Ánh trăng – Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích

Ánh trăng – Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

  • Mở bài Ánh trăng Nguyễn Duy
  • Kết bài Ánh trăng Nguyễn Duy

Bài thơ: Ánh trăng (Nguyễn Duy)

Nội dung bài thơ Ánh trăng

Ánh trăng

(Nguyễn Duy)

Hồi nhỏ sống với đồngvới sông rồi với biểnhồi chiến tranh ở rừngvầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiênhồn nhiên như cây cỏngỡ không bao giờ quêncái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phốquen ánh điện cửa gươngvầng trăng đi qua ngõnhư người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắtphòng buyn-đinh tối omvội bật tung cửa sổđột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình

I. Đôi nét về tác giả

Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ

Quê quán: Xã Đông Vệ huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ-Thanh Hóa)

– Sự nghiệp sáng tác:

Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba

Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc.

Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí

Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật

Những tác phẩm tiêu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em”…

Phong cách sáng tác: Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.

II. Đôi nét về tác phẩm Ánh trăng

1. Hoàn cảnh sáng tác

“Ánh trăng” là một bài thơ hay viết vào năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, được nhà thơ viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. In trong tập “Ánh trăng”.

2. Bố cục (3 phần)

Đoạn 1 (3 khổ thơ đầu): Kí ức về vầng trăng trong quá khứ của tác giả và vầng trăng trong hiện tại

Đoạn 2 (Khổ 4): Tình huống bất ngờ khiến kí ức ùa về

Đoạn 3 (2 khổ cuối): Sự hối hận của tác giả vì đã lãng quên vầng trăng

3. Giá trị nội dung

Bài thơ là sự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước rất bình dị, hiền hậu. Qua đó nhắc nhở người đọc phải có một thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân tình với quá khứ, nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương.

Đọc thêm:  Đóng vai Sơn Tinh kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh (15 mẫu) - Văn 6

4. Giá trị nghệ thuật

Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ bố cục rõ ràng, mạch lạc. “Ánh trăng” có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa sinh động vừa khát, giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự nhiên như lời tâm sự của nhân vật trữ tình.

III. Dàn ý phân tích Ánh trăng

Dàn ý phân tích Ánh trăng mẫu 1

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu bản thân và hoàn cảnh câu chuyện.

2. Thân bài

a. Tuổi thơ trong kí ức người lính

Sống cùng sông rừng biển cả, hòa mình trong thiên nhiên mát lành và hồn nhiên vô lo vô nghĩ.

Chiến tranh bất ngờ ập đến, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc và bảo vệ quê hương, cùng các bạn lên đường nhập ngũ.

Những năm tháng chiến tranh gian khổ: vẫn hòa mình giữa thiên nhiên núi rừng chiến khu, cảnh vật ít nhiều có sự thay đổi.

Mỗi lần ngẩng đầu lên, vầng trăng tình nghĩa vẫn yên lặng ở đó: ngỡ bản thân sẽ không bao giờ quên vầng trăng ấy.

b. Cuộc sống đầy đủ tiện nghi thời hiện đại

Hai miền Nam – Bắc của Tổ quốc được thống nhất, độc lập và tự do: rời đơn vị và trở về quê nhà, sống một cuộc sống bình thường, an ổn.

Chuyển về thành phố xa hoa rực rỡ ánh đèn, gian khổ khó nhọc trước kia bỗng chốc phai mờ trong tâm trí → Những kí ức cùng vầng trăng tình nghĩa cũng vô tình bị lãng quên từ bao giờ chẳng hay.

c. Sự bừng tỉnh và hối hận

Ánh sáng vầng trăng đã đột nhiên ghé tới, đánh thức tâm hồn và gợi lên nhiều cảm xúc khó tả. Trên cao, trăng vẫn tròn vành vạnh, tỏa ánh sáng bàng bạc bao phủ khắp muôn nơi → hối hận, bừng tỉnh, nhận ra bấy lâu bản thân đã thờ ơ hững hờ với quá khứ tình nghĩa, với vầng trăng chung thủy.

