Hoàn cảnh ra đời bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

– Tên: Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943.

– Quê quán: thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điềm, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

– Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến.

– Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam.

– Sau khi tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên thành phố, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ…

– Sau ngày thống nhất đất nước, ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ ở Thừa Thiên – Huế.

– Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

– Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

– Phong cách nghệ thuật: Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước, con người Việt Nam.

– Tác phẩm chính: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Cõi lặng.

2. Khái quát về hoàn cảnh ra đời tác phẩm Đất nước:

Bài thơ “Đất nước” là phần đầu tiên trong chương năm của tác phẩm “Mặt đường khát vọng”. Tác phẩm này được hoàn thành tại chiến khu Trị Thiên vào năm 1971 và được xuất bản lần đầu vào năm 1974. Trong bối cảnh những năm đó, nhân dân miền Nam đã dũng cảm chống lại cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai. “Mặt đường khát vọng” là một trong những bản trường ca lớn nhất của thơ kháng chiến chống Mỹ, viết về đất nước và nhân dân. Tác phẩm này mô tả sự tỉnh thức của tuổi trẻ miền Nam, nhận thức rõ tình hình xâm lược của đế quốc Mỹ, và hiểu rõ trách nhiệm của thế hệ mình trong cuộc đấu tranh chống lại xâm lược này. Tác phẩm đầy tình cảm này hướng về đất nước và nhân dân, nhấn mạnh ý thức của thế hệ trẻ trong việc đứng lên và tham gia vào cuộc đấu tranh của dân tộc.

Trường ca “Mặt đường khát vọng” gồm nhiều chương, mỗi chương đều mang một chủ đề riêng: “Lời chào”, “Báo động”, “Giặc Mĩ”, “Tuổi trẻ không yêu”, “Đất nước”, “Xuống đường”. Đoạn trích “Đất nước” nằm phần đầu của chương V, là một trong những đoạn thơ viết về tư tưởng: Đất nước của nhân dân, của ca dao thần thoại.

Đọc thêm:  Tình yêu của Chí Phèo và Thị Nở hay nhất (5 mẫu) - Văn 11

Bài thơ “Đất nước” sử dụng hình thức tự do, tạo ra lối tư duy hiện đại và tính triết luận trong cách trả lời các câu hỏi “Đất nước có tự bao giờ?”, “Đất nước là gì?” và “Ai đã làm nên đất nước?”. Tác phẩm kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và suy tưởng, giọng điệu thủ thỉ tâm tình tạo nên âm vang sâu lắng về đất nước nhân dân. Ngoài ra, bài thơ còn sử dụng phong phú các yếu tố văn hóa dân tộc như ca dao, tục ngữ, huyền thoại, huyền sử để tạo nên một thế giới nghệ thuật độc đáo, bình dị và thiêng liêng.

3. Bố cục bài thơ:

– Phần 1 (từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời”): Hình ảnh đất nước bình dị, gần gũi được cảm nhận từ nhiều phương diện của đời sống.

– Phần 2 (còn lại): Tư tưởng đất nước của nhân dân.

4. Giá trị nội dung và nghệ thuật:

4.1. Giá trị nội dung:

Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm đã truyền tải một thông điệp sâu sắc về nhiều khía cạnh của đất nước, từ văn hóa – lịch sử, địa lí – thời gian cho đến không gian của đất nước. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh trách nhiệm của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ, trong việc bảo vệ và phát triển đất nước của mình.

Tác phẩm mang đến cho người đọc một cái nhìn mới về đất nước, với tư tưởng cốt lõi là tư tưởng đất nước của nhân dân. Đất nước là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân, và chính họ là người đã làm nên đất nước. Điều này khẳng định rằng, bất kỳ ai muốn yêu đất nước, bảo vệ và phát triển nó, đều phải có trách nhiệm và tình yêu thương với nhân dân và đất nước của mình.

4.2. Giá trị nghệ thuật:

– Giọng thơ trữ tình, chính trị, với cảm xúc sâu lắng, thiết tha.

– Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo và đầy tính mới lạ.

– Thể thơ tự do hiện đại và linh hoạt

5. Khái quát về nội dung bài thơ Đất nước:

Luận điểm 1: Nguồn gốc của đất nước xuất phát từ những hình ảnh thân thuộc, bình dị:

Đọc thêm:  Hậu quả của việc gia tăng dân số - ACC GROUP

a. Lí giải cội nguồn của đất nước trên bình diện lịch sử, văn hoá dân tộc:

+ “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi” -> Đất nước đã có từ lâu đời, từ xa xưa.

