Học hàm là gì? Học vị là gì? Phân biệt điểm khác nhau giữa học

Học hàm, học vị là những cách gọi chung để chỉ trình độ, bằng cấp, học thức… của một người. Theo đó, để đạt được một cấp bậc học hàm hay học vị, mỗi người phải đáp ứng đủ các tiêu chí cụ thể được quy định. Và dĩ nhiên, bậc học hàm, học vị càng cao thì yêu cầu càng khắt khe hơn. Học hàm và học vị là một trong những khái niệm đã được quy định rõ ràng thế nhưng do không phổ biến nên nhiều người nhầm lẫn giữa học hàm và học vị.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Học hàm là gì?

Học hàm dùng để chỉ các danh hiệu trong hệ thống giáo dục và đào tạo được một tổ chức có quyền hạn nào đó phong cho một người làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu. Các danh hiệu này xác định trình độ chuyên môn cao của họ. Có hai danh hiệu chính: giáo sư và phó giáo sư. Tiêu chuẩn để có được danh hiệu giáo sư và phó giáo sư không cố định thậm chí nó không đòi hỏi người được công nhận phải đang làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu.

Ở Việt Nam theo quy định từ năm 2008, học hàm giáo sư (GS) và phó giáo sư (PGS) được công nhận do Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước xét và được phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ.

Tại Việt Nam, xét về tiêu chuẩn cũng như cách thức công nhận học hàm giáo sư và học hàm phó giáo sư đang thực hiện hiện nay thì rất khác so với các danh hiệu Professor – dịch là Giáo sư và Associate professor – Phó giáo sư mà các nước khác trên thế giới đang sử dụng.

Giáo sư ở Việt Nam là tên gọi một học hàm hoặc một chức danh hay một chức vụ khoa học được sử dụng dành cho các cán bộ giảng dạy cao cấp ở các bộ môn thuộc trường đại học hoặc viện nghiên cứu. Danh hiệu này được Nhà nước Việt Nam phong tặng chiểu theo các tiêu chí do luật định trong các hoạt động thuộc lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Ở các nước Âu Mỹ, Giáo sư không phải là một học hàm hay một chức danh khoa học như chúng ta đang sử dụng mà đó là một chức vụ giảng dạy (như ở Việt Nam gọi là cô giáo chủ nhiệm, thầy giáo bộ môn) chức vụ này thường do các trường đại học tự chọn lựa và quyết định.

Các nước Đông Âu, Liên bang Nga thì giáo sư là một chức vụ giảng dạy tại một bộ môn cụ thể nào đó do hội đồng chuyên ngành quyết định. Đôi khi là chức danh khoa học do hội đồng giáo dục và khoa học liên bang công nhận dựa trên thành tích giảng dạy, công trình nghiên cứu của mình.

Đọc thêm:  Credential stuffing là gì? Credential stuffing khác gì Brute Force?

Trình tự bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư

+ Trường Đại học thông báo số lượng GS, PGS ở các ngành mà đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm theo cơ cấu đội ngũ giảng viên trong cơ sở do Bộ GD-ĐT quy định.

+ Giảng viên có nguyện vọng được bổ nhiệm chức danh GS hoặc PGS nộp hồ sơ tại cơ sở giáo dục đại học.

+ Hiệu trưởng trường đại học căn cứ vào nhu cầu bổ nhiệm chức danh GS, PGS, đề nghị của khoa và ý kiến của Hội đồng khoa học của trường, ra quyết định bổ nhiệm chức danh GS hoặc PGS cho các nhà giáo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, rồi báo cáo lên thủ trưởng cơ quan chủ quản cơ sở đào tạo và Bộ trưởng GD-ĐT.

2. Học vị là gì?

Học vị là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp cho người tốt nghiệp một cấp học nhất định.

Một cơ sở giáo dục của nhà nước hoặc được nhà nước cấp phép để mở các chương trình đào tạo từ trung học phổ thông, đại học, sau đại học. Người tham gia các chương trình này và đủ điều kiện tốt nghiệp mỗi chương trình sẽ được nhà trường cấp văn bằng. Và loại văn bằng được cấp chính là học vị của người đó.

Phân cấp học vị bao gồm:

+ Học vị tú tài: là học vị của những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông.

+ Cử nhân, kỹ sư, bác sỹ, dược sỹ…: là học vị của những người tốt nghiệp đại học. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, văn hóa, luật… sẽ được cấp bằng cử nhân; tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật sẽ được cấp bằng kỹ sư; tốt nghiệp chuyên ngành y khoa sẽ được cấp bằng bác sỹ, dược sỹ…

+ Thạc sỹ (Master): Cấp cho những người nghiên cứu chuyên sâu thông qua chương trình đào tạo thạc sỹ thuộc một chuyên ngành nào đó. Đây là chương trình đào tạo sau đại học nên chỉ có những người đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành mới được đăng ký chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành tương ứng. Nước ta đã có nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ trong nước và các chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết với nước ngoài. Các chương trình học được Bộ Giáo Dục và Đào tạo công nhận.

