Dàn ý bài văn Tả cô giáo lớp 5 – VnDoc.com

Lập dàn ý tả cô giáo lớp 5 giúp các em học sinh định hướng, biết cách xây dựng vốn từ, củng cố và hoàn thiện các bài văn tả người, chuẩn bị cho các bài kiểm tra viết văn. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Dàn ý Tả cô giáo lớp 5 Ngắn gọn

a) Mở bài: Giới thiệu cô giáo mà em muốn miêu tả

  • Cô giáo đó có tên là gì?
  • Cô ấy dạy em môn học nào? Ở lớp mấy?

b) Thân bài:

– Miêu tả ngoại hình của cô:

  • Cô năm nay bao nhiêu tuổi? Vẻ ngoài của cô có tương ứng với tuổi tác không?
  • Cô ấy trông như thế nào? Có xinh đẹp không?
  • Dáng người của cô ấy có đặc điểm gì? (thấp bé, cao ráo, mập mạp, mũm mĩm, hơi gầy…)
  • Mái tóc của cô ấy như thế nào? (đặc điểm về chiều dài, màu sắc, cách buộc tóc…)
  • Khuôn mặt cô có đặc điểm gì? (đôi mắt có hình gì, cần phải đeo kính không; trán cô có cao không; đôi môi cô có cần đánh son không; cô có thường trang điểm không…)
  • Bàn tay của cô như thế nào? (có thon thả không, có sơn móng không, khi viết có uyển chuyển không…)

– Miêu tả tính cách của cô:

  • Cô giáo khi dạy học có nghiêm khắc không? Cô có thường nhắc nhở, phê bình khi các bạn phạm lỗi không?
  • Cô có quan tâm đến tình hình học tập của từng bạn không? Khi được học sinh hỏi bài, cô có chu đáo giải thích lại không?
  • Tình cảm các bạn học sinh trong lớp dành cho cô như thế nào?
  • Cô giáo của em có thân thiết với các thầy cô khác trong trường không? Cô có thường tham gia các hoạt động tập thể không?

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho người giáo viên mà mình vừa miêu tả

Dàn ý bài văn tả cô giáo lớp 5 mẫu 1

a) Mở bài: Giới thiệu chung về cô giáo mà em muốn miêu tả:

  • Cô ấy tên là gì? Là giáo viên dạy em môn gì? Vào năm lớp mấy?
  • Hiện tại cô còn đang dạy em không? Tình cảm của em dành cho cô là gì?

b) Thân bài:

– Miêu tả ngoại hình của cô:

  • Cô có chiều cao, cân nặng bao nhiêu? Vóc dáng của cô có đặc điểm gì?
  • Nước da của cô có màu sắc như thế nào?
  • Mái tóc của cô có màu sắc gì? Có dài không? Cô tạo kiểu như thế nào mỗi khi đi dạy?
  • Khuôn mặt của cô có hình gì? Đôi mắt, vầng trán, gò má, sống mũi, khuôn miệng… của cô có đặc điểm gì? Cô có thường trang điểm khi đi dạy không? Cách trang điểm của cô có gì khiến em ấn tượng?
  • Nụ cười, ánh mắt của cô giáo khi nhìn em như thế nào? Điều đó truyền cho em cảm xúc, động lực như thế nào?
  • Bàn tay của cô có đặc điểm gì? Cô có làm móng không? Khi cô viết bảng, cầm tay em, xoa đầu em thì em có cảm giác gì?
  • Dáng đi đứng của cô có đặc điểm gì? Cách cô nói chuyện ra sao?
  • Trang phục khi đi dạy của cô là gì? Những hôm có hoạt động đặc biệt thì cô mặc gì?

– Miêu tả hành động, tính cách của cô:

  • Cô dạy học có dễ hiểu không? Cô thường tổ chức các hoạt động gì trong giờ học?
  • Cô có quan tâm đến học sinh không? Sự quan tâm ấy được thể hiện qua các hành động nào?
  • Tính cách của cô ra sao? Mọi người có yêu quý cô không?
Đọc thêm:  Soạn bài Viếng lăng bác | Ngắn nhất Soạn văn 9 - VietJack.com

c) Kết bài:

  • Tình cảm, suy nghĩ của em dành cho cô
  • Những mong ước tốt đẹp mà em muốn gửi đến cô

Dàn ý bài văn Tả cô giáo lớp 5 mẫu 2

a. Mở bài: Giới thiệu về cô giáo mà em muốn miêu tả.

