Kết bài bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Thủ thuật
Một số cách kết bài bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm
Kết bài bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
1. Kết bài số 1:
Để giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xưa, bên cạnh những người lính, người cách mạng ở ngoài tiền tuyến thì những người làm công tác hậu phương: người bà, người mẹ tuy thầm lặng nhưng lại góp phần làm nên sức mạnh của cách mạng, góp phần to lớn làm nên chiến thắng của quân dân ta. Trân trọng và ghi nhận công lao, sự đóng góp của những người làm công tác hậu phương ấy, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm đã rất thành công trong việc xây dựng bức tượng đài đẹp đẽ về những người mẹ miền núi vô danh: thương con, yêu nước, ở những người mẹ ấy, tình yêu thương con được hòa quyện đẹp đẽ với tình yêu nước, mong muốn con trưởng thành, khôn lớn để tiếp nối truyền thống tốt đẹp của cha ông, đấu tranh, giành độc lập, hòa bình cho đất nước.
2. Kết bài số 2:
Bằng giọng thơ ngọt ngào, tha thiết, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mà chứa chan cảm xúc, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” đã mang đến cho thơ ca một hình ảnh thật đẹp về những người mẹ Tà-ôi. Vẻ đẹp của người mẹ ấy không chỉ được làm nên bởi tình thương dành cho con mà còn bởi tình yêu nước nồng nàn. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xưa, những người mẹ Tà-ôi chính là đại diện cho hàng triệu người mẹ, những người hậu phương khác trên cả nước, không chỉ nuôi con, chăm lo nhà cửa mà còn góp một phần công sức vào công cuộc kháng chiến chung của cả dân tộc. Ở người mẹ ấy ta thấy được sự hòa quyện giữa tình thương con với tình yêu nước, giữa tình cảm gia đình với ý thức trách nhiệm với tổ quốc, non sông.
3. Kết bài số 3:
Trong bài thơ Đất nước, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn đã từng viết rằng “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu, nghe dịu nỗi đau của mẹ. Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ, các anh không về, mình mẹ lặng im…”. Đó là những lời ca đầy xúc động về hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng tiễn con lên đường ra trận rồi khóc thầm trong nỗi mong mỏi, nhớ thương. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” cũng đã dựng thành công bức tượng đài bằng thơ về những người mẹ Tà-ôi trong kháng chiến chống Mĩ xưa, vừa nuôi con vừa tham gia sản xuất phục vụ kháng chiến, tình yêu con của người mẹ được bộc lộ trong những lời ru tha thiết, người mẹ ấy vừa mong con lớn khôn, khỏe mạnh “mai sau con lớn vung chày lún sân”, mong con có thêm mạnh mẽ, quyết tâm để tiếp tục làm cách mạng, kế thừa sự nghiệp đấu tranh của cha ông.
4. Kết bài số 4:
Trong thơ văn kháng chiến, viết về những người mẹ anh hùng không hiếm, thế nhưng viết về những người mẹ người dân tộc Tà-ôi thì chưa từng xuất hiện trong thi ca. Bằng tấm lòng yêu thương, trân trọng với những người mẹ Tà-ôi vô danh với công việc hậu phương thầm lặng cho cách mạng, Nguyễn Khoa Điềm trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” không chỉ đưa vào thơ văn cách mạng một hình ảnh hoàn toàn mới mẻ về người mẹ anh hùng mà còn tái hiện đầy xúc động tình thương con, yêu nước của những người mẹ ấy. Trong công việc lao động phục vụ kháng chiến, người mẹ Tà-ôi ấy vẫn cất lên những lời ru thật tha thiết vỗ về đứa con vào giấc ngủ, đồng thời cũng nuôi dưỡng trong thế giới tâm hồn của con tình yêu, trách nhiệm với đất nước, dân tộc.
-HẾT-
https://thuthuat.taimienphi.vn/ket-bai-bai-tho-khuc-hat-ru-nhung-em-be-lon-tren-lung-me-54451n.aspx Ở bài viết trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến các em học sinh cách viết Kết bài bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngắn gọn, các em cũng có thể học hỏi thêm cách viết kết bài qua một số bài viết đã được tuyển tập trong Những bài văn hay lớp 9 như: Kết bài truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi; Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân; Kết bài Bến quê; Kết bài truyện ngắn Chiếc lược ngà; Kết bài bài thơ Viếng lăng Bác,…
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!