Kết bài không mở rộng là gì? – Ôn tập tiếng Việt lớp 4
Kết bài không mở rộng là gì? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Kết bài mở rộng là mở rộng ra nhiều vấn đề xung quanh đồ vật được miêu tả, ngoài ra các em cùng tham khảo bài văn mẫu có cái kết mở rộng để qua đó có thêm ý tưởng hay cho bài văn của mình nhé.
- Khái niệm từ phức
Câu hỏi: Kết bài không mở rộng là gì?
Trả lời:
Kết bài không mở rộng chỉ cho biết kết cục của câu chuyện hoặc cảm nghĩ về vấn đề đang viết mà không bình luận gì thêm.
Ví dụ: Kết bài không mở rộng tả người bạn của em
– Mai Anh là người bạn thân nhất và giúp đỡ em rất nhiều. Em hi vọng chúng em sẽ mãi là bạn tốt của nhau.
– Em rất yêu quý Hằng. Mong rằng chúng em sẽ mãi là bạn tốt của nhau.
– Vân Anh là một người bạn tốt. Em cần học tập ở bạn những đức tính như giúp đỡ bạn bè, lễ phép với người lớn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
1. Kết bài mở rộng
Kết bài mở rộng là mở rộng ra nhiều vấn đề xung quanh đồ vật được miêu tả
+ Ví dụ: Tả cái cặp sách
Cái thước đã trở thành người bạn thân yêu của mình từ bao giờ, mình không còn nhớ nữa. Nó luôn ở cạnh mình mỗi khi học bài, làm bài. Cái thước nho nhỏ, xinh xinh mà rất hữu ích. Nó giúp mình kẻ những đường lề thẳng tắp, đóng khung những đáp số, gạch dưới những câu văn hay, những từ ngữ gợi hình, gợi tả…. mà mình cần chú ý để vận dụng trong viết văn. Cái thước thật quý đối với mình.
+ Ví dụ: Tả cái thước kẻ của em.
Em luôn luôn giữ gìn cây thước cẩn thận mồi khi dùng xong vì cây thước góp phần giúp em tiến bộ trong học tập đặc biệt là môn toán hình. Và bản thân em cũng đã coi nó như vật quan trọng nhất của mình.
+ Ví dụ: Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: “Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!”.
2. Bài văn có kết bài mở rộng
Ví dụ: Tả cây bưởi trong vườn nhà em
Mỗi loài cây trong vườn đều có một đặc điểm và công dụng riêng. Cây khế cho hoa tím bên bờ giếng. Cây chanh tỏa hương thơm dịu nhẹ, cho cốc nước mát lành vào ngày hè oi bức. Cây chuối lại tặng cho con người những buồng quả chín vàng mùi thơm ngào ngạt. Bên cạnh những loài cây ấy, cây bưởi cũng đang góp phần làm cho vườn nhà thêm phong phú và nhiều màu sắc.
Mới ngày nào chỉ là một cây con nhỏ xíu, được bàn tay của con người chăm sóc, tưới tắm, giờ đây cây bưởi đã cao quá đầu người. Thân cây to bằng cổ tay và vô cùng chắc khỏe, từ thân ấy tủa ra vô số những cành nhỏ khác nhau. Rễ cây ăn sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Có những cây to và lâu năm, rễ cây trồi cả lên mặt đất trông như những con rắn. Lá cây to bằng bàn tay và thắt lại ở giữa. Hoa bưởi nở thành từng chùm. Hoa bưởi có màu trắng tinh khôi, tuy không mang sắc đỏ rực rỡ như hoa hồng nhưng lại chẳng kém phần thu hút. Ở giữa năm cánh hoa là nhụy hoa vàng tươi. Những nụ hoa chúm chím xinh xinh như những chiếc cúc áo. Khi hoa bưởi nở, hương thơm dịu nhẹ và ngọt ngào lan tỏa khắp không gian. Hương hoa tạo cảm giác rất dễ chịu, dịu dàng mà thanh khiết. Quả bưởi tròn và nhẵn, lúc còn non thì có màu xanh. Cái nắng chói chang của mùa hạ nhuộm vàng cho vỏ bưởi, làm cho hoa thêm thơm, trái thêm ngọt.
Bưởi thường ra trái vào mùa thu. Quả bưởi trên cao chờ tay người hái về. Những múi bưởi thơm ngon căng mọng nước không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Vào những ngày rằm trung thu, làm sao thiếu được một quả bưởi trong mâm phá cỗ. Quả bưởi tròn trịa tượng trưng cho sự đầy đặn, vĩnh hằng của tạo hóa. Bưởi còn là một loại quả quan trọng xuất hiện trong mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc, thể hiện mong muốn có một năm mới an khang thịnh vượng. Vỏ bưởi còn được sấy khô làm chè bưởi- đây là một món ăn quen thuộc mỗi khi hè tới. Các bà, các mẹ thì lấy lá bưởi, vỏ bưởi đun nước để gội đầu, mùi hương thoang thoảng theo gió bay xa. Ông ướp chè với hoa bưởi, hương bưởi hòa quyện với làn khói nghi ngút bốc lên từ ấm trà tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhõm lạ kì.
Hiện nay, người ta lai tạo được nhiều giống bưởi mới cho quả ngon và năng suất cao hơn như bưởi Diễn, bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng. Mỗi loại bưởi đã trở thành đặc sản và nét văn hóa riêng của mỗi vùng đất. Chẳng riêng gì bưởi, loài cây nào cũng vậy, con người phải có công chăm bón và tình yêu đối với nó thì cây mới ra hoa kết trái, tặng cho con người những món quà từ thiên nhiên.
Cây bưởi là loại cây bình dị, quen thuộc đối với bất kì một người Việt Nam nào. Cây bưởi đã trở thành một phần của làng quê Việt Nam, là kí ức tuổi thơ dịu ngọt của mỗi chúng ta.
- Ý nghĩa câu chuyện Ba lưỡi rìu?
- Cách trình bày bài văn kể chuyện hay nhất
- Cách trình bày bài văn viết thư
- Khi kể chuyện cần chú ý điều gì?
- Khi viết thư cần lưu ý điều gì?
- Thêm vị ngữ thích hợp cho câu kể Ai làm gì?
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều?
- Cách phân biệt từ ghép từ láy
- Mở bài gián tiếp là gì?
Kết bài không mở rộng là gì? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trả lời câu hỏi kết bài không mở rộng là gì đồng thời viết kết bài mở rộng thì ra sao thông qua bài văn mẫu trên đây. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!