kịp thời
  • Phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt đối với từng lớp học, cấp học trong chương trình môn Giáo dục thể chất, theo các tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chú trọng kĩ năng vận động và hoạt động thể dục thể thao của học sinh
  • Đánh giá phải bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kì; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá của các bạn, đánh giá của cha mẹ học sinh.
  • Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh về năng lực, thể lực và ý thức học tập; có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực; tạo được hứng thú và khích lệ tinh thần tập luyện của học sinh, qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động thể dục thể thao ở trong và ngoài nhà trường.
  • Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức… sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực vận động có sự tư duy sáng tạo ở học sinh

Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu: tranh ảnh, sách giáo khoa, tài liệu trên mạng internet, các phương tiện truyền thông, các vật dụng, thiết bị mà giáo viên đưa ra

Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?

Học sinh dựa vào vốn kiến thức mình tìm được và nội dung giáo viên hướng dẫn hình thành nên khái niệm ban đầu.

Tiến hành tập luyện dưới các hình thức : cá nhân, nhóm đôi, tổ, tập chung cả lớp

Có thể luyện tập, vận dụng kiến thức mới trong các hình thức thi đấu, biểu diễn

Áp dụng kiến thức thường xuyên trong cuộc sống: tập luyện để nâng cao sức khỏe, tập luyện sau các tiết học căng thẳng để tinh thần thoải mái tránh mệt mỏi

Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?

Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là:

– Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể như: tham gia chơi tích cực các trò chơi vận động rèn luyện tư thế, tác phong, phản xạ và bổ trợ môn thể thao ưa thích; nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể; bước đầu hình thành thói quen tập thể dục; thể hiện sự yêu thích tập luyện thể dục thể thao; có trách nhiệm với tập thể và ý thức giúp đỡ bạn trong tập luyện; tự giác, dũng cảm, thường xuyên tập luyện TDTT.

– Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung như: học sinh thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin và thực hiện các bài tập thực hành; môn Giáo dục thể chất còn tạo cơ hội cho học sinh thường xuyên được trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, các trò chơi, các hoạt động thi đấu có tính đồng đội,..

– Giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực thể chất như: năng lực chăm sóc sức khoẻ; năng lực vận động cơ bản; năng lực hoạt động thể dục thể thao.

Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

Về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh giáo viên cần nhận xét, đánh giá:

– Giáo viên phải luôn thể hiện sự quan tâm, động viên của mình đối với học sinh, để các em không e ngại khi chưa làm đúng động tác, giúp các em mạnh dạn trao đổi, đặt câu hỏi với giáo viên và với bạn cùng tập luyện với mình để cùng nhau tìm cách khắc phục những động tác sai thường mắc.

– Đặc biệt chú ý đặc trưng của môn học Giáo dục thể chất là sự coi trọng nguyên tắc đối xử cá biệt trong quá trình giảng dạy và tập luyện. Luôn nhắc và yêu cầu học sinh tập trung quan sát, lắng nghe giáo viên chỉ dẫn để vận dụng vào tập luyện.

– Để học sinh có thể hoàn thành lượng vận động của bài tập mà học sinh không bị ức chế, nhàm chán dẫn đến không tập trung và không thích luyện tập, người giáo viên phải vận dụng linh hoạt, phong phú các hình thức tổ chức luyện như: – Luyện tập đồng loạt; – Chia tổ luyện tập cố định và chia tổ luyện luân phiên.

– Khi sử dụng hình thức chia tổ luyện tập này cần sử dụng linh hoạt đội ngũ cán sự và tiểu cán sự của lớp cũng như đội hình tập luyện, có thể sử dụng đội hình vòng tròn, đội hình 2 hàng ngang đứng quay mặt vào nhau; một hàng tập luyện, một hàng đứng quan sát bạn tập; sau khi bạn tập hết nội dung động tác quy định thì đội đứng quan sát luân phiên cử người nhận xét (ngắn gọn) bạn mình đã tập đúng hay sai và ở mức độ nào. Sau đó đổi vị trí của 2 nhóm tập cho nhau.

– Kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh. Học sinh được biết thông tin về hình thức, thời điểm, cách đánh giá và chủ động tham gia quá trình đánh giá.

– Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh về năng lực, thể lực và ý thức học tập; có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực; tạo được hứng thú và khích lệ tinh thần tập luyện của học sinh, qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động thể dục thể thao ở trong và ngoài nhà trường.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Đạo đức

Câu 1: Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

+ Học sinh nêu được:

– Các việc bản thân tự giác làm ở nhà, ở trường.

– Sự cần thiết phải tự giác làm những việc đó.

+ Học sinh đánh giá được:

– Thái độ, hành vi tự giác của bản thân và của người khác.

+ Học sinh làm được:

– Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để tự giác thực hiện các việc của mình trong thực tiễn đời sống hằng ngày.

Câu 2: Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?

+ Hoạt động học:

– Hoạt động khám phá vấn đề: Học sinh phải trả lời được câu hỏi “cái gì?”, “tại sao?”, “bằng cách nào?”

– Hoạt động luyện tập:

· Luyện tập củng cố kiến thức: Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên.

· Luyện tập dạng kĩ năng: Dọn dẹp, mặc quần áo, sắp xếp tranh, xử lí tình huống.

– Hoạt động thực hành: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện, báo cáo, đánh giá.

+ Hoạt động bổ trợ:

– Hoạt động khởi động: Giáo viên tạo hứng thú bằng cách cho học sinh xem video “Con bướm” để dẫn dắt vào bài.

– Hoạt động tổng kết: Làm phiếu bài tập, chia sẻ lại kết quả.

Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

+ Hoạt động 1:

– Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ.

– Năng lực: Nhận thức hành vi.

+ Hoạt động 2:

– Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ.

– Năng lực:

. Nhận thức chuẩn mực: Nêu việc cần làm, lí do vì sao làm.

. Hợp tác giao tiếp.

+ Hoạt động 3:

– Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ.

– Năng lực: Đánh giá, điều chỉnh hành vi.

+ Hoạt động 4:

– Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

– Năng lực:

· Điều chỉnh hành vi.

· Phát triển bản thân.

+ Hoạt động 5:

– Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực, nhân ái.

– Năng lực: Đánh giá hành vi, thực hiện kế hoạch.

Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

+ Hoạt động 1: Nguồn trang web, câu chuyện.

+ Hoạt động 2: Hình ảnh sưu tầm.

+ Hoạt động 3:

– Dụng cụ cá nhân: Quần áo, bàn học, lược, …

– Tranh.

+ Hoạt động 4: Dụng cụ dọn vệ sinh (chổi, khăn,…).

+ Hoạt động 5: Phiếu đánh giá.

Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

+ Hoạt động 1:

– Nghe và theo dõi câu chuyện.

– Trả lời câu hỏi liên quan đến câu chuyện, rút ra bài học từ câu chuyện đó.

+ Hoạt động 2:

– Học sinh thảo luận nhóm, trình bày kết quả, từ đó liên hệ bản thân.

Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

+ Các câu trả lời của học sinh.

+ Bài học mà học sinh rút ra được.

+ Kết quả thảo luận của nhóm.

Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

+ Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Các em hiểu yêu cầu của giáo viên nêu ra.

– Các em tích cực tham gia hoạt động nhóm.

+ Mức độ chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh:

– Các em nêu được rất nhiều công việc khác nhau, phù hợp với bản thân.

Ví dụ: Nhóm A làm việc sôi nổi, các bạn đều tham gia ý kiến.

Nhóm B hôm nay làm việc có tiến bộ.

+ Tham gia trình bày, kết quả hoạt động của nhóm rõ ràng, biết nhận xét, nêu suy nghĩ của mình về sản phẩm học tập của nhóm bạn.

– Các em trình bày bài to, rõ ràng, đầy đủ ý, đúng nội dung bài tập.

– Các em có lắng nghe bạn trình bày và chia sẻ ý kiến bổ sung của mình cho bài của nhóm bạn.

+ Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

– Các nhóm đều hoàn thành yêu cầu của giáo viên.

– Các nhóm đảm bảo đúng thời gian thảo luận.

Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

+ Bàn học, đồ dùng học tập, sách vở,…

+ Lược, dây thun, quần áo, nước, thau,…

+ Xà phòng, tranh ảnh,…

Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?

+ Đọc: Học sinh đọc các yêu cầu bài tập xử lý tình huống.

+ Nghe: Học sinh lắng nghe các câu hỏi của giáo viên.

+ Nhìn: Học sinh quan sát tranh, quan sát việc làm của bạn.

+ Làm: Học sinh thực hiện được các việc làm một cách tự giác.

Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?

+ Các câu trả lời đúng của học sinh.

+ Các việc học sinh tự giác làm.

+ Các hoạt động tích cực mà học sinh tham gia.

Câu 11: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

+ Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Các em hiểu được yêu cầu cô đưa ra.

– Em tích cực tham gia hoạt động.

+ Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

· Em kể được 1 số việc đã tự giác làm ở nhà, ở trường.

· Em thực hiện được việc dọn dẹp hộc bàn, mặc quần áo chỉnh tề, chải tóc gọn gàng.

· Em sắp xếp hộc bàn gọn gàng, biết phân loại đồ dùng.

– Các em biết phối hợp với nhau để ghép bức tranh rửa tay đúng và nhanh.

– Các em đã trao đổi, thảo luận đưa ra cách xử lí tình huống hợp lí.

+ Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

– Các em trình bày bài to, rõ ràng, đầy đủ ý, đúng nội dung bài tập.

– Các em có lắng nghe bạn trình bày và chia sẻ ý kiến bổ sung của mình cho bài của nhóm bạn.

+ Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

– Các nhóm đều hoàn thành yêu cầu của cô.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Tiểu học

Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

Trả lời: Sau khi học bài học:

– Học sinh hứng thú vận động phụ họa theo lời bài hát “Chào người bạn mới”, nêu được cảm xúc của mình sau khi nghe bài hát đó.

– HS được tập giới thiệu về bản thân và giới thiệu được về bản thân trước thầy (cô) và các bạn trong lớp.

– HS biết hỏi một số thông tin trong lần đầu làm quen với bạn mới.

– Học sinh đã tự tin làm quen với bạn mới thông qua trò chơi “Kết bạn” để biết được khi muốn làm quen với thầy cô và bạn mới cần phải chào hỏi và giới thiệu về mình một cách thân thiện.

– Học sinh được thực hành trải nghiệm chào hỏi và làm quen với bạn mới bằng cách đóng vai. Từ đó học sinh biết khi làm quen với bạn cần vui vẻ, thân thiện, tránh gây phiền cho người khác.

– Học sinh biết tự đánh giá mình và đánh giá bạn về cách chào hỏi, làm quen với bạn.

Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?

Trả lời: Học sinh sẽ được thực hiện các “Hoạt động học” trong bài học là:

  • HĐ 1:Khởi động – Kết nối tri thức.
  • HĐ 2:Tập giới thiệu về bản thân.
  • HĐ 3:Xác định thông tin cần hỏi khi làm quen với bạn.
  • HĐ 4:Làm quen với bạn mới trong lớp qua trò chơi “Kết bạn”.
  • HĐ 5:Làm quen với bạn mới ở trường.
  • HĐ 6:Đánh giá.
  • HĐ 7:Xây dựng kế hoạch rèn luyện.

Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?

Trả lời: Thông qua các “Hoạt động học” thực hiện trong bài học những phẩm chất, năng lực có thể hình thành, phát triển cho học sinh là:

– Những phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm.

– Năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giao tiếp hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực đặc thù: Ngôn ngữ

+ Biểu hiện về phẩm chất: Qua bài học các em biết yêu quý bạn bè và mọi người xung quanh, thấy được giá trị của tình bạn. Từ đó biết chơi vui vẻ với bạn, biết nhường nhịn bạn, trung thực với bạn, có trách nhiệm bảo vệ bạn.