+ Tiến sỹ (Doctor of Philosophy – Ph.D): là một học vị do một trường đại học cấp sau khi nghiên cứu sinh hoàn thành khóa học sau đại học và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ… Tương tự, chỉ những người đã có bằng thạc sỹ chuyên ngành liên quan mới được dự tuyển làm nghiên cứu sinh cho chương trình đào tạo trình độ tiến sỹ của chuyên ngành đó.

Đọc thêm:  4 Cách chụp ảnh trên Instagram đẹp không bị mờ đơn giản nhất

Học hàm tiếng Anh có nghĩa là: Academic function.

Học vị tiếng Anh có nghĩa là: A diploma.

3. Cách ghi học hàm, học vị:

Các chức danh học hàm và học vị được viết tắt theo các từ tiếng Anh. Nếu các chức danh này gắn liền với ngành chuyên môn thì viết tên chuyên ngành vào sau chức danh.

Cách viết chức danh học hàm:

+ Giáo sư: Prof. (Professor).

+ Phó giáo sư: Assoc.Prof (Associate Professor).

Cách viết một số chức danh học vị:

+ Cử nhân khoa học tự nhiên: B.S, BS, B.Sc hoặc BSc (The Bachelor of Science).

+ Cử nhân quản trị kinh doanh: BBA (The Bachelor of Business Administration).

+ Bác sĩ y khoa: M.D (Doctor of Medicine).

+ Thạc sĩ kinh tế học: M.Econ (The Master of Economics).

+ Thach sĩ khoa học tự nhiên: M.S, M.Sc (The Master of Science).

+ Tiến sĩ (nói chung): Ph.D (Doctor of Philosophy).

+ Tiến sĩ khoa học: Sc.D, D.Sc, S.D, Dr.Sc (Doctor of Science).

4. Phân biệt điểm khác nhau giữa học hàm và học vị:

HỌC VỊ

HỌC HÀM

Khái niệm

Là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp cho người tốt nghiệp một cấp học nhất định.

Là các chức danh trong hệ thống giáo dục và đào tạo được Hội đồng Chức danh Giáo sư Việt Nam hoặc cơ quan nước ngoài bổ nhiệm cho một người làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu.

Bao gồm

(từ thấp đến cao)

– Tú tài: tốt nghiệp THPT;

– Cử nhân, Kỹ sư, Bác sỹ,…: tốt nghiệp Đại học;

– Thạc sĩ: tốt nghiệp cao học;

– Tiến sĩ: tốt nghiệp tiến sĩ;

– Tiến sĩ khoa học: nghiên cứu sinh hoặc thực tập sinh sau tiến sĩ.

– Phó giáo sư;

– Giáo sư.

Lương

– Trình độ tiến sĩ thì xếp bậc 3, hệ số lương 3.00 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)

– Trình độ thạc sĩ thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2.67 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)

– Trình độ đại học thì được xếp bậc 1, hệ số lương 2.34 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)

– Trình độ cao đẳng thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2.06 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004)

– Trình độ trung cấp thì được xếp bậc 1, hệ số lương 1.86 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004)

– Phó giáo sư (Nhóm A2.1): 4.4; 4.74; 5.08; 5.42; 5.76; 6.10; 6.44; 6.78; VK 5% (mã ngạch 15.110)

– Giáo sư (Nhóm A3.1): 6.2; 6.56; 6.92; 7.28; 7.64; 8.00; VK 5% (mã ngạch 15.109)

Phụ cấp

(Áp dụng cho các chức danh làm việc tại cơ quan nhà nước)

1. Phụ cấp thâm niên vượt khung:

Đọc thêm:  Bằng cử nhân là gì? Bằng cử nhân có phải là bằng đại học?

Gồm 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:

Gồm 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

3. Phụ cấp khu vực xa xôi, hẻo lánh:

Gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung

4. Phụ cấp đặc biệt làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn:

Gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung

5. Phụ cấp thu hút làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn:

Gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm.

6. Phụ cấp lưu động đối với công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.

Gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.

7. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương:

Gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

8. Phụ cấp ưu đãi theo nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.

Gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

9. Phụ cấp trách nhiệm công việc:

– Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã.

Phụ cấp gồm 3 mức: 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.

– Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.

Chế độ nâng bậc lương Sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng lên một bậc lương, trừ trường hợp đã xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương.

Sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng lên một bậc lương, trừ trường hợp đã xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button