Khối S gồm những môn nào, điều kiện dự thi khối S là gì?
Là một trong những khối thi năng khiếu, khối S dành cho những thí sinh có năng khiếu và đam mê lĩnh vực điện ảnh, mong muốn trở thành diễn viên, đạo diễn trong tương lai.
Khối S gồm những môn nào?
Khối S là khối thi dành cho những thí sinh có đam mê về điện ảnh với những bộ môn năng khiếu mang đặc trưng của ngành. Ngoài năng khiếu, ngoài hình, chiều cao,.. cũng là những yếu tố được quan tâm lớn.
Khối S được chia thành hai khối nhỏ sau:
+ Khối S00: Ngữ văn, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1, Năng khiếu sân khấu điện ảnh.
+ Khối S01: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2.
- Khối M gồm những môn gì, làm sao để đạt điểm cao môn thi năng khiếu khối M?Khối V thi môn gì, kinh nghiệm thi các môn khối V đạt điểm cao?
Hiện nay, mới chỉ có ba trường Đại học tuyển sinh năng khiếu khối S đó là: Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội; Trường Đại học Sân khấu điện ảnh và Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
Là khối thi năng khiếu dành cho thí sinh đam mê về điện ảnh.
Khối S có những ngành nào?
- Đạo diễn sân khấu
- Huấn luyện múa
- Diễn viên kịch – điện ảnh – truyền hình
- Biên đạo múa
- Quay phim điện ảnh
- Lý luận, phê bình điện ảnh – truyền hình
- Đạo diễn điện ảnh
- Đạo diễn truyền hình
- Thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh
- Nhiếp ảnh
- Biên kịch điện ảnh – truyền hình
- Diễn viên sân khấu kịch hát
- Quay phim truyền hình
Khối S thi môn gì về năng khiếu?
Khối S là khối thi năng khiếu dành riêng cho những thí sinh muốn trở thành diễn vien sân khấu nghệ thuật. Do đó, môn thi của khối S là tổ hợp 3 môn, trong đó có môn Ngữ văn và hai môn chủ đạo là năng khiếu điện ảnh (hệ số 2).
Bên cạnh đó, điểm môn Ngữ văn sẽ lấy từ điểm thi môn Văn trong kỳ thi THPT quốc gia và 2 môn thi năng khiếu sẽ do các trường tuyển sinh tự tổ chức thi.
Hình thức và điều kiện dự thi khối S là gì?
Ngành Diễn viên sân khấu điện ảnh, Diễn viên cải lương, Diễn viên chèo, Diễn viên Rối
Yêu cầu: Nam cao từ 165cm trở lên, nữ cao từ 155cm trở lên. Thí sinh có ngoại hình cân đối, không có khuyết tật về hình thể và giọng nói, độ tuổi từ 17 tới 22 (riêng với Diễn viên chèo, Diễn viên cải lương, Diễn viên rối cần thêm giọng hát tốt). Diễn viên nữ dự thi không được mặc áo dài, không mặc váy và không được trang điểm.
Ngành Biên đạo múa: Đã tốt nghiệp Trung cấp múa hoặc Cao đẳng múa.
Ngành Biên đạo múa đại chúng: Đã tốt nghiệp THPT, có năng khiếu nghệ thuật múa, có hình thể đẹp.
Ngành Quay phim điện ảnh: Thí sinh phải biết sử dụng máy ảnh cơ
Hình thức thi tuyển ở các trường khối S không giống như các khối thi phổ thông. Các thí sinh phải trải qua các vòng thi sơ tuyển và chung tuyển, cụ thể:
Vòng sơ tuyển
Học khối S, thí sinh có thể trở thành diễn viên, đạo diễn…trong tương lai.
Với các ngành Biên kịch, Đạo diễn, Quay phim, Lý luận & phê bình, Nhiếp ảnh, Âm thanh và Dựng phim sẽ: Thi kiến thức chung về văn hóa xã hội và văn học nghệ thuật.
Các ngành Diễn viên: Thí sinh tự chuẩn bị và trình bày một bài thi liên quan đến ngành mình đăng ký, một bài thơ hoặc 1 đoạn văn xuôi. Tự chuẩn bị và biểu diễn một tình huống không có nhân vật thứ 2, thời gian không quá 10 phút.
Đối với các ngành Biên đạo múa, Huấn luyện múa: Kiểm tra năng lực múa cơ bản, thực hiện từ 1 đến 3 các động tác múa cổ điển châu Âu và từ 1 đến 3 tổ hợp múa dân gian Việt Nam theo yêu cầu, nghe nhạc và trình bày theo cảm xúc.
Ngành Biên đạo múa đại chúng: Kiểm tra hình thể bằng cách thực hiện một tổ hợp múa (16 nhịp) theo hướng dẫn của BGK về một trong 3 thể loại múa: Dân gian dân tộc, hiện đại hoặc khiêu vũ quốc tế, kiểm tra cảm xúc âm nhạc.
Ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu điện ảnh hoạt hình: Thí sinh phải nộp kèm bài vẽ hình họa khi đăng ký dự thi ( bài thi điều kiện dự thi).
Vòng chung tuyển
+ Môn năng khiếu 1:
– Nhóm ngành Biên kịch: Viết sáng tác tiểu phẩm điện ảnh (hệ số 2)
– Đối với nhóm ngành Biên tập(hs2) , Đạo diễn(hs2), Quay phim(hs1), Lý luận & phê bình điện ảnh -truyền hình(hs2), Âm thanh(hs1), Công nghệ dựng phim(hs1): Xem phim và viết bài phân tích phim.
– Nhóm ngành Nhiếp ảnh: Viết bài phân tích tác phẩm nhiếp ảnh(hs1)
Ngành Lý luận & phê bình Sân khấu: Xem băng hình vở diễn và viết bài phân tích (hs2).
– Đạo diễn Âm thanh – Ánh sáng sân khấu: Viết ý tưởng thiết kế âm thanh, ánh sáng cho một tình huống kịch (hs1)
– Đạo diễn sự kiện – Lễ hội: Viết đề cương một kịch bản lễ hội (hs1)
+ Môn năng khiếu 2:
– Nhóm ngành Biên kịch, Đạo diễn, Lý luận và phê bình, Âm thanh, Công nghệ dựng phim: Thi vấn đáp
– Nhóm ngành Quay phim, Nhiếp ảnh: Thực hành chụp ảnh
– Vòng chung tuyển của nhóm ngành Diễn viên kịch: Biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi.
– Nhóm ngành Diễn viên chèo, cải lương, rối: Hát theo nhạc chuyên ngành và theo cữ giọng quy định, kiểm tra thẩm âm, tiết tấu cảm, múa các động tác theo yêu cầu của BGK và biểu diễn 1 tiểu phẩm sân khấu theo đề thi
– Đối với nhóm ngành Biên đạo múa, Huấn luyện múa: Trình bày một tiểu phẩm theo đề thi (2 đến 3 phút) không sử dụng quá 2 diễn viên và thí sinh phải trực tiếp tham gia trình bày.
Trên đây là những thông tin về khối S, khối S gồm những môn nào, hình thức và điều kiện thi tuyển mà Trường Trung cấp Trường Sơn tổng hợp. Mọi thông tin chi tiết liên hệ trực tiếp đến địa chỉ:
TRƯỜNG TRUNG CẤP TRƯỜNG SƠN
Địa chỉ: Số 164 – Phan Chu Trinh – TP.Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đắk Lắk
Điện thoại: (0262) 3.553.779 – 8.554.779 – 8.553.779
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!