17 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa giúp bạn đạt điểm tối đa

Nếu muốn viết tốt kết bài chiếc thuyền ngoài xa thì em nên tham khảo 17 kết bài xuất sắc được trích dẫn từ những bài ngữ văn đạt điểm cao

Kết bài chiếc thuyền ngoài xa

Kết bài 1.

Qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã nêu lên bài học về cái nhìn đa diện, cái nhìn khám phá trong sáng tạo nghệ thuật đối với các nghệ sĩ chân chính. Từ tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống và qua sự thay đổi nhận thức của Phùng, của Đẩu, tác giả đã khẳng định mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực. Theo ông, bổn phận của người nghệ sĩ là phải phát hiện ra bản chất của cuộc đời. Cái Đẹp, cái Thiện trước hết phải là sự chân thực, Cuộc sống vốn phức tạp, chúng ta không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận con người và cuộc sống mà cần có cái nhìn tỉnh táo, sâu sắc cùng với sự tìm tòi, phát hiện để hiểu đúng bản chất của nó.

Kết bài 2.

Nguyễn Minh Châu -người mở đường tinh anh và tài năng của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Những tác phẩm của ông để lại dấu ấn sâu sắc với người đọc: “Mảnh trăng cuối rừng”, “Bức tranh” và đặc biệt là tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” viết vào những năm đầu thời kì đổi mới.

Kết bài 3.

Từ những phát hiện ấy mà Nguyễn Minh Châu còn hé mở và gieo vào lòng người đọc những nội dung mang tính triết lý hơn qua cảnh người đàn ông bạo hành những đứa trẻ nhỏ. Đó là một vấn đề rất đáng được quan tâm và là chi tiết đắt giá của toàn bài. Vấn đề bạo lực gia đình dường như vẫn còn nhen nhóm trong lòng tác giả. Thông qua tác phẩm, Nguyễn Minh Châu cũng thể hiện thông điệp của cuộc sống. tác giả lên án thói vũ phu, tàn bạo của người đàn ông và ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, lên tiếng bảo vệ cuộc sống tương lai cho những đứa trẻ khi phải sống trong cảnh bạo lực.

Kết bài 4.

Với cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, mới lạ, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về cuộc đời, và cách trao ngòi bút cho nhân vật kể chuyện( nhân vật Phùng), “Chiếc thuyền ngoài xa” đã để lại ấn tượng sâu đậm. Thành công của Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho người đọc một tác phẩm đầy tính triết lý và chiêm nghiệm về cuộc đời, con người và cả nghệ thuật. Những triết lý luôn đúng với mọi thời đại.

Đọc thêm:  Soạn Văn 6 VNEN Bài 18: Sông nước Cà Mau - Tailieu.com

Kết bài 5.

Tính tình huống đã làm cho truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” vừa chân thực, vừa mang giá trị nhân bản sâu sắc. Phải chăng cuộc đời lam lũ nghèo khổ, nheo nhóc, sự tối tăm ngu dốt… là một trong những nguyên nhân gây ra nạn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong một số gia đình Việt Nam lâu nay? Phải chăng Nguyễn Minh Châu đã kín đáo nói về một căn nguyên đầy nước mắt mà thi hào Nguyễn Du đã viết trong “Văn chiêu hồn” hơn hai thế kỉ trước:

“Đau đớn thay phận đàn bà, Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?”

Kết bài 6.

Bằng nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, lối kể chuyện đầy bất ngờ, hấp dẫn cùng hành văn chiêm nghiệm sâu sắc Nguyễn Minh Châu đã mang đến cho người thưởng thức những cảm xúc đầy mới mẻ mà ta chưa từng có được.

Kết bài 7.

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: Mỗi người trong cõi đời,nhất là người nghệ sĩ,không thể đơn giản,sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người. Cần một cách nhìn đa dạng nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Đồng thời tác phẩm in đậm phong cách tự sự – triết lí của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Kết bài 8.

Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu thể hiện sâu sắc những đổi mới cơ bản của văn học Việt Nam sau 1975. Văn học đã trở về với những vấn đề của đời sống nhân sinh, quan tâm nhiều hơn đến các đề tài đạo đức – thế sự (như câu chuyện của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn này). Khác với giai đoạn trước- chủ yếu khắc hoạ con người, ở giai đoạn này, văn học đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm phức tạp và đầy mâu thuẫn của con người trong cuộc sống thường nhật (đời sống tâm hồn của người đàn bà vùng biển).

Kết bài 9.

Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm văn học xuất sắc của Nguyễn Minh Châu, để lại cho chúng ta những bài học quý giá về triết lý nhân sinh của cuộc đời, biết đồng cảm, sẻ chia với những mảnh đời khốn khó. Từ tình huống truyện có ý nghĩa như một nút thắt để người đọc khám phá về sự thật cuộc đời, từ những thay đổi trong nhận thức con người, tác giả đã chỉ rõ mối liên hệ giữa nghệ thuật và hiện thực. Nhà văn cũng như thư ký của thời đại, phải có trách nhiệm tái hiện cuộc sống trong ngòi bút nghệ thuật của mình.

