Bị mất khứu giác là gì? Nguyên nhân mất khứu giác và cách khắc

Mất khứu giác là một triệu chứng khiến người bệnh rất lo lắng và có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về nguyên nhân mất khứu giác, cách trị mất khứu giác qua bài viết này nhé!

1Bị mất khứu giác là gì?

Mất khứu giác là tình trạng không ngửi được mùi, có thể do phù nề niêm mạc trong mũi hay tắc nghẽn khác gây cản trở và ngăn không cho mùi xâm nhập vào vùng mũi. Một số nguyên nhân dẫn đến mất khứu giác có thể kể đến như:

  • Cảm lạnh, cảm cúm.
  • Viêm xoang.
  • Viêm mũi không dị ứng như nghẹt mũi mạn tính.
  • Đường mũi bị cản trở bởi: khối u, xương mũi bị biến dạng, polyp mũi.
  • Dây thần kinh hoặc não bị tổn thương.
  • Nhiễm Covid-19: hiện nay, đây là 1 nguyên nhân phổ biến chiếm tỉ lệ lớn trong các nguyên nhân gây mất khứu giác.

Để lấy lại khứu giác và phòng ngừa nguy cơ mất khứu giác, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp như: rèn luyện, dùng dầu thầu dầu, gừng, nước muối…

Mất khứu giác là tình trạng không ngửi được mùi

Mất khứu giác là tình trạng không ngửi được mùi

2Dấu hiệu của bệnh mất khứu giác

Dấu hiệu của bệnh mất khứu giác rất đa dạng, tùy theo mức độ nặng nhẹ và thời gian mắc bệnh mà có thể gặp các dấu hiệu sau:

  • Mất khứu giác một phần: thường không thể ngửi thấy một số mùi hương nhẹ, với những mùi có hương mạnh như tinh dầu vẫn ngửi thấy.
  • Mất khứu giác hoàn toàn: không ngửi thấy bất cứ mùi gì cả.
  • Ngoài ra, bệnh có thể kèm theo giảm cảm giác vị giác, nêm nếm mặn hơn bình thường, mất vị giác dẫn đến ăn uống kém, mệt mỏi, gầy sút.
  • Mất khứu giác có thể là triệu chứng tạm thời hoặc có thể là tổn thương kéo dài, vĩnh viễn.
Đọc thêm:  HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở SINH VIÊN - Thư viện pháp luật

Dấu hiệu mất khứu giác rất đa dạng

Dấu hiệu mất khứu giác rất đa dạng

3Nguyên nhân mất khứu giác

Mất khứu giác đa số liên quan đến vùng mũi xoang hoặc các dây thần kinh nhỏ nằm trong xoang sàng của mũi. Một số nguyên nhân hay gặp gây mất khứu giác như:

  • Lão hóa: thường gặp ở người cao tuổi (từ 60 tuổi), do chức năng của các dây thần kinh giảm dần theo thời gian.
  • Polyp mũi: là khối u lành tính ở vùng mũi xoang, nếu kích thước khối polyp quá to có thể gây tắc nghẽn và giảm ngửi.
  • Chấn thương vùng đầu mặt cổ hoặc tổn thương thần kinh khứu giác.
  • Cảm cúm thông thường, viêm mũi xoang.
  • Bệnh mạn tính: đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc béo phì,…
  • Sử dụng một số loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm amitriptylin, thuốc kháng sinh tetracyclin hoặc thuốc chống co giật carbamazepin,…
  • Lạm dụng nhiều rượu bia, thuốc lá hoặc các chất gây nghiện như cocain,…
  • Tiếp xúc nhiều với hơi hóa học, dung môi hữu cơ hoặc thuốc trừ sâu,…

Viêm mũi xoang có thể gây mất khứu giác

Viêm mũi xoang có thể gây mất khứu giác

4Biến chứng nguy hiểm của bệnh mất khứu giác

Phần lớn các trường hợp mất ngửi là có thể phục hồi sau khi điều trị khỏi hoặc điều trị giảm bớt căn nguyên gây bệnh.

Tuy nhiên, với những trường hợp lão hóa hoặc tổn thương thần kinh khứu giác thường ít khả năng hồi phục và gây mất ngửi vĩnh viễn. Điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: không nhận biết được các chất độc hại, giảm cảm giác thèm ăn, chán ăn,…

