Các dạng toán về Cộng hai số nguyên khác dấu Toán 6 – hoc.tv

CÁC DẠNG TOÁN VỀ CỘNG HAI SỐ KHÁC CÙNG DẤU

• Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.

Ví dụ: (-29) + (+29) = 0

• Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

Ví dụ: (-89) + 69 = -(89 – 69) = -20

Chú ý : Với mọi số nguyên a ta có : a + 0 = 0 + a = a.

Ví dụ 1:

Ta có: (+90) + (-80) = +(90 – 80) = 10

(-35) + (+25) = -(35 – 25) = -10

(+40) + (-15) = +(40 – 15) = 25

Ví dụ 2: Nhiệt độ trong phòng ướp lạnh vào buổi sáng là 3°C , buổi chiều cùng ngày đã giảm 5°C . Hỏi nhiệt độ trong phòng ướp lạnh chiều hôm đó là bao nhiêu độ?

Hướng dẫn giải:

Giảm 5°C nghĩa là tăng -5°C , nên ta cần tính (+3) + (-5) = ?

Ta có: (+3) + (-5) = -(5 – 3) = -2(°C)

Phương pháp giải

Áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.

Ví dụ 1

Tính :

a) 26 + (- 6) ;

b) (-75) + 50 ;

c) 80 + (-220).

Giải

a) 26 + (-6) = 20 ;

b) (-75) + 50 = -25 ;

c) 80 + (- 220) = -140.

Ví dụ 2.

Tính :

a) (-73) + 0 ; b) |-18| + (-12) c ) 102 + (-120)

Đáp số

a) -73 ; b) 6 ; c) -18.

Ví dụ 3.

Tính :

a) (- 30) + (- 5); b) (- 7) + (-13); c) (-15) + (- 235).

Đáp số

a) -35 ; b)-20 ; c)-250.

Ví dụ 4.

Tính :

a) 16 + (- 6) ; b) 14 + (- 6); c) (- 8) + 12.

Đáp số

a) 10 ; b) 8 ; c) 4.

Đọc thêm:  Dàn ý phân tích truyện Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)

Phương pháp giải

Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, thực hiện phép cộng hai số nguyên cho trước.

Ví dụ 5.

Tính và nhận xét kết quả :

a) 23 + (-13) và (- 23) + 13;

b) (-15) + (+15) và 27 + (-27).

Giải

a) 23 + (-13) = 10 ; (-23) + 13 = -10.

Nhận xét : Khi đổi dấu cả hai số hạng thì tổng của chúng cũng đổi dấu.

b) (-15) + (+15) = 0 ; 27 + (-27) = 0.

Nhận xét : Ta có ngay kết quả bằng 0 vì chúng là các cặp số nguyên đối nhau.

Ví dụ 6.

So sánh :

a) 1763 + (- 2) và 1763 ;

b) (-105) + 5 và -105 ;

c) (- 29) + (- 11) và -29.

Giải

a) 1763 + (-2) = 1761 ; 1761 < 1763, do đó : 1763 + (-2) <01763.

b) (-105) + 5 = -100 ; -100 > -105, do đó : (-105) + 5 > -105.

c) (-29) + (-11) = -40 ; -40 < – 29, do đó : (-29) + (-11) < -29.

Ta có nhận xét :

Khi cộng một số với một số nguyên âm ta được kết quả nhỏ hơn số ban đầu (câu a và câu

c). Khi cộng một số với một số nguyên dương ta được kết quả lớn hơn số ban đầu (câu b).

Ví dụ 7.

Tính giá trị của biểu thức :

a) x + (-16), biết x = – 4 ;

b) (-102) + y, biết y = 2 .

Đáp số

a)-20; b) -100.

Ví dụ 8.

Số tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái tăng x triệu đồng. Hỏi x bằng bao nhiêu,

biết rằng số tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái :

a) Tăng 5 triệu đồng ?

b) Giảm 2 triệu đồng ?

Đáp số

a) x = 5

b) x = – 2 (vì giảm 2 triệu đồng tức là tăng -2 triệu đồng).

