Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
Nhà thơ Tố Hữu – cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Lý tưởng cách mạng chính là lẽ sống và là nguồn cảm hứng vô tận trong sáng tác của ông, bởi vậy thơ và cuộc đời của Tố Hữu luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng cùng những thăng trầm của đất nước.
- Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu
- Bức tranh tứ bình trong Việt Bắc của Tố Hữu
- Nét hiện thực & Lãng mạn trong khổ cuối bài thơ: “Đồng chí” – Chính Hữu
Bài thơ “Từ ấy” ghi lại kỉ niệm đáng nhớ khi được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước ngoặt, bước chuyển mình lớn trong cuộc đời sự nghiệp của một chàng thanh niên trẻ. Việc đứng trong hàng ngũ của Đảng chính là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lý tưởng cách mạng.
1. Hoàn cảnh ra đời
Từ ấy là tập thơ đầu của nhà thơ Việt Nam Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng 10 năm kéo dài từ 1937 đến 1946. Phần lớn các bài thơ trong tập được đăng trên báo chí công khai và bí mật từ những năm 1938, được tập hợp lại và xuất bản lần đầu năm 1946 với nhan đề Thơ, và năm 1959 tái bản có sửa chữa, bổ sung, dưới tên gọi “Từ ấy”. Cụm từ từ ấy bắt nguồn từ chủ đề của câu thơ trứ danh: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, mặt trời chân lý chói qua tim”.
Tháng 7/1938, sau thời gian hoạt động phong trào thanh niên ở Huế, Tố Hữu vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam. Niềm vui sướng hân hoan và tự hào khi được đứng dưới hàng ngũ của Đảng là cảm xúc chủ đạo của Tố Hữu để viết nên bài thơ này. Một ngày đẹp trời cuối mùa hè năm 1938. Trời cao xanh, nắng vàng tươi rực rỡ chảy tràn trên xứ Huế, mảnh đất cố đô xưa. Trong một khu vườn xum xuê cây lá, nghe rõ tiếng xào xạc của gió và âm thanh ríu rít của bầy chim nhỏ trên ngọn cây cao, có ba người ngồi xúm lại với nhau trên bãi cỏ, dường như họ đang bàn bạc với nhau chuyện gì rất hệ trọng. Hai người tầm thước, gương mặt cương nghị, rắn rỏi thay nhau giảng bài, lời lẽ mạch lạc, lôi cuốn,n gồi nghe chăm chú như nuốt lấy từng lời, là một chàng trai dáng vẻ thư sinh – đó chính là nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ “từ ấy” ra đời trong hoàn cảnh như vậy, đánh dấu mốc son, bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của nhà thơ khi tìm được ánh sáng của chân lý mới.
2. Ý nghĩa nhan đề
Đánh dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của Tố Hữu
Những năm trước năm 1945, là khoảng thời gian rất nhiều nhà thơ đang loay hoay tìm kiếm cho mình lí tưởng thật sự của văn học. Họ đã hoàn toàn khám phá ra được bản ngã trong những tác phẩm, song đa số đều bối rối trước hiện thực. Sự ra đời của phong trào thơ mới đánh dấu bước ngoặt quan trong của văn học Việt Nam về mặt nghệ thuật và tư duy, song cũng thể hiện những khuyết điểm lớn khi mà các nhà văn nhà thơ đều có xu hướng thoát li khỏi hiện thực, cảm hứng buồn rầu làm chủ đạo. Một số nhà thơ thể hiện sự sai lệch trong tư tưởng và lãng mạn hóa hiện thực một cách không cần thiết. Chính nhà thơ Chế Lan Viên cũng từng chán ghét cuộc sống hiện thực mà đã viết:
Nhắm mắt lại cho cả bầu bóng tối
Mênh mang lên bát ngát tựa đêm sầu
Cho hồn phách say sưa trong giả dối
Về cõi âm chờ đợi đã bao lâu
Nguyên nhân là do hiện thực đau khổ tàn khốc, Đảng lại chưa có hướng đi rõ ràng cũng như chưa ăn sâu vào đời sống nhân dân. Trong khi các nhà văn vẫn đang cố gắng đi tìm ý nghĩa thực sự của văn học, Tố Hữu sớm được tiếp xúc với lí tưởng cách mạng và được đứng vào đội ngũ Đảng. Từ ấy là bản đàn dạo khúc vui đầu tiên của người cộng sản khi gặp lí tưởng Đảng. Đó là lúc tâm hồn được hồi sinh, trí tuệ bừng sáng, nhận thức trách nhiệm lớn lao với cuộc đời. Thơ Tố Hữu hay khi kết hợp sâu sắc lí tưởng cộng sản, tình thương yêu con người và niềm vui hướng về tương lai. Từ ẩy đã kết tinh cái hay ấy và tạo nên sức hút lớn đối với những con người chân chính đã và đang đi theo lí tưởng của mình. Nhà thơ khơi lên lòng nhiệt huyết, quyết tâm của biết bao thế hệ để họ hôm nay và mai sau thực hiện ước nguyện xây dựng cuộc sông tốt đẹp hơn.
Nhan đề “từ ấy” còn thể hiện tâm trang vui tươi, háo hức cũng như niềm mong muốn được phục vụ cho Đảng và cống hiến cho đất nước.
Vào thời kì này, văn học chia thành ba trường phái: văn học hiện thực, văn học lãng mạn và văn học cách mạng. Trong đó văn học cách mạng bị cấm hoàn toàn bởi thực dân Pháp. Thế nhưng Tố Hữu đã hoạt động rất sôi nổi trong lĩnh vực văn học, biến văn học của mình trở thành một vũ khí chống lại kẻ thù. Bài thơ “Từ ấy” thể hiện giây phút mê say của người cộng sản chân chính, trở thành bài thơ ngợi ca lí tưởng lí tưởng cách mạng; diễn tả niềm vui sướng của một chàng trai đang băn khoăn, bế tắc với cuộc đời bỗng có luồng ánh sáng mới, tươi đẹp, mạnh mẽ chiếu rọi khắp tâm hồn – ánh sáng của Đảng.
Nhan đề thể hiện sự lựa chọn của Tố Hữu
Chính nhà thơ từng viết:
Bâng khuâng đứng dữa hai dòng nước
Biết chọn một dòng hay để dòng nước trôi
Nhà thơ cũng như những người khác đã từng một thời kì loay hoay đi tìm lí tưởng sống cho mình. Nhà thơ chưa có đủ niềm tin vào cách mạng nhưng cũng không đành quay lưng bỏ mặc con dân đang thống khổ. Bài thơ “từ ấy” ra đời đã đánh dấu sự lựa chọn của nhà thơ là đứng hẳn về phía cách mạng, về phía Đảng để tiếp tục cống hiến, tiếp tục phục vụ đất nước, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng đân tộc.
“Từ ấy” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp Tố Hữu. Đồng thời kêu gọi sự tham gia hơn nữa của những thanh niên yêu nước vào công cuộc giữ nước, cứu nước.
Thảo Nguyên
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!