TOP 20 mẫu kết bài Vợ nhặt SIÊU HAY – vietjack.me

20 mẫu kết bài Vợ nhặt

TOP 20 mẫu kết bài Vợ nhặt (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 1

Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân thực sự đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc bởi việc xây dựng được 1 tình huống truyện hợp lý, chan chứa tình đời, tình người. Nhắc nhớ tới “Vợ nhặt” xin được mạn phép sử dụng những dòng văn của nhà văn Nguyễn Khải để thay lời kết cho bài viết này. Có lẽ, đây cũng chính là những gì mà bản thân Kim Lân thật sự muốn trải lòng: “Trên đời không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để bước qua những ranh giới đó.”

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 2

Truyện ngắn Vợ nhặt được chấp bút trong bối cảnh tăm tối, ám ảnh khủng khiếp của nạn đói, thế nhưng cái mà nhà văn Kim Lân hướng đến không phải phản ánh hiện thực thê thảm của con người mà trong bóng tối của nạn đói nhà văn phát hiện ra ánh sáng đẹp đẽ, cảm động của tình người. Trong nạn đói, khi cái chết vây hãm, trực chờ rút sạch đi sự sống thì những nạn nhân khốn khổ của nạn đói vẫn mạnh mẽ vươn lên bằng niềm tin, bằng sức mạnh tình thương. Bà cụ Tứ và Tràng là những người dân đói khổ sống ở xóm Ngụ cư, thế nhưng vào chính thời điểm mà nạn đói hoành hành dữ dội nhất, khi mà con người đứng trên ranh giới vô cùng mỏng manh giữa sự sống và cái chết vẫn sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người vợ nhặt, cũng chính tình thương ấy đã đánh thức phần thiện lương, dịu dàng và khát khao yêu thương bên trong người vợ nhặt.

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 3

Qua truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã thể hiện được tài năng nghệ thuật độc đáo của mình, thông qua xây dựng tình huống mang tính éo le, thử thách nhà văn đã để nhân vật của mình tự bộc lộ những tính cách, phẩm chất đáng quý, mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc hơn về những người nông dân nghèo khổ trong nạn đói xưa. Từ câu chuyện nhặt vợ “lạ đời” mà cũng đầy xót xa của anh Tràng, Kim Lân đã thể hiện thái độ trân trọng đối với những phẩm chất tốt đẹp cùng sức sống mạnh mẽ bên trong họ. Bởi vậy mà đọc Vợ nhặt chúng ta không chỉ xót xa cho thực trạng đói nghèo, mất mát của những người nông dân nghèo trong nạn đói mà còn cảm động trước những tình cảm tốt đẹp mà họ giành cho nhau trong những lúc khốn cùng ấy.

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 4

Viết về nạn đói năm 1945 thế nhưng nhà văn Kim Lân không tập trung miêu tả thực trạng xơ xác, thê thảm mà nạn đói mang đến cho con người mà tập trung bút lực khai thác, khám phá vẻ đẹp ẩn chứa bên trong con người. Và “Vợ nhặt” của Kim Lân đã vô cùng thành công khi tìm thấy ánh sáng đẹp đẽ nhất của sức sống, vẻ đẹp tình thương bên trong những người nông dân nghèo – nạn nhân đáng thương của nạn đói. Qua truyện ngắn, nhà văn cũng khẳng định cái đói, sự mất mát khủng khiếp chỉ có thể bào mòn sức sống, tước đoạt sinh mạng con người mà không thể làm mất đi bản chất tốt đẹp của con người: Bà cụ Tứ và anh Tràng tuy nghèo khó nhưng vẫn sẵn sàng dang tay cưu mang, giúp đỡ người vợ nhặt, người vợ nhặt “lột bỏ” vẻ ngoài chanh chua, chỏng lỏn để trở về với bản chất của mình: hiền hậu, đúng mực khi đã có một gia đình.

