Ngôn ngữ ký hiệu – Phần 1: Chữ cái. Số. – Mai trời sáng !

Ngôn ngữ ký hiệu – Phần 1: Chữ cái. Số. – Mai trời sáng !

Ngôn ngữ ký hiệu, hay còn gọi là thủ ngữ, là phương thức giao tiếp sử dụng cơ thể để tạo ra ký hiệu mà người điếc có thể hiểu được. Ngôn ngữ ký hiệu có một số đặc điểm:

  1. Ngôn ngữ ký hiệu ko chỉ dùng mỗi tay không, mà còn phối hợp với hình thể, biểu cảm, khẩu hình miệng.
  2. Ngôn ngữ ký hiệu là quy ước, do đó có một số từ mà tuỳ vùng miền, tuỳ quốc gia mà có cách biểu đạt khác nhau. Bạn sinh hoạt với cộng đồng người điếc ở vùng nào thì theo quy ước của vùng đó. Ví dụ mình sống ở miền Bắc thì theo chuẩn của cộng đồng người điếc Hà Nội.
  3. Nhưng bạn yên tâm, có sự giao thoa rất nhiều giữa các vùng miền với nhau, giữa VN với nước ngoài. Vả lại chỉ những từ trừu tượng thì mới khó mô tả, còn phần lớn trong giao tiếp gặp những từ có thể dùng đặc trưng tiêu biểu của nó để mô tả, ví dụ “ngôi nhà” thì có mái, “con bò” thì có sừng, “học” thì kiến thức đi vào não, còn “dạy” thì kiến thức từ não đi ra, …
  4. Ngôn ngữ ký hiệu chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi ngôn ngữ nói. Người điếc tuy ko nói được nhưng vẫn viết được, họ vẫn học tiếng Việt như người bình thường. Ví dụ, từ “bố” (“ba”) thì chữ B để ở cằm, nhưng trong tiếng Anh Mỹ thì họ dùng bàn tay xoè ra, với ngón cái cắm vào trán.

Khi tiếp xúc và trò chuyện với người điếc, bạn sẽ phải làm quen với 3 điều sau:

  1. Vì họ mất khả năng nghe, nên bạn phải khua tay hoặc cố gắng làm điều gì đó thu hút sự chú ý của họ. Cố ới gọi hay tạo ra tiếng động ko giúp ích gì đâu.
  2. Người điếc họ ko nghe được, nhưng ko mất khả năng phát âm, chỉ là họ ko ý thức được âm thanh gì mà họ tạo ra. Điều này dẫn đến tình cảnh, đó là trong một cuộc trò chuyện đông người, thế giới của người điếc là một bầu im lặng, nhưng thế giới của người nghe thì …. ồn ào vô cùng =)
  3. Với người điếc, ngôn ngữ ký hiệu là ngôn ngữ. Bạn có thể vụng về trong cử chỉ, hoặc có thể quên ký hiệu, nhưng hãy nghiêm túc với cử chỉ bạn tạo ra, vì nó cũng phản ánh phần nào thái độ của bạn trong giao tiếp. Khó trách các bạn được, vì người nghe như chúng ta đã quá quen làm chủ giọng nói, còn cử chỉ thì chưa. Cử chỉ ko đúng mực, dù vô ý nhưng có thể khiến người điếc hiểu nhầm.
Đọc thêm:  Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến năm 2021 – Văn mẫu lớp 12

Người điếc muốn được gọi là “người điếc” hay “người khiếm thính” hơn? Thế nào cũng được, nhưng họ thích từ “người điếc” hơn, vì họ muốn được coi như người đặc biệt, hơn là người bị khiếm khuyết một cái gì đó.

Bảng chữ cái

dấu trăng : 2 ngón trỏ và giữa cong như nanh rắn, hướng về phía trước.dấu nón : như dấu trăng, nhưng hướng xuống.dấu móc : ngón út cong hình móc câu.

A : nắm bàn tay, lòng hướng về trước, ngón cái để tự nhiên và ép vào bên ngón trỏ.

Ă : chữ A + dấu trăng.

 : chữ A + dấu nón.

B : duỗi thẳng bàn tay, lòng hướng về trước, 4 ngón khép lại, trừ ngón cái ép vào lòng.

C : bàn tay hình chữ c

D : khum các ngón tay lại thành hình tròn như chữ o, trừ ngón trỏ vươn thẳng lên.

Đ : như chữ d, nhưng ngón trỏ hơi quặp lại để biểu thị nét gạch ngang.

E : từ chữ b, các ngón quặp hết lại.

Ê : chữ E + dấu nón.

F : ngón trỏ kết với ngón cái thành vòng tròn, các ngón khác xoè ra (giống biểu tượng “ok”).