Biến chứng nguy hiểm thường gặp là mất khứu giác vĩnh viễn

Biến chứng nguy hiểm thường gặp là mất khứu giác vĩnh viễn

5Các bệnh liên quan đến mất khứu giác

  • Viêm xoang, viêm mũi dị ứng: do viêm nhiễm, phù nề các niêm mạc vùng xoang có thể gây nên mất khứu giác. Bệnh thường kèm theo triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc đau dọc sống mũi và lan sang hai bên thái dương,…
  • Tắc nghẽn mũi do khối u, polyp mũi và biến dạng vách ngăn trong mũi: làm cản trở không khí lưu thông và tiếp xúc với thần kinh khứu giác gây mất ngửi. Điều trị các bệnh lý này cần phải can thiệp phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân.
  • Nhiễm Covid-19: các chủng virus SARS-CoV-2 mới có khả năng làm khả năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ mũi nên não bộ gây mất khứu giác tạm thời. Tuy nhiên, khứu giác tự hồi phục trong vòng 2 tuần, trung bình là 7 – 10 ngày.
  • Các bệnh do tuổi tác như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson: đây là tổn thương lão hóa các dây thần kinh khứu giác cũng như vùng cảm nhận mùi hương trên não bộ. Do đó, mất khứu giác ở đây thường nặng dần dẫn đến mất ngửi hoàn toàn.
Đọc thêm:  MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU

Nhiễm Covid - 19 là bệnh liên quan đến mất khứu giác

Nhiễm Covid – 19 là bệnh liên quan đến mất khứu giác

6Các cách chẩn đoán mất khứu giác

Để chẩn đoán xác định bệnh mất khứu giác và tìm nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ dựa vào những dấu hiệu gợi ý, triệu chứng kèm theo, tiền sử điều trị bệnh và sử dụng thuốc trước đây.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ thăm khám đánh giá khả năng nhận diện mùi hương và thực hiện các cận lâm sàng hỗ trợ như:

  • Xét nghiệm Covid – 19.
  • Nội soi tai mũi họng: để phát hiện nguyên nhân do polyp mũi, viêm mũi xoang,…
  • Chụp cắt lớp vi tính hàm mặt: tìm nguyên nhân lệch vách ngăn hoặc có chấn thương nhỏ vùng hàm mặt,…
  • Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não: chẩn đoán nguyên nhân mất khứu giác do tuổi già hoặc các khối u.

Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não giúp chẩn đoán mất khứu giác

Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não giúp chẩn đoán mất khứu giác

7Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần đến khám bác sĩ

Mất khứu giác do cảm lạnh, dị ứng hoặc viêm xoang cấp tính đa số sẽ tự hồi phục sau vài ngày. Nếu thời gian hồi phục lâu, bạn có thể gặp bác sĩ để khám, tư vấn và sử dụng một số loại thuốc tránh tình huống bệnh trở nặng.

Trong trường hợp phải điều trị, bác sĩ sẽ cho sử dụng kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn bên trong mũi. Nếu không may mất khứu giác sau 60 tuổi thì khả năng cao là sẽ không hồi phục vĩnh viễn.

Đọc thêm:  Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương khổ lớn năm 2023 - Invert.vn

Mất khứu giác kéo dài cần đến gặp bác sĩ

Mất khứu giác kéo dài cần đến gặp bác sĩ

Các bệnh viện chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín

  • Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Bệnh viện Đại học Y Dược,…
  • Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Tai Mũi Họng,…

Bệnh viện chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín

Bệnh viện chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín

8Các cách điều trị chứng mất khứu giác

Tùy theo nguyên nhân gây mất khứu giác mà sẽ có các phương pháp điều trị cụ thể khác nhau, chẳng hạn như:

  • Mất ngửi do cảm cúm, viêm xoang, Covid – 19: có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng một số thuốc để điều trị triệu chứng kèm theo của bệnh như sốt, ho, nghẹt mũi, chảy mũi,…
  • Trường hợp có nhiễm trùng do vi khuẩn: sử dụng kháng sinh thích hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Mất ngửi do polyp hoặc lệch vách ngăn: cần phẫu thuật để cắt bỏ hoặc tạo hình lại vách ngăn mũi.
  • Với nguyên nhân bệnh tuổi già: điều trị để làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh, tránh bệnh nặng thêm.

Dùng các thuốc hỗ trợ điều trị mất khứu giác

Dùng các thuốc hỗ trợ điều trị mất khứu giác

9Biện pháp phòng ngừa mất khứu giác

Mất khứu giác là triệu chứng hay gặp ở nhiều lứa tuổi, khi thay đổi thời tiết, nhất là trời hanh khô. Do đó, cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa mất khứu giác như:

  • Thường xuyên làm sạch và làm ẩm không khí để giảm nguy cơ mắc viêm mũi, viêm xoang.
  • Không tiếp xúc với các dị nguyên gây viêm mũi dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng,… ở người có cơ địa dị ứng.
  • Vệ sinh mũi đúng cách từ 1 – 2 lần/ngày.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • Hạn chế hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với các chất hóa học độc hại mà không có đồ bảo hộ.

Đeo khẩu trang là biện pháp phòng ngừa mất khứu giác

Đeo khẩu trang là biện pháp phòng ngừa mất khứu giác

  • Viêm xoang
  • 4 bệnh tai mũi họng và các triệu chứng thường gặp
  • 13 triệu chứng hậu COVID bạn cần lưu ý
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button