+ Biểu hiện về năng lực: Biết dùng ngôn ngữ để tự làm quen với bạn. Biết cùng bạn hợp tác trong học tập, vui chơi, …Biết cùng bạn để hoàn thành nhiệm vụ được giao,….

Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Trả lời: Khi thực hiện HĐ để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử dụng những thiết bị là: Hình mặt cười, mặt mếu.

Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

Trả lời: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu( đọc/ nghe/ nhìn/ làm) để hình thành kiến thức mới là:

– Xem, nghe bài hát “Chào người bạn mới” nhạc và lời: Lương Bằng Vinh.

– HS sử dụng hình mặt cười, mếu để thực hiện HĐ tự đánh giá.

Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Trả lời: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là: Biết cách chào hỏi và giới thiệu về bản thân; Biết làm quen với bạn và lắng nghe thông tin về bạn; Biết thể hiện sự thân thiện với bạn.

Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

Trả lời: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh là:

HĐ: Tập giới thiệu về bản thân. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá HS biết nói lời chào, biết giới thiệu về bản thân trước lớp.

HĐ: Xác định thông tin cần hỏi. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá HS biết hỏi một số thông tin khi làm quen.

HĐ: Trò chơi “Kết bạn”. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá HS biết cách chơi và chơi vui như thế nào?

HĐ: Đóng vai. Giáo viên nhận xét để học sinh thấy được mình đã biết làm quen với bạn chưa? Khi làm quen với bạn thì cần phải vui vẻ, tránh làm phiền bạn như thế nào?

HĐ đánh giá. Giáo viên nhận xét để học sinh thấy được mình đã biết tự đánh giá mình, đánh giá bạn chưa?

Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?

Trả lời: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu: Quả cầu trong hoạt động đóng vai.

Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?

Trả lời: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu (đọc/ nghe/ nhìn/ làm) để luyện tập/ vận dụng kiến thức mới là:

– Đọc: Đọc được niềm vui của bạn thể hiện trên nét mặt.

– Nghe: Nghe các bạn trình bày, trả lời, đóng vai, đánh giá… trong giờ học.

– Nhìn: Quan sát các bạn trả lời câu hỏi, chơi trò chơi, thể hiện vai, … quan sát các bạn nhận xét đánh giá về bạn, về mình, ..

– Làm: Thực hiện đóng vai, thực hiện làm quen với bạn,… sử dụng mặt mếu, mặt cười để tự đánh giá mình, đánh giá bạn,…

Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?

Trả lời: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức mới là: Biết cách làm quen với bạn. Đã làm quen với một số bạn.

Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

Trả lời: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới của học sinh là: Khi làm quen với bạn các em đã biết giới thiệu về mình chưa? Đã biết hỏi bạn như thế nào? Biết cùng chơi với bạn chưa? Khi có bạn mới em cảm thấy thế nào? Em có thích mình có nhiều bạn không? Chúng mình cần làm gì để có nhiều bạn mới?, …

  • Biết tươi cười chào hỏi các bạn chưa?
  • Biết tự giới thiệu về bản thân với bạn chưa?
  • Biết hỏi những thông tin về bạn chưa?
  • Đã mạnh dạn làm quen với bạn chưa?
  • Em thấy tự tin, vui vẻ khi nói chuyện với bạn hay chưa?

Nội dung kế hoạch giáo dục cấp Tiểu học

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).

Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp Tiểu học

Nội dung giáo dụcSố tiết/năm họcLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Môn học bắt buộcTiếng Việt420350245245245Toán105175175175175Ngoại ngữ 1140140140Đạo đức3535353535Tự nhiên và Xã hội707070Lịch sử và Địa lí7070Khoa học7070Tin học và Công nghệ707070Giáo dục thể chất7070707070Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)7070707070Hoạt động giáo dục bắt buộcHoạt động trải nghiệm105105105105105Môn học tự chọnTiếng dân tộc thiểu số7070707070Ngoại ngữ 17070Tổng số tiết/năm học (không kể các môn học tự chọn)87587598010501050Số tiết trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn)2525283030

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button