Ngành Xã hội học: Học gì? Học ở đâu? Ra trường làm gì? – JobsGO

Job ngon – Lương 12Tr + Hoa hồng không giới hạn – Mời bạn ứng tuyển

Đối với nhiều người, Xã hội học là một ngành trừu tượng và khó hình dung. Ngành này cũng ít được nhắc đến hơn các ngành kinh tế, ngành công nghệ thông tin,… Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, Xã hội học dần thể hiện tầm quan trọng và nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn học sinh khi lựa chọn ngành học và định hướng nghề nghiệp. Vậy ngành Xã hội học là gì?

1. Ngành Xã hội học là gì?

Ngành Xã hội học là một lĩnh vực trong khoa học xã hội nghiên cứu về cách xã hội hoạt động, tương tác và ảnh hưởng đến con người, xã hội.

ngành xã hội học
Ngành Xã hội học là gì?

Nó nghiên cứu các khía cạnh của cuộc sống xã hội, bao gồm các hành vi cá nhân và tập thể, tổ chức xã hội, quy tắc và chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, tầng lớp xã hội, giới tính, chủng tộc, quyền lợi xã hội, cấu trúc xã hội, các hiện tượng xã hội khác.

Ngành Xã hội học cung cấp khung nhìn và phương pháp nghiên cứu để chúng ta hiểu cũng như giải thích sự biến đổi, phát triển của xã hội. Nó tập trung vào việc phân tích các mối quan hệ xã hội , cung cấp cái nhìn sâu sắc về văn hóa, quyền lực, tầng lớp xã hội, chính trị và các vấn đề xã hội khác.

Học ngành này, bạn có thể nghiên cứu và áp dụng kiến thức của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, chính trị, tâm lý học xã hội, quản lý tổ chức, tư vấn xã hội và quan hệ công chúng.

2. Ngành Xã hội học học gì?

Mục tiêu của ngành Xã hội học là phân tích, khám phá hành vi, ý thức, mối quan hệ con người trong các xã hội khác nhau dựa trên quan điểm phổ quát toàn cầu. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức sâu rộng về:

  • Vấn đề xã hội.
  • Kỹ năng phân tích sự kiện, hiện tượng xã hội.
  • Hành vi con người.
  • Năng lực tư vấn, xây dựng chính sách xã hội.

Theo đó, người học sẽ được giảng dạy các môn học nổi bật như:

  • Xã hội học đại cương.
  • Xã hội học giới.
  • Xã hội học môi trường.
  • Xã hội học văn hóa.
  • Xã hội học giáo dục.
  • Lịch sử văn minh thế giới.
  • Hành vi con người và môi trường xã hội.
  • Tâm lý học xã hội.
  • Dân số học.
  • Chính sách xã hội.
  • Công tác xã hội.
  • Quản trị nhân sự.
  • Quản trị truyền thông.
  • Các vấn đề của xã hội.
  • Thống kê và hành chính.
  • v.v…
Đọc thêm:  LG OLED evo là gì? Có gì khác biệt so với tấm nền OLED truyền

Khung chương trình đào tạo của ngành này thường chia thành 4 năm.

  • Năm 1: Sinh viên được đào tạo các kiến thức đại cương, để qua đây, các bạn khám phá được lĩnh vực mà họ quan tâm nhất.
  • Năm 2 – 3: Sinh viên được học sâu vào các kiến thức ngành với nhiều chủ đề khác nhau như chủng tộc, văn hóa, chính trị, bình đẳng giới,…
  • Năm 4: Sinh viên được chia chuyên ngành, đi thực tập, làm luận văn, luận án, thực hiện các đề tài nghiên cứu xã hội dựa trên kiến thức, kỹ năng đã học được trong các năm trước đó.

Xem thêm: Mô tả công việc Quản lý Nhân sự

ngành xã hội học là gì
Ngành Xã hội học học gì?

3. Ngành Xã hội học ra làm gì?

Học ngành Xã hội học ra, bạn có thể đảm nhận rất nhiều vị trí công việc khác nhau như:

3.1 Nhân viên xã hội

Nhân viên xã hội có trách nhiệm nghiên cứu, lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động có tính xã hội trong các tổ chức. Công việc này nhằm đáp ứng nhiều mục đích xã hội khác nhau như giảm bớt bất bình đẳng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, bảo vệ quyền lợi xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển xã hội.

