Kết bài đoạn trích Chị em Thúy Kiều – Thủ thuật – TaimienPhi.vn

Một số cách kết bài đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du

ket bai doan trich chi em thuy kieu

Kết bài đoạn trích Chị em Thúy Kiều

1. Kết bài số 1:

Như vậy, qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều, bằng sự tài tình trong việc sử dụng những hình ảnh ước lệ tượng trưng cùng bút pháp miêu tả bậc thầy, đại thi hào Nguyễn Du đã mang đến bức chân dung sống động, chi tiết nhất về vẻ đẹp cũng như tính cách của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều. Đồng thời, qua cách lựa chọn hình ảnh cùng ngôn ngữ miêu tả, Nguyễn Du không chỉ làm nổi bật lên nhan sắc khuynh nước khuynh thành, mười phân vẹn mười của chị em Thúy Kiều mà còn dự báo, hé mở cho người đọc những cảm nhận mơ hồ về vận mệnh, tương lai của hai chị em.

2. Kết bài số 2:

Với đoạn trích Chị em Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du đã thể hiện tài năng miêu tả đỉnh cao cùng tinh thần nhân đạo sâu sắc khi rất mực trân trọng từng vẻ đẹp, tinh tế trong cảm nhận và phác họa vẻ đẹp lộng lẫy, hoàn mĩ của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân bằng những hình ảnh ước lệ trong tự nhiên. Đặc biệt, với nhân vật Thúy Kiều tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp sắc sảo, đằm thắm về ngoại hình mà còn tập trung bút lực vào vẻ đẹp tài năng, trí tuệ, cốt cách bên trong của nàng, qua đó làm nổi bật lên những ấn tượng đầu tiên về người con gái tài sắc nhưng mang kiếp bạc mệnh trong xã hội xưa.

Đọc thêm:  Lịch học trực tuyến lớp 1 năm 2021 - 2022 trên truyền hình

3. Kết bài số 3:

Bằng ngôn ngữ thơ tinh luyện, nét vẽ tinh tế, hình ảnh ước lệ đặc sắc, có thần cùng với việc sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Du trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã vẽ lên bức chân dung đẹp đẽ của hai chị em Thúy Kiều. Đồng thời, đằng sau bức chân dung về tài, sắc của hai nàng thiếu nữ Vân, Kiều ta còn thấy được tấm lòng trân trọng, tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du khi luôn hướng về người phụ nữ – những con người nhỏ bé, vốn không được coi trọng trong xã hội “trọng nam khinh nữ” xưa, ca ngợi và trân trọng với những vẻ đẹp của họ.

4. Kết bài số 4:

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” được coi là đỉnh cao mẫu mực của nghệ thuật miêu tả (tả người) trong văn thơ trung đại xưa. Bằng vài nét phác họa, đại thi hào Nguyễn Du đã giúp cho người đọc có những hình dung chân thực, sống động nhất của hai nàng thiếu nữ Thúy Kiều, Thúy Vân mà thông qua bức chân dung đặc tả tài sắc ấy, nhà thơ còn thể hiện được những dự báo về cuộc đời và số phận của hai nàng. Sự tinh tế trong cảm nhận, khéo léo dụng ý trong lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh miêu tả, Nguyễn Du với “Chị em Thúy Kiều” đã mang đến một bức chân dung hoàn mĩ, đẹp đẽ có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc.

Đọc thêm:  Hướng dẫn cách chia cột trong Word đơn giản và chi tiết nhất

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/ket-bai-doan-trich-chi-em-thuy-kieu-54460n.aspx Trên đây, người viết đã chia sẻ đến các bạn cách xây dựng đoạn Kết bài đoạn trích Chị em Thúy Kiều theo hai cách thường gặp là kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng, hi vọng đây sẽ là những gợi ý hữu ích cho các em học sinh trong quá trình em hoàn thiện yêu cầu này. Các em cũng có thể tham khảo thêm một số mẫu kết bài khác như: Kết bài bài thơ Bếp lửa; Kết bài Mã Giám Sinh mua Kiều; Kết bài bài thơ Ánh trăng;… đã được tổng hợp trong tài liệu Những bài văn hay lớp 9 của chúng tôi.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button