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 5

Bằng sự tinh tế trong cảm nhận, chân thực trong miêu tả cùng sự am hiểu sâu sắc đối với đời sống tinh thần của những người nông dân nghèo, nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt không chỉ tái hiện thành công, sinh động không khí ngột ngạt, u tối của nạn đói năm 1945 mà trên cái phông nền ảm đạm, thảm thương đó nhà văn làm nổi bật lên vẻ đẹp của sự sống, của tình thương bên trong con người. Qua truyện ngắn nhà văn Kim Lân cũng cho độc giả thấy được vẻ đẹp và sức mạnh đích thực của tình thương: nạn đói có thể hủy diệt con người ta về sự sống thể xác nhưng tuyệt nhiên không thể làm mất đi tình yêu thương, cũng chẳng thể hủy diệt nổi sức sống tinh thần và niềm tin của con người.

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 6

Vợ nhặt của Kim Lân là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học hiện thực. Tác phẩm vừa cho thấy hiện thực cuộc sống nghèo khổ của nhân dân, đồng thời ánh lên giá trị nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm thể hiện sự trân trọng, nâng niu những ước mơ đổi đời của con người. Không chỉ vậy, tác phẩm cũng cho thấy nghệ thuật phân tích phân tâm lí và miêu tả bậc thầy của nhà văn Kim Lân.

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 7

Xây dựng một kết thúc mở cùng với lối kể truyện độc đáo, lời văn giản dị, chân thành, mộc mạc nhưng rất có sức gợi hình, Kim Lân đã rất tài tình trong việc phản ánh chân thực nạn đói của xã hội Việt Nam những năm 1945. Số phận của người lao động bị rẻ rúng, thấp hèn, bị cái nghèo đói bủa vây cùng vô số những chính sách hà khắc của chế độ thực dân. Qua đó ông cũng thể hiện giá trị nhân đạo đó là ngợi ca khát vọng sống, trân trọng và gieo vào lòng người đọc một niềm tin thay đổi hoàn cảnh. Đồng thời tố cáo xã hội đen tối, tố cáo những chính sách khiến người dân càng lâm vào cảnh lầm than.

Đọc thêm:  Soạn bài Bàn về đọc sách | Soạn văn 9 hay nhất - VietJack.com

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 8

Với việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật trần thuật linh hoạt và cách xây dựng, miêu tả nhân vật, Kim Lân đã vẽ nên bức tranh hiện thực về cuộc sống và số phận của người lao động trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Đồng thời, tác phẩm cũng thể hiện rõ nét tấm lòng nhân đạo của nhà văn Kim Lân – bài ca ngợi ca tình người và khẳng định những giá trị, phẩm chất tốt đẹp của con người.

Từ việc phản ánh hiện thực xã hội thông qua nạn đói khủng khiếp năm 1944-1945, tác giả đã bộc lộ những tư tưởng, giá trị nhân đạo sâu sắc. Ca ngợi, đề cao vẻ đẹp, khát vọng sống còn của con người, cùng những niềm tin, hy vọng của họ vào một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đồng thời cũng bộc lộ niềm trân trọng, quý mến những thứ tình cảm giữa con người với con người như tình thân, tình yêu, tình đồng loại,… thứ không bao giờ bị dập tắt bởi sự khắc nghiệt của cuộc đời, thứ đã tiếp thêm cho con người sức mạnh để tiến về phía trước.

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 9

Nạn đói khủng khiếp, số phận bi thảm của những người đói là những mặt chủ yếu nhất của hiện thực lúc bấy giờ được Kim Lân phản ánh bằng những nét bản chất đã làm nên giá trị hiện thực sâu sắc của “Vợ nhặt” như chứng tích văn học về một sự kiện lịch sử không thể nào quên. Từ đó ngời sáng lên vẻ đẹp của tình yêu thương ở những con người đang trong cảnh ngộ khốn cùng. Chính điều này đã làm nên giá trị nhân đạo cao cả xuyên suốt ngòi bút của Kim Lân.

Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân thực sự đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc bởi việc xây dựng được một tình huống truyện hợp lý, chan chứa tình đời, tình người. Nhắc nhớ tới “Vợ nhặt” xin được mạn phép sử dụng những dòng văn của nhà văn Nguyễn Khải để thay lời kết. Có lẽ, đây cũng chính là những gì mà bản thân Kim Lân thật sự muốn trải lòng: “Trên đời không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để bước qua những ranh giới đó.”

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 10

Xây dựng một kết thúc mở cùng với lối kể truyện độc đáo, lời văn giản dị, chân thành, mộc mạc nhưng rất có sức gợi hình, Kim Lân đã rất tài tình trong việc phản ánh chân thực nạn đói của xã hội Việt Nam những năm 1945. Số phận của người lao động bị rẻ rúng, thấp hèn, bị cái nghèo đói bủa vây cùng vô số những chính sách hà khắc của chế độ thực dân.

