Dàn ý cho đề: Bếp lửa sưởi ấm một đời – VnDoc.com
Văn mẫu lớp 9: Dàn ý cho đề: Bếp lửa sưởi ấm một đời – bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các mẫu dàn ý khác nhau cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Lập dàn ý Bếp lửa sưởi ấm một đời, bàn về bài thơ Bếp lửa mẫu 1
1. Mở bài: giới thiệu về bài thơ Bếp lửa
Ví dụ:
Trong gia đình, thì mỗi gia đình sẽ có những thành viên khác nhau, có những điểm nổi bật khác nhau. Có gia đình làm nông, có gia đình làm giáo viên, có gia đình làm nhân viên hoặc các nghề khác. Trong gia đình bạn có thể ba, mẹ, ông bà, cháu, cậu, chú,…. Mọi người thân trong gia đình là một người bạn không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người có thể đối với ta một cách khác nhau, thể hiện tình cảm khác nhau. Một tình cảm rất thiêng liêng được thể hiện qua bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt đó là tình bà cháu.
2. Thân bài: phân tích bài thơ Bếp lửa:
a. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc:
– Tình cảm của bà cháu rất sâu đậm, gắn liền với hình ảnh bếp lửa
– Hình ảnh bếp lửa rất gần gũi, quen thuộc và thân thương
– Người bà đã chắc chiu tình cảm của mình qua bếp lửa
b. Cảm nghĩ về bà và về bếp lửa:
– Hồi tưởng về những kỉ niệm đẹp bên bà:
+ Thời thơ ấu luôn lẻo đẽo theo bà
+ Người luôn mùi khóc
+ Nhem nhuốc vì than củi
+ Cuộc sống nghèo khó những không bao giờ quên
– Hồi tưởng những kỉ niềm bên bà:
+ Hình ảnh cứ quấn quýt bên bà
+ Tám năm hít khói bếp
+ Tình cảm bà cháu rất quấn quyét
+ Sự hi sinh vô bờ của bà dành cho người cháu thân yêu
– Cảm nghĩ về cuộc đời bà:
+ Cuộc đời vất vả, khó khăn
+ Yêu bà hơn
– Nỗi niềm thương nhớ bà:
+ Tình yêu và nhớ bà mãnh liệt trong tâm hồn cháu
+ Dù đi xa những cháu vân xhuownsg về bà
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa
Ví dụ:
Bài thơ bếp lửa như một tình cảm của cháu dành cho bà qua các kí ức của tuổi thơ và niềm thương nhớ bà của tác giả.
Dàn ý Bếp lửa sưởi ấm một đời – bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Mẫu 2
1.Mở bài
Giới thiệu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và hình ảnh sáng tạo tiêu biểu đặc sắc nhất của bài thơ: hình ảnh bếp lửa.
2.Thân bài
Bài thơ Bếp lửa ra đời vào năm 1963. Thời kì này cả nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp. Miền Bắc đang tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục chiến đấu chống lại sự xâm lược của đế quốc Mĩ.
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ gắn liền với thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ của nhân dân ta. Đối với cá nhân tác giả, bài thơ Bếp lửa gợi nhớ lại những kỉ niệm về bà và những năm tháng xa bố mẹ được bà yêu thương, chăm sóc ân cần.
Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà tần tảo, gợi lên lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà.
Bài thơ không chỉ bó hẹp trong tình cảm gia đình mà còn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. Tình cảm kính yêu, biết ơn đối với người bà gắn liền với tình cảm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước. Do đó, tinh thần chiến đấu của người cháu xuất phát từ tình yêu bà và tình yêu xóm làng.
3. Kết bài
Hình ảnh bếp lửa là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tình cảm kính yêu, biết ơn đối với người bà đã hi sinh cả đòi vì con cháu.
Dàn ý Bếp lửa sưởi ấm một đời – bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Mẫu 3
* Mở bài:
– Giới thiệu khái quát nhất về tác giả Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”
– Qua dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu về người bà kính yêu, đồng thời cũng thể hiện lòng biết ơn vô hạn tới bà, cũng như với quê hương, đất nước.
* Thân bài:
1- Nội dung:
+) Hình ảnh bếp lửa gắn với kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ:
– Bài thơ bắt đầu với hình ảnh”bếp lửa” và gắn bó mật thiết với người bà tần tảo sớm khuya.
– “Bếp lửa” khơi dòng kỉ niệm, là chứng nhân tuổi thơ,là bước đệm giúp cháu vượt qua cả chặng đường dài. Đặc biệt ở từ “ấp iu” giúp ta liên tưởng đến bàn tay khéo léo và tấm lòng kiên trì của người nhóm lửa. Ngày qua ngày bà gắn bó với bếp lửa, đó là công việc đã quá quen thuộc.