+ “ngày xửa ngày xưa” -> cụm từ chỉ thời gian gợi nhớ đến câu mở đầu các câu chuyện dân gian

+ “miếng trầu” -> hình ảnh thân quen gợi nhớ về tục ăn trầu của người Việt và truyện cổ tích trầu cau

+ “Tóc mẹ thì bới sau đầu” -> thói quen búi tóc của những người phụ nữ Việt Nam xưa.

=> Đất nước gắn liền với những truyền thống văn hoá, quá trình hình thành phong tục tập quán.

+ “Thương nhau bằng gừng cay muối mặn” -> thành ngữ “gừng cay muối mặn” ám chỉ thói quen tâm lí, truyền thống yêu thương của dân tộc.

+ “cái kèo cái cột thành tên”, “một nắng hai sương” -> Đất nước trưởng thành song song với quá trình lao động sản xuất.

=> Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm bắt nguồn từ những điều bình dị, gần gũi trong đời sống của người Việt Nam từ xa xưa mà không hề xa xôi, trừu tượng.

b. Cảm nhận về đất nước qua phương diện không gian và thời gian

Về không gian địa lí:

“Đất / nước” : hai yếu tố được nhà thơ tách riêng để suy tư một cách sâu sắc. Đất và nước là “nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”, “nơi em đánh rơi… thương thầm” : là nơi sinh sống gắn liền với mỗi cá nhân từ khi sinh ra, lớn lên, đi học, trưởng thành và những những rung động đầu đời,… Đất và nước là “nơi con chim phượng hoàng”, “nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi” : Là núi, sông, rừng, biển, là những cảnh quan thiên nhiên, những kỳ quan của đất nước. Đất nước “là nơi dân mình đoàn tụ…” : bao gồm cả gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ cha ông và thế hệ tương lai.

Về thời gian:

Dài “đằng đẵng” từ xa xưa, đất nước gắn liền với truyền thuyết các dân tộc anh em cùng chung con Rồng, cháu Lạc và truyền thuyết dựng nước của vua Hùng cùng ngày giỗ Tổ. Trong hiện tại: đất nước có trong tấm lòng, niềm ước mỗi con người, mỗi người đều thừa hưởng những giá trị của đất nước, khi có sự gắn kết giữa mỗi người đất nước sẽ nồng thắm, hài hòa, lớn lao. Đất nước nằm trong sự gắn kết giữa cái riêng và cái chung. Trong tương lai: thế hệ trẻ sẽ “mang đất nước đi xa”, “đến những ngày mơ mộng”, đất nước sẽ trường tồn, phát triển và bền vững bởi những con người, thế hệ trẻ ngày nay.

Đọc thêm:  Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về TT, ĐĐ, PC Hồ Chí Minh

=> Đất nước qua cảm nhận suốt chiều dài thời gian lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và tương lai để thấy được sự trưởng thành của con người gắn liền với hình hài của đất nước.

* Luận điểm 2: Tư tưởng cốt lõi Đất nước của Nhân dân.

– Thiên nhiên địa lí của đất nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người, là một phần máu thịt, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam:

+ Nhờ tình nghĩa yêu thương, thủy chung mà có truyền thuyết về “hòn Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”

+ Nhờ tinh thần bất khuất, kiên cườn trong quá trình dựng nước và giữ nước mà có những ao đầm, di tích lịch sử về quá trình dựng nước.

+ Nhờ truyền thống hiếu học đã hình thành nên di tích “núi Bút non Nghiên”

– Nhân dân làm nên lịch sử 4000 năm:

+ Họ là những người con trai, con gái bình dị.

+ Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh đến những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc.

– Nhân dân tạo nên và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: văn hóa “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”,… từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền.

– Tư tưởng cốt lõi, cảm hứng bao trùm cả bài thơ: “đất nước này là đất nước của nhân dân đất nước của ca dao thần thoại”, đất nước ấy thể hiện qua tâm hồn và tình cảm của mỗi cá nhân: biết yêu thương, biết quý trọng trọng tình nghĩa, công sức và biết chiến đấu vì đất nước.

Đoạn trích Đất nước đã tạo nên “nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp” để ta yêu thêm Đất Nước và tự hào về Đất Nước. Cấu trúc đoạn thơ: “tổng – phân – hợp” bởi hình ảnh mở đầu là câu “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”, khép lại đoạn thơ là câu “Đất Nước có từ ngày đó”. Tính chính luận đã làm sáng đẹp chất trí tuệ kết hợp hài hòa với chất trữ tình đậm đà khiến đoạn thơ mang vẻ đẹp độc đáo nói về cội nguồn Đất Nước thân yêu.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button