3. Kết bài

Khép lại dòng cảm xúc và nêu bài học chiêm nghiệm của bản thân.

Dàn ý phân tích Ánh trăng mẫu 2

I. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Duy – là một trong những những tác giả viết hay về trăng. Ông là một nhà thơ tiểu biểu của thế hệ trẻ sau năm 1975 góp vào mảng thơ thiên nhiên một “Ánh trăng”

Ánh trăng là lời ân hận trong tâm sự sâu thẳm của nhà thơ về sự vô tình trước những kỉ niệm thời quá khứ

II. Thân bài

1. Vầng trăng trong quá khứ (khổ 1+2) của tác giả và vầng trăng trong hiện tại (khổ 3)

– Khổ 1: Dòng hoài niệm mở ra

“Hồi nhỏ…hồi chiến tranh”: đánh dấu mốc thời gian

Phép liệt kê tăng cấp “đồng, sông, bể”: Tuổi thơ gắn bó với sông nước, trăng sao đầy ắp kỉ niệm. ⇒ Chỉ thứ tự từ hẹp đến rộng, từ quê hương đến đất nước, mở rộng hơn là sự gắn bó giữa những con người ở quê hương đến đồng đội nhân dân

⇒ Như vậy khi còn nhỏ nhân vật trữ tình sống chan hòa với thiên nhiên

“vầng trăng thành tri kỉ”: đất nước có chiến tranh, con người lên đường tham gia chiến đấu, ở rừng là những năm tháng khó khăn gian khổ, trăng được nhân hóa trở thành người bạn tri kỉ không thể nào quên.

Đọc thêm:  6 mẫu tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du ngắn nhất

– Khổ 2:

Phép so sánh sánh “trần trụi, hồn nhiên” kết hợp với phép liệt kê “thiên nhiên, cây cỏ”: lối sống đơn giản, mộc mạc mọi buồn vui sướng khổ đều gắn bó với trăng.

Ngỡ: nghĩ là, tưởng là, vậy mà kết quả lại ngược lại

Nhân hóa “cái vầng trăng tình nghĩa”: khẳng định mối quan hệ giữa người và trăng là bền vững mãi mãi

⇒ Mạch thơ biến đổi đánh dấu một sự thay đổi lẽ ra phải trân trọng.

– Khổ 3: Vầng trăng trong hiện tại

Khi chiến tranh kết thúc, người lính từ giã núi rừng trở về với thành phố nơi đô thị hiện đại.

Nhân hóa liệt kê “ánh điện cửa gương”- cuộc sống đầy đủ tiện nghi. Mặc dù vậy trăng vẫn tròn đầy lặng lẽ đi qua thành phố nhưng người bạn năm xưa chỉ coi trăng như một vật chiếu sáng

Hình ảnh so sánh “vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”: thể hiện một sự bội bạc vẫn thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày: có mới nới cũ

⇒ Hoàn cảnh sống thay đổi kéo con người đổi thay, quên đi ân tình trong quá khứ

2. Tình huống bất ngờ xuất hiện (khổ 4)

Phép đảo ngữ từ láy “thình lình”, “đột ngột” được đưa lên đầu câu: nhấn mạnh sự việc bất ngờ là mất điện

Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau: diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương của nhân vật trữ tình đi tìm nguồn sáng

Ngay lúc đó trăng hiện ra “đột ngột” khiến con người bàng hoàng xúc động.

⇒ Vầng trăng đến bất ngờ làm sáng lên những góc tối trong tâm hồn, thức tỉnh sự ngủ quên trong diều kiện sống đã hoàn toàn đổi khác.

3. Vầng trăng thức tỉnh con người và sự hối hận của tác giả (khổ 5+6)

– Khổ 5: Tâm trạng, cử chỉ của con người khi đối diện với vầng trăng

Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt”: là tư thế trực tiếp đối mặt

Phép nhân hóa, từ mặt thứ hai chỉ vầng trăng tròn, đó là thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, đó còn là quá khứ bạn bè tươi đẹp.