Đọc thêm:  Nội dung chính bài Đất nước ( Nguyễn Khoa Điềm) | Văn 12 tập 1

Kết bài 10.

Nguyễn Minh Châu, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng đều là những người có nhận thức rất sâu sắc và tinh tế về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Nam Cao từng thốt lên rằng “Chao ôi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than…”, còn Nguyễn Huy Tưởng viết trong Vũ Như Tô rằng: “Nghệ thuật mà không gắn liền với đời sống thì đó nó chỉ là những bông hoa ác mà thôi”. Nguyễn Minh Châu cũng đồng những quan điểm vậy, ông sâu sắc nhận ra rằng “Ngọc lành có vết, việc đời đa đoan”, làm chi đâu có cảnh toàn bích, toàn mỹ, chẳng qua ấy chỉ là bề nổi, ẩn sâu sau đó là những hiện thực phũ phàng. Mà từ đó người nghệ sĩ phải dùng một đôi mắt đa diện, thấu hiểu để nhìn nhận những vẻ đẹp đạo đức và nhân văn, chớ nên chạy theo những vẻ đẹp dẫu hào nhoáng mà trống rỗng, vô hồn.

Kết bài 11.

Chiếc thuyền ngoài xa, với việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, mới lạ, mang ý nghĩa khám phá, và cách trao ngòi bút cho nhân vật kể chuyện (nhân vật Phùng) đã để lại ấn tượng sâu đậm. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc những chiêm nghiệm thú vị về cuộc đời, con người và cả nghệ thuật.

Kết bài 12.

Tình huống truyện độc đáo, kết hợp với nhân vật tư tưởng và nhân vật tính cách – số phận đã giúp nhà văn giãi bày nỗi băn khoăn, trăn trở về tính phức tạp đa chiều của cuộc sống, về bao nhọc nhằn còn đè nặng lên số phận con người, về mối quan hệ máu thịt giữa nghệ thuật và hiện thực. Khát vọng đổi mới văn chương bằng việc đi tìm một quan niệm chân thật hơn, hợp lí hơn về con người dựa trên nền tảng triết học nhân bản qua giọng văn thấm thìa chiêm nghiệm, qua cái nhìn dân chủ hoá của người trần thuật,… đã trở thành nhu cầu tự vấn mạnh mẽ, trung thực, đủ sức khẳng định tư cách “người mở đường” cho công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Minh Châu.

Kết bài 14.

Tóm lại, từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh ấy, truyện Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng, ơ đây là số phận đau đớn của một người phụ nữ, là cảnh ngộ ngang trái trong một gia đình hàng chài hiện dần lên” qua bức ảnh tuyệt đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm. Từ đó, truyện còn cho thấy rõ mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.

Đọc thêm:  Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một ... - Loigiaihay.com

Kết bài 15.

Với tình huống truyện đặc sắc, chân thực Chiếc thuyền ngoài xa mang giá trị nhân đạo và nhân bản sâu sắc. Cuộc đời này gồm cả rồng phượng, gồm cả đúng sai, tốt xấu. Bởi vậy khi đánh giá bất cứ điều gì cũng không nên hời hợt. Cuộc sống này vô cùng phức tạp, để hiểu nó cần phải soi ngắm từ nhiều phía, nhiều góc cạnh. Bài học cho Phùng và Đầu cũng chính là những gì Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm đến các thế hệ bạn đọc.

Kết bài 16.

Qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, chúng ta có thể hiểu vì sao Nguyễn Minh Châu được đánh giá là “thuộc trong số những nhà văn mở đường cho tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay”. Thông qua các nhân vật trong truyện, nhà văn đã cho ta thấy hành trình khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự với việc đặt con người, cách nhìn con người lên làm trung tâm của sáng tạo văn chương, nghệ thuật.

Kết bài 17.

Với sự cách tân đổi mới trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Nguyễn Minh Châu đã tạo nên tác phẩm xuất sắc. Không lấy những người hùng làm nhân vật trung tâm mà đi sâu tìm tòi, phát hiện vẻ đẹp ở những con người bình thường. Tác phẩm cũng là những đúc kết thấu đáo về nghệ thuật và con người: về con người, phải nhìn nhận đa chiều, đa diện, không nên đánh giá phiến diện, một chiều; về nghệ thuật: nghệ thuật chân chính phải gắn liền với cuộc đời, xuất phát từ cuộc đời và quay trở lại phục vụ cho cuộc đời.

Bên cạnh những kết bài xuất sắc trên, em có thể tham khảo những mở bài chiếc thuyền ngoài xa hoặc top 20+ bài phân tích chiếc thuyền ngoài xa đã chinh phục bao nhiêu người chấm để đạt điểm cao!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button