Mẫu: Người ta thường nói, cô giáo như mẹ hiền. Em đã từng được học với nhiều cô giáo, tuy em rất yêu quý và kính trọng các cô. Nhưng phải đến lúc được gặp cô Hà – cô giáo chủ nhiệm của em, thì em mới thực sự cảm nhận được rằng cô ấy chính là người mẹ thứ hai của mình.

b. Thân bài

– Giới thiệu chung về cô giáo của em:

  • Cô có tên là gì? Năm nay cô bao nhiêu tuổi?
  • Cô dạy em môn học nào? Từ năm học nào?
  • Cô có dáng vẻ ra sao? (xinh đẹp, hiền dịu, thanh thoát…)
  • Cô có thân thiện và gần gũi với học sinh không?

– Miêu tả chi tiết về cô giáo của em:

  • Khuôn mặt của cô có hình dáng gì? Cô thường để kiểu tóc như thế nào? Có hợp với khuôn mặt của cô không?
  • Cô có đôi mắt màu gì? Hình dáng ra sao? Nó có nổi bật không? Khi nhìn vào đôi mắt của cô, em cảm nhận được gì? Cô có phải đeo kính khi chấm bài hay không?
  • Khi đi dạy (hoặc vào các dịp lễ) cô có trang điểm hay không? Khi trang điểm trông cô như thế nào? Có khiến em và mọi người bất ngờ không?
  • Bình thường, cô có thường mang món trang sức nào không? (vòng tay, nhẫn, dây chuyền) Món đồ đó có ý nghĩa gì đặc biệt với cô không?
  • Trang phục đi dạy thường ngày của cô là gì? Vào các dịp đặc biệt, cô có sự thay đổi nào không?

– Tả tính cách, hoạt động của cô giáo:

  • Cô đi dạy có đúng giờ không? Có dành thêm nhiều thời gian cho các học sinh của mình không?
  • Trong giờ dạy, cách cô dạy học có gì đặc biệt không? Em cảm nhận như thế nào về cách dạy, chữa bài, giọng nói của cô?
  • Cô có thường cùng lớp tham gia các hoạt động tập thể không? Cô đã giúp các em những điều gì?
  • Ngoài giờ học, cô có trò chuyện, tâm sự cùng học sinh của mình không?
  • Đối với đồng nghiệp, phụ huynh, cô giáo cư xử ra sao? Có được mọi người yêu quý không?

– Tả một kỉ niệm, một điều mà em ấn tượng nhất ở cô:

  • Em thích điều gì nhất ở cô?
  • Em có kỉ niệm nào đáng nhớ với cô không?

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cô giáo.

Mẫu: Em yêu quý cô Hà lắm. Có lúc cô như một người mẹ của em, có lúc cô lại như một người chị dịu dàng và thân thiết. Được học với cô là một điều may mắn của em. Em mong rằng, trong tương lai, dù em không còn được cô dạy nữa, thì em vẫn sẽ luôn là học sinh nhỏ yêu quý của cô.

Dàn ý bài văn tả cô giáo lớp 5 mẫu 3

a. Mở bài: Giới thiệu về cô giáo của em

b. Thân bài

– Miêu tả khái quát về cô giáo:

  • Cô giáo tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Dạy môn học nào? Đã dạy em bao lâu rồi?
  • Cô có chiều cao, cân nặng như thế nào? Vóc dáng có đặc điểm gì?

– Miêu tả chi tiết về ngoại hình cô giáo:

  • Khuôn mặt, đôi mắt, lông mày, vầng trán, cái mũi, nụ cười, hàm răng…
  • Mái tóc: màu sắc, kiểu dáng, cách buộc…
  • Trang phục: khi đi dạy, đi chơi, vào các dịp đặc biệt…

(Lưu ý: HS chỉ chọn những đặc điểm mình thấy ấn tượng để miêu tả chứ không miêu tả hết)

– Tính cách, phẩm chất của cô giáo:

  • Tính cách: hiền lành, vui vẻ, vui tính, năng động, dịu dàng…
  • Phẩm chất: tốt bụng, chăm chỉ, quan tâm người khác, kiên trì…
Đọc thêm:  Bút pháp thi trung hữu họa trong bài thơ Tây Tiến hay nhất (3 Mẫu)

(Lưu ý: đưa ra các dẫn chứng là hành động cụ thể để chứng minh cho các đặc điểm tính cách, phẩm chất đã đưa ra)

– Kể một kỉ niệm đặc biệt giữa em và cô giáo

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cô giáo

Dàn ý bài văn tả cô giáo lớp 5 mẫu 4

1. Mở bài

  • Dẫn dắt giới thiệu đối tượng miêu tả.
  • Năm năm học dưới mái trường tiểu học thân yêu đã cho em gặp gỡ với bao người thầy, người cô tâm huyết nhưng cô giáo mà em yêu quý nhất là cô Vân – đó là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 của em.