Các nhiệm vụ cụ thể của nhân viên xã hội bao gồm: tư vấn, hỗ trợ xã hội, phân tích chính sách xã hội, quản lý dự án, xây dựng mạng lưới liên kết với các đối tác và tổ chức khác. Bạn cũng có thể tham gia vào công tác nghiên cứu, phân tích xã hội để hiểu rõ hơn về vấn đề xã hội và đề xuất các giải pháp phù hợp.

3.2 Công tác tư vấn trong các tổ chức chính phủ

Tốt nghiệp ngành Xã hội học, với kiến thức chuyên sâu về xã hội và nhân chủng học, bạn có thể trở thành các chuyên gia xã hội học đáng tin cậy, đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức chính phủ. Công việc của các chuyên gia xã hội học tập trung vào việc tư vấn, xây dựng chính sách xã hội và thiết kế các kế hoạch triển khai chúng một cách hiệu quả.

Cụ thể, bạn sẽ nghiên cứu và phân tích những tình huống xã hội phức tạp, đồng thời đưa ra các khuyến nghị và giải pháp xã hội hóa để giải quyết các vấn đề đó. Công việc của bạn có thể liên quan đến xây dựng chính sách xã hội, đề xuất biện pháp cải cách xã hội hoặc triển khai các chương trình và dự án xã hội.

3.3 Nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu

Một sự lựa chọn hấp dẫn khác cho các bạn sau khi tốt nghiệp ngành Xã hội học là làm việc tại các trường học, trung tâm hoặc viện nghiên cứu về Xã hội học. Đây là công việc phù hợp cho những bạn có niềm đam mê với lĩnh vực này, đồng thời yêu thích việc truyền đạt kiến thức cho mọi người thông qua việc giảng dạy.

Đọc thêm:  6 tin vui về lương và bằng cấp cho giáo viên thời gian tới

Làm việc trong lĩnh vực giáo dục, có có thể trở thành giáo viên hoặc nhân viên hỗ trợ giảng dạy. Bạn có thể chia sẻ kiến thức về xã hội học với học sinh, tạo ra môi trường học tập cởi mở và khuyến khích sự hiểu biết về xã hội, văn hóa đa dạng.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể làm việc tại các trung tâm hoặc viện nghiên cứu về Xã hội học, nơi bạn có thể tiếp tục nghiên cứu về các vấn đề xã hội, tham gia vào các dự án nghiên cứu và phân tích. Điều này giúp bạn khám phá sâu hơn về xã hội học và đóng góp vào việc tạo ra các kiến thức mới trong lĩnh vực.

ngành xã hội học ra làm gì
Ngành Xã hội học ra làm gì?

3.4. Phóng viên, biên tập viên

Sự am hiểu sâu sắc về Xã hội học có thể trở thành một công cụ tuyệt vời nếu bạn quyết định làm phóng viên hoặc biên tập viên cho các cơ quan truyền thông. Kiến thức phong phú về hành vi xã hội của con người sẽ giúp bạn thực hiện công việc trong lĩnh vực truyền thông một cách xuất sắc.

Bạn có thể đặt câu hỏi sắc bén, nắm bắt được cấu trúc xã hội và tác động của nó đến cuộc sống hàng ngày của con người. Điều này giúp bạn tạo ra các bài báo, bài viết hoặc phân tích phản ánh chân thực về các vấn đề xã hội, quan hệ giữa các tầng lớp xã hội, tác động của các sự kiện xã hội đến cộng đồng.

4. Ngành Xã hội học học trường nào?

Vấn đề xã hội ngày càng nhức nhối, hiện đây cũng là ngành học đang có xu hướng cần thiết trong thị trường lao động. Bạn chẳng phải lo lắng rằng Xã hội học ra làm gì, bởi nếu có định hướng rõ ràng và rèn luyện các kiến thức và kỹ năng cần thiết thì cơ hội nghề nghiệp rất cao.

Hiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo, các trường đại học, cao đẳng đã có ngành học này trong chương trình giảng dạy của nhà trường.