Qua đó ông cũng thể hiện giá trị nhân đạo đó là ngợi ca khát vọng sống, trân trọng và gieo vào lòng người đọc một niềm tin thay đổi hoàn cảnh. Đồng thời tố cáo xã hội đen tối, tố cáo những chính sách khiến người dân càng lâm vào cảnh lầm than.

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 11

Có thể nhận thấy rằng chính bằng ngòi bút miêu tả chân thực, sinh động, cách khắc họa tâm lý nhân vật sắc sảo và cũng vô cùng độc đáo và cốt truyện “Vợ nhặt” mang được đầy bất ngờ. Kim Lân dường như cũng đã vẽ lại trước mắt người đọc khung cảnh đói nghèo tràn lan của xã hội Việt Nam những năm 1945. Thông qua đó tác giả cũng nhấn mạnh tình yêu thương giữa người với người luôn bất diệt ngay trong cả lúc cái chết chiếm lĩnh.

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 12

Từ câu chuyện nhặt vợ “lạ đời” mà cũng đầy xót xa của anh Tràng, Kim Lân đã thể hiện thái độ trân trọng đối với những phẩm chất tốt đẹp cùng sức sống mạnh mẽ bên trong họ. Bởi vậy mà đọc Vợ nhặt chúng ta không chỉ xót xa cho thực trạng đói nghèo, mất mát của những người nông dân nghèo trong nạn đói mà còn cảm động trước những tình cảm tốt đẹp mà họ giành cho nhau trong những lúc khốn cùng ấy.

“Vợ nhặt” đã khiến nhà văn Nguyễn Khải thốt lên: “Tôi không tin Nguyễn Tuân có thể viết “Chữ người tử tù” cũng như Kim Lân có thể viết “Vợ nhặt”. Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết”. Điều đó chắc chắn được làm nên không chỉ bởi ngòi bút kể chuyện tài hoa mà còn là một tâm hồn luôn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy”, một cái nhìn đôn hậu, hóm hình và đầy thấu hiểu với người nông dân.

Đọc thêm:  Phân tích 14 câu giữa bài Trao duyên (8 Mẫu) - Văn 10 - Download.vn

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 13

Bằng sự tinh tế trong cảm nhận, chân thực trong miêu tả cùng sự am hiểu sâu sắc đối với đời sống tinh thần của những người nông dân nghèo, nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt không chỉ tái hiện thành công, sinh động không khí ngột ngạt, u tối của nạn đói năm 1945 mà trên cái phông nền ảm đạm, thảm thương đó nhà văn làm nổi bật lên vẻ đẹp của sự sống, của tình thương bên trong con người.

Qua truyện ngắn nhà văn Kim Lân cũng cho độc giả thấy được vẻ đẹp và sức mạnh đích thực của tình thương: nạn đói có thể hủy diệt con người ta về sự sống thể xác nhưng tuyệt nhiên không thể làm mất đi tình yêu thương, cũng chẳng thể hủy diệt nổi sức sống tinh thần và niềm tin của con người.

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 14

Vợ nhặt của Kim Lân là một tác phẩm văn học hiện thực xuất sắc, người ta thấy ở đó một nạn đói kinh hoàng với những sinh linh bé nhỏ, tàn tạ bước từng bước lần về nghĩa địa, thấy được cái không khí tang thương, u uất, tràn ngập mùi tử thi bao trùm trên xóm nhỏ. Đồng thời có ý nghĩa phản ánh sự tàn ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật những kẻ đã gây ra thảm kịch cho hơn hai triệu đồng bào.

Nhưng toả sáng trong Vợ nhặt còn là giá trị nhân đạo cao cả, là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ, ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người. Truyện xây dựng thành công hình tượng các nhân vật nông dân nghèo khổ mà ấm áp tình thương, niềm hi vọng, lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn.

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 15

Kim Lân đã khéo léo xây dựng một tình huống truyện “Vợ nhặt” đặc sắc, độc đáo bậc nhất nền văn học Việt Nam. Tình huống ấy không chỉ làm rõ cái tình cảnh thê thảm của những người dân ta trong nạn đói khủng khiếp 1945 mà còn thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những tăm tối trong số phận con người trước Cách mạng Tháng Tám 1945 nữa.