2. Thân bài

a. Tả khái quát

  • Cô có cái tên rất hay Nguyễn Ngọc Khánh Vân. Cô bảo rằng cái tên ấy có nghĩa là làn nước mùa xuân trong xanh.
  • Cô là giáo viên kinh nghiệm với gần hai mươi năm tuổi nghề.

b. Tả ngoại hình

  • Cô năm nay đã gần năm mươi tuổi nhưng trông cô vẫn còn trẻ và mang vẻ đẹp xuân xanh.
  • Dáng người cao và gầy.
  • Mái tóc dài, đen mượt lúc nào cũng được thả ngang vai duyên dáng.
  • Khuôn mặt hình trái xoan với nước da trắng hồng đã xuất hiện một vài nếp nhăn của tuổi tác.
  • Đôi mắt đen láy luôn chan chứa tình yêu thương, lòng vị tha đối với học sinh.
  • Nụ cười tỏa nắng khiến người tiếp xúc với cô luôn cảm thấy dễ chịu.
  • Giọng nói của cô vừa trầm ấm vừa truyền cảm. Những bài học cô giảng vì thế mà trở nên hấp dẫn hơn.
  • Bàn tay cô không thon dài mà hơi khô ráp với những vết chai sần. Đó là dấu ấn của cả cuộc đời vất vả với bảng đen phấn trắng, là dấu tích của những đêm cần mẫn cầm bút chấm bài.

c. Tả đặc điểm tính cách

  • Cô Vân là người giáo viên có niềm say mê và trách nhiệm với công việc. Giáo án của cô bao giờ cũng được soạn kĩ càng để mang đến cho chúng em bài học hay nhất.
  • Cô rất yêu thương và quan tâm tới học sinh. Cô tận tình dạy chúng em không chỉ kiến thức sách vở mà còn là những bài học cuộc sống bổ ích.
  • Cô là người có lòng bao dung vị tha. Mỗi khi chúng em mắc lỗi cô không quát mắng mà nhẹ nhàng nhắc nhở và khuyên bảo chân tình.
  • Cô là người vui tính. Trong giờ học cô hay kể đan xen những mẩu chuyện cười để tạo cho chúng em giờ học thoải mái.
  • Hay cười và thân thiện là một trong những nét đẹp của cô khiến đồng nghiệp và học sinh yêu quý, kính trọng.

3. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ về cô.
  • Dù sau này em có học cao lên, có thể gặp nhiều thầy cô khác nhưng những ấn tượng về cô Thủy vẫn mãi in dấu trong em. Em mong ước sau này sẽ trở thành một người giáo viên tâm huyết như cô.

Dàn ý tả cô giáo đang giảng bài

Dàn ý bài văn tả cô giáo lớp 5 mẫu 5

1. Mở bài:

  • Giới thiệu cô giáo định tả: Đó là cô nào? Dạy em hồi.. Đã để lại cho em ấn tượng.
  • Trong các thầy cô đã dạy em trong những năm tiểu học thì em không thể nào quên được cô…
  • Dạy em năm học lớp Hai.

2. Thân bài:

a) Tả ngoại hình:

  • Năm nay cô ngoài ba mươi tuổi. Trông cô còn trẻ
  • Dáng người: cao, cân đối với tà áo dài cô thường mặc mỗi khi đến lớp.
  • Mái tóc: dài và mượt, luôn buộc cao gọn gàng.
  • Khuôn mặt: trái xoan, dễ mến, hồng hào.
  • Vầng trán: cao để lộ sự thông minh, mái tóc chải gọn ôm lấy khuôn mặt.
  • Đôi mắt: đen, sáng, có lúc nghiêm khắc có lúc dịu hiền., ánh lên những tia sáng ấm áp.
  • Mũi: cao, thanh tú.
  • Đôi môi: nở những nụ cười trìu mến.
  • Giọng nói: truyền cảm, ấm trầm, lúc ngân vang.
  • Khi cô kể chuyện hay đọc thơ giọng cô rất truyền cảm.
Đọc thêm:  Dàn ý cảm nghĩ của em về tình bạn - Thủ thuật - TaimienPhi.vn

b) Tả tính tình:

