Tóm tắt kiến thức bài thơ đò lèn của Nguyễn Duy – HỌC TỐT

Hoctot.net.vn đã tóm tắt kiến thức cơ bản bài thơ Đò lèn trong bài viết dưới đây để giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức một cách nhanh chóng mà không cần tốn nhiều thời gian đi tìm hiểu, cùng tham khảo nhé.

Tham khảo thêm: Soạn văn bài thơ Đò Lèn

1. Tổng quan về tác giả Nguyễn Duy

1.1. Tiểu sử tác giả

  • Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ.
  • Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Thanh Hoá.
  • Khi còn là học sinh phổ thông, Nguyễn Duy đã bắt đầu làm thơ. Năm 1973, với chùm thơ: Hơi ấm Ổ rơm, Tre Việt Nam, Bầu trời vuông, ông đạt được giải Nhất trong cuộc thi thơ của báo Văn nghệ.
  • Không chỉ là một nhà thơ, Nguyễn Duy cũng là một người chiến sĩ cách mạng, ông từng chiến đấu chống Mỹ ở chiến trường Khe Sanh, đường 9 Nam Lào, Quảng trị.

1.2. Sự nghiệp văn học của tác giả

1.2.1. Phong cách sáng tác

  • Thơ Nguyễn Duy có sự kết hợp khéo léo, hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với cái chất thế sự đậm đặc.
  • Trong thể thơ lục bát truyền thống, Nguyễn Duy viết theo phong cách hiện đại, câu thơ vừa có tính phóng túng lại vừa uyển chuyển, chặt chẽ. Ông là một trong những thi sĩ đã góp phần làm mới thể thơ lục bát này với sự tìm tòi, sáng tạo theo hướng hiện đại, tạo lên nét độc đáo mới mẻ cho thể thơ này.
Đọc thêm:  Từ cảm nhận về nhân vật ông lái đò hãy bình luận những ý kiến sau

1.2.2. Tác phẩm chính

  • Về thơ tác giả có một só tác phẩm tiêu biểu như:
      • Cát trắng (1973)
      • Ánh trăng (1984)
      • Đãi cát tìm vàng (1987)
      • Mẹ và em (1987),…
  • Với tiểu thuyết có tác phẩm: Khoảng cách(1986),…
  • Với bút kí có: Nhìn ra bể rộng trời cao(1986),…

2. Tổng quan về tác phẩm đò lèn của Nguyễn Duy

2.1. Hoàn cảnh sáng tác bài đò lèn

  • Bài thơ “Đò Lèn” được Nguyễn Duy viết vào năm 1983, trong một dịp ông trở về quê ngoại, trở lại với những kỷ niệm, những hồi ức đan xen nhiều buồn vui của tuổi thơ, về với hình ảnh người bà ngoại yêu dấu, người đã tận tuỵ, vất vả nuôi dạy ông đến khi trưởng thành.
  • Tác phẩm được in trong tập Ánh trăng.

2.2. Bố cục của bài đò lèn

Bài thơ có thể chia làm 2 phần:

  • Phần 1 (5 khổ đầu): Người cháu nhớ những ký ức của tuổi thơ, nhớ lại hình ảnh người bà tảo tần, lam lũ sớm hôm, vất vả nuôi mình khôn lớn.
  • Phần 2 (còn lại): Sự thức tỉnh, hối tiếc, ân hận muộn màng của người cháu khi đã vô tâm, không thấu hiểu nỗi cơ cực của bà.

2.3. Giá trị nội dung bài đò lèn

  • Bài thơ “Đò Lèn” đã tái hiện lại những ký ức đẹp đẽ của thời thơ ấu và hình ảnh người bà ngoại tảo tần, lam lũ vất vả để nuôi dạy đứa cháu của mình, đồng thời bày tỏ tấm lòng yêu quý và rất mực kính trọng của người cháu đối với người bà đã mất.
  • Là sự thức tỉnh, ân hận, hối tiếc muộn màng của người cháu khi thời thơ ấu đã vô tư, vô tâm, không thấu hiểu được sự vất vả, cơ cực của người bà.
Đọc thêm:  Cảm nhận về hình tượng người vợ nhặt trong truyện ... - Đọc Tài Liệu

2.4. Giá trị nghệ thuật bài thơ đò lèn

  • Có sự hòa quyện hài hòa giữa tính cách dân gian và phong vị cổ điển.
  • Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, chân thật và gần gũi với cuộc sống đời thường, mang nét hỏm hỉnh dân gian.
  • Với thể thơ 8 chữ, không viết hoa chữ cái đầu đã tạo lên nét độc đáo mới mẻ của bài thơ.

Trên đây là bài tóm tắt kiến thức cơ bản bài Đò Lèn của Nguyễn Duy mà hoctot.net.vn đã tổng hợp bao gồm những kiến thức về tác giả và tác phẩm (bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…) Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức để học tập tốt hơn.

XEM THÊM:

Chi tiết: Sơ đồ tư duy bài đò lèn

Văn mẫu: Kết bài bài thơ đò lèn của nguyễn duy

Tổng hợp phân tích tất cả các tác phẩm trong chương trình ngữ văn 12: Tại đây

Bạn đang xem bài viết “Tóm tắt kiến thức bài thơ đò lèn của Nguyễn Duy”

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button