G : ngón trỏ và ngón cái như đang cầm hờ cái gì đó, hướng sang ngang, các ngón khác nắm lại.

H : ngón cái kết vòng tròn với ngón giữa, các ngón khác duỗi và hướng lên.

I : ngón út hướng thẳng lên, các ngón khác nắm lại.

J : từ chữ I, quay cổ tay để đầu ngón út vẽ hình chữ J.

K : ngón trỏ và ngón giữa chếch nhau một góc, giống đầu hình chữ k, ngón cái thẳng đặt lên đốt ngón giữa.

Đọc thêm:  Soạn bài Vượt thác | Ngắn nhất Soạn văn 6 – VietJack.com

L : ngón trỏ và ngón cái hình chữ l, các ngón khác nắm lại.

M : 3 ngón trỏ, giữa, áp út thẳng và hướng xuống, các ngón khác nắm lại.

N : như chữ m, nhưng chỉ với 2 ngón trỏ và giữa.

O : khum hình chữ o.

Ô : chữ O + dấu nón.

Ơ : chữ O + dấu móc.

P : ngón trỏ và cái như hình chữ l, nhưng chúc xuống, ngón giữa cũng duỗi thẳng và chúc xuống.

Q : như chữ g, nhưng 2 ngón trỏ và cái hướng xuống.

R : ngón trỏ và giữa hướng lên và bắt chéo nhau.

S : ngón cái thẳng, các ngón khác khum lại và đặt trên gốc ngón cái.

T : ngón trỏ nằm ngang và đặt đè lên ngón cái, các ngón khác duỗi thẳng lên.

U : 2 ngón trỏ và giữa khép lại và hướng lên.

Ư : chữ U + dấu móc.

V : 2 ngón trỏ và giữa toẽ ra hình chữ v (giống biểu tượng hay làm khi chụp ảnh tự sướng).

W : như chữ v, nhưng với 3 ngón (thêm ngón áp út).

X : giống chữ đ, nhưng nằm ngang và các ngón kia nắm lại.

Y : ngón cái và ngón út duỗi ra, các ngón khác nắm lại.

Z : ngón trỏ vẽ hình chữ z.

dấu sắc : ngón út hình chữ i, vẽ hình dấu sắc chéo từ trên xuống.

dấu huyền : ngón út vẽ hình dấu huyền nằm ngang.

dấu hỏi : ngón út vẽ hình dấu hỏi.

dấu ngã : ngón út vẽ hình dấu ngã.

dấu nặng : ngón út chấm một chấm về phía trước.

Số

0 : giống chữ o.

1 – 5 : xoè số ngón tương ứng.

Đọc thêm:  Người kể chuyện trong đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời

6 : giống chữ Y.

7 – 9 : duỗi ngón trỏ, giữa, áp út tương ứng.

10 : số 1 + số 0

11 – 999 : nhìn chung cứ ghép từng chữ số một. Nếu có chữ số giống nhau thì làm kí hiệu giống nhau, nhưng thêm điệu bộ nhấn tay ở các vị trí khác nhau trong ko gian.

1000 : số 1 + dấu nặng (biểu thị dấu chấm của hàng nghìn).

hơn 1000 : dùng dấu chấm để biểu thị hàng nghìn, hàng triệu, …

Với những số lớn hoặc tiền tệ, người điếc thích dùng cách biểu diễn nhanh hơn như sau:

10, 20, … , 90 : biểu diễn số hàng chục, nhưng ko duỗi thẳng ngón mà hơi cong lại, và lắc lắc tay.

100, 200, … , 900 : đầu tiên biểu diễn số hàng trăm, sau đó kéo dịch tay sang ngang, đồng thời quặp các ngón vừa duỗi lại, giống như đang nắm quả bóng.

1k, 2k, … , 9k đồng : biểu diễn số thông thường thì lòng bàn tay hướng về trước và giơ trước mặt, còn biểu diễn số tiền thì bàn tay ở thấp hơn. Biểu diễn số hàng nghìn trước, rồi vẩy tay theo hướng chém xuống.

10k, 20k, … , 90k đồng : giống như biểu diễn các số 10, 20, … nhưng tay ở thấp hơn (có lắc tay).

100k, 200k, … , 900k đồng : đầu tiên, biểu diễn số hàng trăm nghìn (nhưng lòng bàn tay hướng vào trong và tay hơi lệch ở bên vai bên kia). Sau đó kéo tay sang bên này, lòng bàn tay hướng ra ngoài, các ngón vừa duỗi thì quặp lại. Cuối cùng chém bàn tay xuống dưới.

1tr, 2tr, … : đầu tiên biểu diễn số hàng triệu, sau đó kéo dịch tay sang ngang, chuyển tay sang biểu tượng “ok”.

Đánh giá bài viết