+) Hồi tưởng về thời gian được sống trong tình yêu thương, chăm chút của bà:
– Cuộc sống trong thời kì này cũng vô cùng cực khổ, bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 với hơn hai triệu dân Việt Nam đã chết đói vì chính sách cai trị của bọn thực dân Pháp. Tất cả những hình ảnh như: đói mòn đói mỏi, bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy, khói hun,..… đã làm cháu xúc động.
-Tám năm trường kì, gian khổ cháu được ở cùng bà: bà đã ươm mầm tuổi thơ, bà không chỉ nhóm lửa cuộc sống, bà thay cha mẹ cháu để dạy cháu thành người. Sao cháu có thể quên những năm tháng ấy. Bà luôn quan tâm, chăm sóc từng bữa cơm giấc ngủ. Ở bà còn hiện lên một tình yêu thương vô hạn đến đứa cháu bé bỏng của bà.
– Không chỉ vậy mà bà có một sự dũng cảm, một nghị lực sống. Khi kháng chiến đang ở những giai đoạn ác liệt nhất bà đã vượt qua, luôn là hậu phương vững chắc của các con đang ở chiến trường.Có thể nói bà chính là hình ảnh tiểu biểu cho các bà mẹ Việt Nam tiêu biểu.
– Dòng cảm xúc của tác giả ở trong khổ thơ này như lên đến tột đỉnh, bà như một bà tiên trong truyện cổ tích. Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai cũng chính là nhóm lên niềm yêu thương, bà luôn đặt niềm tin vào cháu, mong cháu có thể tự tin bước trên đường một cách vững vàng nhất .
+) Những suy ngẫm của người cháu về bà:
– Dù cháu không được ở bên bà nhưng trái tim cháu luôn dẽo theo hình bóng của bà.Và cháu cũng đã thành công trên con đường mình mong ước. Nhưng chẳng lúc nào có thể quên bếp lủa của bà.
2- Nghệ thuật:
Tác giả đã thể hiện rất thành công hình ảnh “Bếp lửa”, dùng hàng loạt các câu cảm thán…
* Kết bài:
– Tình ảm gia đình không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người và Bằng Việt cũng vây. Bài thơ mang một triết lí sâu sắc.
– Nêu lên suy nghĩ của mình.
Văn mẫu Bếp lửa sưởi ấm một đời – bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta có thể quên đi nhiều điều, nhưng ký ức tuổi thơ thì khó có thể phai nhạt. Đối với Bằng Việt, kỷ niệm thơ gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa nồng đượm. Tất cả kỷ niệm thời thơ ấu thật ấy được tác giả làm sống dậy trong bài thơ “Bếp lửa”. Đi ra từ nỗi nhớ, tất cả những hình ảnh, ngôn từ bị cuốn theo dòng hoài niệm. Một thờ quá khứ được tái hiện lại trong tâm tưởng với những chi tiết rất cụ thể: Lửa của kỷ niệm tuổi thơ, lửa của cuộc sống lúc đã trưởng thành; bếp lửa của bà ngày xưa, bếp lửa ngày nay. Bếp lửa gắn chặt với hình ảnh người bà, bếp lửa của một thời thơ ấu với nhiều kỷ niệm khó phai. Trong mấy câu thơ mở đầu có một bếp lửa chờn vờn mang màu cổ tích. Hình ảnh “chờn vờn sương sớm” gợi lên ngọn lửa không định hình khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ. Điệp ngữ “một bếp lửa” được lặp lại ở đầu những câu thơ có tác dụng nhấn mạnh dấu ấn kỷ niệm sâu lắng trong ký ức tác giả. Nó trở thành hình tượng xuyên suốt hết bài thơ. Từ sau sương khói mịt mờ của tuổi thơ, tác giả đã thổi phồng lên những kỷ niệm của tuổi thiếu niên khi quê hương đất nước có chiến tranh. Trong những câu thơ ấy, ta thấy từ “bà” được lặp lại nhiều lần cùng với cấu trúc “bà – cháu” sóng đôi gợi sắc điệu tình cảm xoắn xuýt, gắn bó, ấm áp của tình bà cháu. Tác giả như trách móc loài chim tu hú vô tình chỉ gợi sự cô đơn đến vắng vẻ mà không đến san sẻ với bà. Cách nói này đã bộc lộ kín đáo, ý nhị tình cảm của tác giả đối với bà. Tiếng chim tu hú trong khổ thơ làm cho không gian kỷ niệm có chiều sâu. Nỗi nhớ của cháu về bà bỗng trở nên thăm thẳm và vời vợi. Ẩn chứa đằng sau những câu chữ ấy là tình cảm thương yêu, xót xa của nhà thơ trước nỗi cô đơn và sự vất vả của bà
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Dàn ý cho đề: Bếp lửa sưởi ấm một đời – bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu môn Ngữ văn 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt Văn 9 hơn.
Bài tiếp theo: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về những niềm vui giản dị trong cuộc sống của mỗi con người
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!