Cháo Kasha – món ăn cổ truyền của người Nga

Từ xa xưa Kasha là món ăn tập thể mang đậm tính truyền thống của Nga và cho đến tận bây giờ món ăn này vẫn phổ biến tại xứ sở Bạch Dương và là một trong những món ăn không thể bỏ lỡ khi đi du lịch Nga.

Kasha là món cháo nấu từ hạt ngũ cốc, là món ăn cổ truyền của người Nga. Kasha luôn đồng hành với họ trong suốt cuộc đời ở mỗi chặng đường đời quan trọng của con người đều có Kasha xuất hiện. Mỗi lứa tuổi ăn những loại cháo khác. Trẻ em thì ăn cháo Mannaya, cháo nấu từ lúa mì xay giã và sữa. Người lớn thì ăn cháo Kutia nấu từ hạt kiều mạc, cùng nhiều kiểu chế biến khác tùy thuộc vào gia đoạn của mỗi người. Tùy theo nguyên liệu nấu cháo, nhất là loại ngũ cốc được sử dụng trong quá trình nấu, mà có các loại kasha khác nhau phù hợp với từng người.

Kasha của Nga được chia theo độ đặc, lỏng: kashitsa và razmasnia là kasha loãng, đôi khi được dùng thay cho món súp, còn món kasha đặc gần giống như cơm nát mới được xem là kasha đích thực và được ưa chuộng nhất. Tùy theo nguyên liệu nấu, nhất là loại ngũ cốc được sử dụng, mà có các loại kasha khác nhau.

Kasha kiều mạch

Cháo kiều mạch

Nga là xứ sở trồng kiều mạch, hiện nay là một trong những nước xuất khẩu loại ngũ cốc này hàng đầu thế giới, bên cạnh Hoa Kỳ và Úc. Với người Nga, kasha kiều mạch là món được ưa chuộng và phổ biến nhất, cùng với món bánh mì làm bằng lúa mạch đen.

Đọc thêm:  Mối quan hệ của Vân Dung và gia đình chồng

Kasha kiều mạch thường được nấu trong nước hoặc trong sữa. Nấu kasha kiều mạch đối với người Nga có lẽ cũng như nấu cơm đối với người Việt Nam, nhưng để có món kasha ngon, bổ dưỡng cũng phải có kỹ thuật. Chẳng hạn tỉ lệ nước và kiều mạch phải vừa đủ, đừng nấu sôi sùng sục trên bếp, mà chỉ cần vừa sôi mạnh thì phải để lửa thật nhỏ, hoặc thậm chí có người khuyên nên bắc ra khỏi bếp và ủ nóng để hạt kiều mạch chín mềm nhờ hơi nóng mà vẫn giữ được hương vị và những chất bổ dưỡng. Loại nồi lý tưởng để nấu món kasha này làm bằng đồng, không thì có thể dùng nồi gốm, nồi sứ, còn nồi nhôm không thích hợp lắm. Nếu nấu kasha kiều mạch với sữa, thì phải cẩn thận hơn nhiều. Người đầu bếp kỹ tính sẽ không đun sôi kiều mạch với sữa, mà nấu kiều mạch với nước như bình thường, rồi khi bắc ra sẽ cho thêm sữa vào. Người ta cũng có thể cho thêm bơ, đường, muối, trứng… tùy theo khẩu vị. Kasha kiều mạch có thể ăn như một món riêng, nhưng cũng có thể là món ăn độn cùng với các thức ăn khác.

Kasha mannaya

kasha

Mannaya hay manka trong tiếng Nga là để chỉ loại lúa mì được xay nhỏ (đường kính khoảng 0,25 đến 0,75mm). Kasha mannaya được nấu với sữa, và là loại cháo nấu loãng hoặc nấu sệt. Người ta đun sôi sữa, rồi rót thành dòng vào manka, vừa rót vừa quậy đều để không bị vón, nấu sôi chừng hai đến ba phút rồi tắt bếp, đậy kín để hạt manka nở thành một món cháo sệt. Khi dọn ra ăn, người ta có thể thêm bơ và những thứ khác như mứt trái cây, mật ong, sữa đặc, v.v… tùy theo sở thích. Đây là món cháo bổ dưỡng, giàu đạm và vitamin, nên thường được nấu cho trẻ em và người bệnh.

Đọc thêm:  Tất tần tật những gì cần biết về Apple TV - Quantrimang.com

Kasha Guryov

cháo Kasha

Một món cháo truyền thống khác của người Nga là kasha Guryov. Nó được mang tên của một vị quý tộc nổi tiếng của Nga vào thế kỷ XIX là bá tước Dmitri Guryov. Chuyện kể rằng, một lần ông đến làm khách ở nhà một vị thiếu tá quân đội Nga hoàng đã nghỉ hưu, và được mời món cháo do người đầu bếp nông nô của ông thiếu tá sáng chế ra. Thời bấy giờ, những người nông nô Nga có thể bị mua bán như các tài sản của quý tộc, và bá tước Guryov đã mua người đầu bếp của ông thiếu tá về phục vụ cho gia đình mình. Một giả thuyết khác là chính Guryov là người nghĩ ra món cháo này, và nó về sau trở thành món khoái khẩu của Nga hoàng Alexander đệ Tam. Món kasha Guryov cũng được làm từ bột manka nấu với sữa như món mannaya kasha, nhưng người ta sẽ cho thêm kem sữa đặc hoặc váng sữa, và đặc biệt phải có các loại hạt (như hạt dẻ, hạt óc chó…) và hoa quả khô. Ngoài ra, người Nga còn có thể nấu cháo bằng yến mạch, bằng gạo hay các loại đậu và nhiều loại ngũ cốc khác. Món ăn gần gũi, quen thuộc đến nỗi tục ngữ Nga có câu: “Ở đâu có cháo, ở đó có chúng ta”.

Nếu du khách đang có ý định đến với xứ sở Bạch Dương đừng quên thưởng thức món ăn cổ truyền của người Nga này nhé.

Đọc thêm:  Hệ thống báo động có các hình thức cảnh báo nào? cách nào hiệu

>>> xem thêm: Các món ăn phải thử khi đến Nga

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button