So sánh, liệt kê, điệp ngữ, lặp cấu tứ “như là đồng là bể – như là sông là rừng”: diễn tả dòng hoài niệm ùa về và con người thấy trăng là thấy người bạn tri kỉ ngày nào.

⇒ Cảm xúc chừng như nén lại nhưng cứ trào ra thổn thức

– Khổ 6: Bài thơ khép lại ở hình ảnh sâu lắng

Trăng tròn đầy vành vạnh có hai lớp nghĩa: nghĩa tả thực về sự tròn đầy lung linh của trăng, thiên nhiên vũ trụ vĩnh hằng, gợi quá khứ bạn bè tươi đẹp chẳng thể phai mờ

Trăng còn được nhân hóa “kể chi người vô tình – ánh trăng im phăng phắc” gợi thái độ bao dung, nhân hậu

Trăng tròn vành vạnh-con người vô tình, trăng im phăng phắc- con người vô tình.

⇒ Câu thơ cuối mang ý nghĩa nhân văn, cái giật mình thức tỉnh của con người từng bội bạc trở nên đáng trân trọng bởi nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương tâm.

Đọc thêm:  Bình giảng bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.ngữ văn lớp 9

III. Kết bài

Khẳng đinh lại giá trị nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ: thể thơ năm chữ, nhịp thơ linh hoạt theo mạch cảm xúc,…

Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa triết lí sống “Uống nước nhớ nguồn”.

IV. Mở bài và kết bài Ánh trăng của Nguyễn Duy

1. Mở bài Ánh trăng

Mở bài Ánh trăng mẫu 1

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Nguyễn Duy – một nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với hình ảnh người lính anh dũng cùng tình cảm gắn bó sâu nặng ánh trăng, ông đã mang đến cho bạn đọc một góc nhìn khác vô cùng trữ tình về hình ảnh người chiến sĩ .

Mở bài Ánh trăng mẫu 2

Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý nhà thơ Nguyễn Duy cùng hình ảnh người lính gắn bó sâu sắc với ánh trăng thông qua bài thơ Ánh trăng.

2. Kết bài Ánh trăng

Kết bài Ánh trăng mẫu 1

Bài thơ Ánh trăng không chỉ giúp bạn đọc mở mang tầm hiểu biết, thêm đồng cảm, yêu thương người chiến sĩ cách mạng mà còn thể hiện tài năng uyên bác của tác giả Nguyễn Duy trong việc khắc họa tình cảm nhân vật giữa con người và thiên nhiên – người chiến sĩ và ánh trăng tri kỉ. Nhiều năm tháng qua đi nhưng câu chuyện vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.

Kết bài Ánh trăng mẫu 2

Nhiều thập kỉ trôi qua, bạn đọc ngày nay được sống trong sự đổi mới toàn diện, trong khí thế vươn lên của đất nước và dân tộc, sẽ còn tìm thấy nhiều tầng ý nghĩa thú vị hàm ẩn trong bài thơ Ánh trăng. Thông qua hình ảnh người lính và sự gắn bó, tình cảm sâu nặng giữa con người và ánh trăng, tác giả đã đặt ra những vấn đề tư tưởng thấm đẫm chất nhân văn, không chỉ có ý nghĩa nhất thời mà có ý nghĩa muôn đời đối với tất cả mọi người.

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn lớp 9 ,Soạn văn lớp 9, Học tốt Ngữ Văn lớp 9, Soạn Văn lớp 9 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 9

Các bài viết liên quan đến tác phẩm Ánh Trăng:

  • Soạn bài lớp 9: Ánh trăng
  • Soạn Văn 9: Ánh trăng ngắn gọn
  • Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
  • Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ của em về vầng trăng trong bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy
  • Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ Đồng chí và Ánh Trăng
  • Cảm nhận của em về 2 khổ đầu bài Ánh trăng
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button