Khu vực Trường Khối thi Điểm thi Ghi chú 2020 2021 2022 Miền Bắc Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐH Quốc gia HN A01, C00, D01, D04, D06, D78, D83 17.5 – 25.75 23.1 – 27.1 22 – 27.75 Điểm hệ 30 Đại học Công đoàn A01, C00, D01 14.5 17.75 15,3 Điểm hệ 30 Học viện báo chí và tuyên truyền D01; R22, A16, C15 22.85 – 23.85 24.4 – 25.4 24.46 – 25.46 Điểm hệ 30 Miền Trung Đại học Khoa học – Đại học Huế C00; C19; D01; D14 15.75 15 15.5 Điểm hệ 30 Đại học Đà Lạt C00; C19; C20; D66 15 16 16 Điểm hệ 30 Miền Nam Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM A00; D01; D14; C00 24 – 25 25.2 – 25.6 23.8 – 25.3 Điểm hệ 30 Đại học Mở TP.HCM A01; C00; D01; D02; D03; D04; D05; D06; D78; D79; D80; D81; D82; D83; DH8; DD2 19.5 23.1 22 Điểm hệ 30 Đại học Văn Hiến A00; C00; D01; C04 15.5 16 21 Điểm hệ 30 Đại học Tôn Đức Thắng A00; A01; D01; D07 29.25 32.9 28.5 Điểm hệ 40 Đại học Cần Thơ A01; C00; C19; D01 24 25.75 25.75 Điểm hệ 30 Đại học Bình Dương A01,A09,C00,D01 – 14 – Điểm hệ 30

Đọc thêm:  Kế hoạch khai giảng năm học 2022 - 2023 (2 mẫu) - Download.vn

5. Tố chất cần có để theo đuổi ngành Xã hội học

ngành xã hội học học gì
Tố chất cần có để theo đuổi ngành Xã hội học

Nếu bạn sở hữu những tố chất dưới đây, ngành xã hội học rất phù hợp với bạn.

5.1 Sự tò mò & quan tâm đến các vấn đề xã hội

Khi quan tâm đến các vấn đề xã hội, bạn thường:

  • Tự hỏi tại sao mọi thứ lại như vậy?
  • Mê hoặc bởi các xu hướng phổ biến & tự hỏi điều gì khiến chúng trở nên hấp dẫn đến thế;
  • Suy nghĩ về kết quả của các xu hướng;
  • Thích nói chuyện với mọi người về những gì đang diễn ra trong cuộc sống của họ.

5.2 Khả năng nghiên cứu, phân tích chuyên sâu

Sinh viên xã hội học cần dành rất nhiều thời gian để quan sát và thu thập thông tin, dữ liệu trong suốt quá trình học tập và sau khi đã đi làm. Điều đó đòi hỏi người học phải có khả năng nghiên cứu và phân tích.

5.3 Thấu hiểu người khác

Nếu muốn theo đuổi ngành xã hội học, bạn cần có khả năng đánh giá các khía cạnh khác nhau của xã hội ảnh hưởng thế nào đến tình cảm, hành vi, thể chất của con người.

5.4 Lo lắng về những vấn đề trong xã hội

Một sinh viên xã hội học thường cảm thấy lo lắng và tức giận về các vấn đề trong xã hội như phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, bất bình đẳng giàu nghèo. Họ thường tự hỏi bản thân tại sao những điều này tồn tại và làm gì để ngăn chặn chúng.

5.5 Tin tưởng vào khả năng thay đổi xã hội của con người

Sinh viên xã hội học thường tin rằng con người có khả năng tạo ra những thay đổi tích cực, có ý nghĩa đối với thế giới hiện tại của chúng ta. Chỉ khi đó, họ mới nỗ lực hết mình để nghiên cứu về các vấn đề trong xã hội và tìm ra giải pháp cho các vấn đề đó.

Tựu trung, ngành Xã hội học là ngành học có ý nghĩa thực tiễn cao và có cơ hội làm việc lớn trong thị trường lao động. Mong rằng những thông tin về ngành trên đây đã giúp bạn biết gợi mở được định hướng nghề nghiệp. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp tương lai.

Tham khảo thêm Blog JobsGO, tra cứu La Bàn Hướng Nghiệp để có cái nhìn chính xác hơn về ngành nghề nghề hiện nay nhé.

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO Banner

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button