Ngoài ra, tác phẩm cũng thể hiện được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Giá trị hiện thực nằm ở chỗ, Kim Lân đã miêu tả tình cảnh, cuộc sống, khung cảnh thê thảm của con người trong nạn đói năm 1945 khi mà cái đói dồn đuổi con người ta vào đường cùng. Nó cũng khiến cho những thứ hạnh phúc tưởng chừng to lớn nhất đời người trở nên mong manh, tội nghiệp. Và hơn thế, nó tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn phát xít , thực dân xâm lăng đất nước ta.

Về giá trị nhân đạo, Kim Lân muốn thể hiện cho chúng ta thấy được tình cảm thương mến của con người dành cho nhau ngay cả trong những lúc khó khăn, đói khát nhất. Sự trân trọng của Tràng dành cho Thị, tình yêu thương vô bờ của bà cụ Tứ là những điểm sáng giữa bức tranh tăm tối của nạn đói. Thêm nữa, ta còn cảm nhận được một thứ ánh sáng hy vọng vào tương lai tốt đẹp khi ngọn cờ Cách mạng phất phới bay trong gió cùng đoàn người đi phá kho thóc Nhật.

Kim Lân là một nhà văn thực sự tài năng, là một nhà văn gắn liền với đất và người. “Vợ nhặt” của ông đã cho chúng ta một cái nhìn mới về tình nghĩa con người trong nạn đói khủng khiếp của dân tộc. Tình huống ấy được dựng lên vừa lạ lùng vừa éo le, gieo vào lòng người đọc bao cảm xúc khó tả nhất. Đồng thời nó cũng chứng minh một tài năng hiếm có trong nền văn học Việt Nam – Kim Lân.

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 16

Truyện ngắn Vợ nhặt được chấp bút trong bối cảnh tăm tối, ám ảnh khủng khiếp của nạn đói, thế nhưng cái mà nhà văn Kim Lân hướng đến không phải phản ánh hiện thực thê thảm của con người mà trong bóng tối của nạn đói nhà văn phát hiện ra ánh sáng đẹp đẽ, cảm động của tình người. Trong nạn đói, khi cái chết vây hãm, trực chờ rút sạch đi sự sống thì những nạn nhân khốn khổ của nạn đói vẫn mạnh mẽ vươn lên bằng niềm tin, bằng sức mạnh tình thương.

Qua truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã thể hiện được tài năng nghệ thuật độc đáo của mình, thông qua xây dựng tình huống mang tính éo le, thử thách nhà văn đã để nhân vật của mình tự bộc lộ những tính cách, phẩm chất đáng quý, mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc hơn về những người nông dân nghèo khổ trong nạn đói xưa.

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 17

Trong những trang truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân, sự sống đã thách thức, đối mặt với cái chết cái đói và đã đàng hoàng chứng tỏ là bất diệt, lực lưỡng và mầu nhiệm. Chỗ sâu của dụng ý người viết là đó. Mở đầu là tôi sầm, kết thúc là bừng bừng thắm đỏ, nén sâu xúc động một tí tách hóm hỉnh đằng khác trong giọng điệu, đảo trước ra sau cho lạ lùng câu chuyện ở kết câu, lặng lẽ gài cô gái vào vai kỳ diệu… nghĩ cho cùng đều nhằm tô đậm dụng ý tư tưởng nghệ thuật ấy.

Đọc thêm:  Giải thích câu học học nữa học mãi - Trường Trung cấp Gò Công

Truyện ngắn “Vợ nhặt” để lại những rung cảm trong lòng bạn đọc không chỉ bởi niềm cảm thương, khao khát bình dị của con người mà còn bởi nghệ thuật độc đáo. Nhà văn sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mang đậm màu sắc của đồng bằng trung du bắc bộ cùng cách xưng hô thân mật “u – tôi”, gọi vợ là “nhà tôi” gợi lên không khí miền trung du với cuộc sống nghèo khó dân dã.

Bên cạnh đó là nghệ thuật xây dựng cốt truyện, tình huống hấp dẫn lôi cuốn bạn đọc ngay từ nhan đề. Qua đó tác phẩm đã thể hiện khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc cùng niềm tin vào tương lai tươi sáng của con người trong nạn đói.