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 9: Đóng vai Thúy Kiều kể lại việc báo ân báo oán

Phương pháp giải

Căn cứ vào quan hệ giữa các số hạng trong một tổng và quy tắc cộng hai số nguyên (cùng

dấu, khác dấu), ta có thể tìm được số thích hợp.

Ví dụ 9.

Điền số thích hợp vào ô trống :

Giải

(Hai cột cuối ta có thể nhẩm sau đó kiểm tra lại).

III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Kết quả của phép tính (-50) + 30 là:

A. -20 B. 20 C. -30 D. 80

Hướng dẫn giải

Ta có: (-50) + 30 = -(50 – 30) = -20

Chọn đáp án A.

Câu 2: Số nguyên nào dưới dây là kết quả của phép tính 52 + (-122)?

A. -70 B. 70 C. 60 D. -60

Hướng dẫn giải

Ta có: 52 + (-122) = -(122 – 52) = -70

Chọn đáp án A.

Câu 3: Tính (-909) + 909

A. 1818 B. 1 C. 0 D. -1818

Hướng dẫn giải

Ta có (-909) + 909 = 0

Chọn đáp án C.

Câu 4: Tổng của số -19091 và 999

A. -19082 B. 18092 C. -18092 D. -18093

Hướng dẫn giải

Ta có: -19091 + 999 = -(19091 – 999) = -18092

Chọn đáp án C.

Câu 5: Giá trị nào của x thỏa mãn x – 589 = (-335)

A. x = -452 B. x = -254 C. x = 542 D. x = 254

Hướng dẫn giải

Ta có: x – 589 = (-335)

⇔ x = (-335) + 589

⇔ x = +(589 – 335)

⇔ x = 254

Chọn đáp án D.

Câu 6: Kết quả của phép tính -16 + |-27| là:

A. – 43 B. – 11 C. 11 D. 43

Hướng dẫn giải

Ta có: -16 + |-27| = -16 + 27 = +(27 – 16) = 11

Chọn đáp án C

Câu 7: Thay * bằng chữ số thích hợp: 38 + (-2*) = 16

Đọc thêm:  70 câu hỏi trắc nghiệm quan hệ kinh tế quốc tế - Download.vn

A. 2 B. 4 C. 6 D. 8

Hướng dẫn giải

Ta có:

38 + (-2*) = 16

(38 – 2*) = 16

Mà 3 – 2 = 1, do đó 8 – * = 6 ⇔ * = 8 – 6 = 2

Chọn đáp án A

Câu 8: Một phòng đông lạnh có nhiệt độ là 5°C . Nhiệt độ của phòng đông lạnh là bao nhiêu nếu nhiệt độ giảm 7°C ?

A.12°C B.2°C C.-2°C D.-12°C

Hướng dẫn giải

Nhiệt độ giảm 7°C nghĩa là tăng -7°C .

Vậy nhiệt độ của phòng đông lạnh lúc sau là:

5 + (-7) = -(7 – 5) = -2°C

Chọn đáp án C

Câu 9: Viết – 17 thành tổng hai số nguyên khác dấu:

A. – 2 + (- 15)

B. – 2 + 19

C. 2 + ( – 19)

D. – 5 + ( – 12)

Hướng dẫn giải

Trong 4 đáp án trên, đáp án B và C là tổng hai số nguyên khác dấu

-2 + 19 = +(19-2) = 17

2 + (-19) = -(19 – 2) = -17

Chọn đáp án C

Câu 10: Cho các số: -16; -7; -1; 0; 2; 7 . Hai trong các số trên có tổng bằng – 5 là:

A.-7 + 2

B. -7 + (-1)

C. -16 + 7

D. -7 + 0

Hướng dẫn giải

-7 + 2 = -(7 – 2) = -5

-7 + (-1) = -(7 + 1) = -8

-16 + 7 = -(16 – 7) = -9

-7 + 0 = -7

Chọn đáp án A

Trên đây là nội dung tài liệu Các dạng toán về Cộng hai số nguyên khác dấu Toán 6. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button