  • Hiền nhưng nghiêm khắc, các bạn rất thích cô giảng bài
  • Cô rất yêu thương học trò, công tâm và luôn công bằng
  • Yêu thương học sinh

c) Tả hoạt động giảng bài

  • Giảng rất tận tình và chu đáo.
  • Những phần nào khó, thường gợi mở những câu hỏi nhỏ giúp chúng em phát biểu và tìm hiểu bài một cách dễ dàng hơn.
  • Chữ cô đẹp. Cô hướng dẫn cho chúng em viết từng nét chữ.
  • Tả khi cô kể chuyện hay đọc thơ, chúng em đều chăm chú lắng nghe.
  • Là một giáo viên chủ nhiệm gương mẫu nên được tất cả học sinh chúng em yêu mến.

3. Kết bài:

  • Cho dù không còn học với cô nữa nhưng em luôn kính trọng và biết ơn cô.
  • Em mong cô mãi khỏe
  • Em ước cô mãi là …trong trái tim em

Dàn ý bài văn tả cô giáo lớp 5 mẫu 6

1. Mở bài:

  • Tên: Cô Mai – là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
  • Cô đã dạy em hồi lớp 1C.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

  • Câu mở đoạn: Cô Mai trông thật xinh xắn. (xinh như thế nào thì các câu sau minh họa, làm rõ cho câu mở đoạn này)
  • Tuổi: Ngoài ba mươi tuổi. Nhưng trông cô còn trẻ lắm
  • Dáng người cao.
  • Nước da: trắng mịn, hồng hào.
  • Mái tóc: đen mượt, xõa ngang vai .
  • Trang phục: Thường mặc bộ áo dài màu tím Huế.
  • Đôi mắt: đen lay láy, long lanh dịu hiền khó tả.
  • Miệng: luôn nở nụ cười, thường trực nụ cười.
  • Hàm răng: trắng, đều đặn.
  • Bàn tay: mịn màng, trắng hồng. Ngón tay thon dài, trắng trẻo.

b) Tính tình – Thói quen – Hoạt động

  • Câu mở đoạn: Cô hiền và có trách nhiệm với học sinh
  • Luôn quan tâm đến học sinh. Ân cần chỉ bảo học sinh
  • Quan tâm đến tất cả mọi học sinh trong lớp
  • Yêu nghề, yêu công việc dạy học
  • Cô chịu kho chấm bài, giúp đỡ học sinh cách sửa sai. Tận tụy với công việc đến sớm, về muộn.
  • Yêu thương học sinh
  • Dạy chúng em bao điều hay, luôn mong những học trò sẽ khôn lớn, thành những người. có ích cho xã hội.

3. Kết bài:

  • Em yêu cô, kính trọng cô, biết ơn cô.
  • Em mong ước cô mãi khỏe và tươi trẻ cống hiến cho đời những lớp học trò ngoan.

Dàn ý bài văn tả cô giáo lớp 5 mẫu 7

1. Mở bài:

  • Giới thiệu cô giáo cũ của em.:… tuổi: – gần bốn mươi tuổi – coi cô như người mẹ thứ hai của em.

2. Thân bài:

a) Tả hình dáng

  • Cô có dáng người cân đối- Nên cô mặc bộ nào cũng đẹp.
  • Mái tóc đen, dài, luôn chải, tết gọn sau lưng
  • Khuôn mặt đầy đặn, nước da trắng hồng cân đối với chiếc mũi thẳng, đôi môi hồng luôn tươi cười.
  • Đôi mắt: đen và sáng; nhìn hiền từ, thân thiện.
  • Sở hữu một làn da trắng trẻo.
  • Bàn tay nhỏ nhắn có các ngón thon dài.
  • Cổ tay trò trịa:
  • Bước đi nhẹ, chậm dãi.
  • Giọng nói rõ ràng, ấm và vang

b) Tả tính tình – Một vài thói quen – Họat động chính

  • Cô hiền lắm
  • Cô thương yêu học sinh
  • Cô chịu khó thưởng ở lại cuối buổi học để chấm bài cho chúng em, đến sớm.
  • Tả hoạt động giảng bài: em rất thích nghe cô kể chuyện: cô kể …
  • Tả hoạt động giúp bạn học làm phép chia
  • Cô thương người, cô yêu mến học sinh, coi học sinh như con đẻ của mình
  • Cô tốt với mọi người

3. Kết bài:

  • Nêu cảm nghĩ của em về cô.

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 và Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button