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 18

Lên án tội ác của đế quốc Nhật, Pháp đã gây ra cho nhân dân ta nạn đói khủng khiếp mùa xuân năm 1945, đã là đề tài của hàng loạt tác phẩm thơ văn sau Cách mạng tháng Tám 1945 (Thơ Văn Cao, truyện ngắn, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi…). Với Vợ nhặt, Kim Lân đã giải quyết đề tài ấy một cách vừa riêng vừa vô cùng cảm động, vừa buộc người đọc phải suy nghĩ nhức nhối, day dứt mãi.

Nếu không có những tác phẩm như Vợ nhặt, người đọc ngày nay chắc không thế tưởng tượng nổi cái giá của con người đã có lúc rẻ mạt đến thế, nghĩa là không bằng con vật. Cái Tí của chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố vẫn còn cao giá hơn nhiều. Chỉ vài bát bánh đúc mà thành vợ hẳn hoi, thân phận con người như thế có hơn gì cỏ rác. Lời kết tội của Vợ nhặt thật là ngắn gọn sâu sắc, thấm thía biết bao!

Tình huống truyện đã đặt nhân vật kề bên nanh vuốt của cái chết. Một không khí chết chóc cứ len lỏi trong tác phẩm với mùi khói khét lẹt của những đống rấm trong nhà có người chết lan tới và tiếng hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ… Nhưng qua tâm trạng của các nhân vật, nhất là Tràng và bà cụ Tứ, thấy người dân lao động tin ở sự sống, vẫn hi vọng ở tương lai, cũng khao khát một tổ ấm gia đình để được thương yêu nhau và cùng chia sẻ vui buồn, để có bổn phận với nhau cũng như có trách nhiệm với đời…

Đó là bản chất lạc quan của nhân dân lao động. Một chủ nghĩa lạc quan không có căn cứ gì rõ rệt “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời” vẫn tồn tại dai dẳng những con người luôn sống hết mình với cuộc sống trong lao động và đấu tranh để sinh tồn. Niềm tin tưởng lạc quan ấy cuối cùng đã gặp được ánh sáng của cách mạng với lá cờ Việt Minh bay phấp phới báo hiệu cuộc đổi đời vĩ đại của dân tộc đang sắp sửa đến.

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 19

Thành công của Kim Lân là đã thấu hiểu và phân tích được những trạng thái khá tinh tế của con người trong hoàn cảnh đặc biệt. Và vượt lên hoàn cảnh vẫn là một vẻ đẹp tinh thần của những người nghèo khổ. Điều này đã tạo nên giá trị hiện thực độc đáo và giá trị nhân đạo cảm động của tác phẩm.

Trong tiểu thuyết nổi tiếng Thép đã tôi thế đấy, nhà văn Nga Nhicôlai Ôxtrôpxki đã để cho nhân vật Paven Coocsaghin ngẫm nghĩ: “Hãy biết sống cả những khi cuộc đời trở nên không thể chịu được nữa”. Vợ nhặt là bài ca về tình người ở những kẻ nghèo khổ, đã “biết sống” cho ra người ngay giữa thời túng đói quay quắt. Thông điệp của Kim Lân đã được chuyển hóa thành một thiên truyện ngắn xuất sắc với cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là bút pháp miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm thật cảm động và hấp dẫn.

Mẫu kết bài Vợ nhặt – Mẫu 20

Viết về nạn đói năm 1945, khắc họa thực tế cảnh người chết đói như ngả rạ, thế nhưng Kim Lân không đi vào những cảnh thương tâm như thế mà qua sự việc anh cu Tràng nhặt được vợ để làm nổi bật tinh thần nhân đạo, nhân văn cao cả. Vượt lên trên tất cả những lo lắng, tủi hờn là niềm hạnh phúc và tình yêu thương của con người bừng sáng.

Với truyện ngắn này, Kim Lân đã bày tỏ sự yêu quý sâu sắc đối với những người nghèo khổ nhưng giàu lòng nhân ái. Tác phẩm đã khẳng định rằng: cái đói khát, chết chóc không thể giết chết được niềm tin vào cuộc sống. Ở nơi tối tăm nhất, nghèo đói nhất thì con người ta vẫn biết cách nương tựa vào nhau mà vượt qua để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button