Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em (11 mẫu)
Lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em môn Tiếng Việt lớp 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc, hướng dẫn cho các bạn đầy đủ chi tiết cách lập và trình bày một bài văn tả cảnh – tả cảnh đẹp ở quê hương. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về đầy đủ.
Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em Mẫu 1
a) Mở bài: Giới thiệu về cảnh đẹp mà em muốn miêu tả
Gợi ý: cánh đồng lúa, bãi biển, dòng sông, con suối, rừng cây, con đường, công viên, vườn cây…
b) Thân bài:
– Miêu tả khái quát về cảnh đẹp:
- Tên đầy đủ của cảnh đẹp đó là gì? Để di chuyển đến đó có khó khăn không? Có gặp nhiều trở ngại không?
- Cảnh đẹp đó là tự nhiên hay do con người tạo ra?
- Diện tích, phạm vi của cảnh đẹp đó có rộng lớn hay không?
– Miêu tả chi tiết cảnh đẹp đó:
- Gồm những khu vực, bộ phận nào? Giới thiệu theo trình tự nhất định (từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong…)
- Những cây cối, đồ vật, động vật… có xuất hiện ở cảnh đẹp đó? Những sinh vật ấy là tự nhiên hay do con người chăm só?
- Bầu trời, dòng nước, gió, không khí… ở cảnh đẹp đó như thế nào? Đem đến cảm giác ra sao cho em khi đến thăm?
- Thường có những hoạt động, sự kiện gì xảy ra ở khu vực đó? Ý nghĩa của các hoạt động ấy
c) Kết bài:
- Đánh giá, suy nghĩ của em về cảnh đẹp đó
- Tình cảm của em dành cho cảnh đẹp của địa phương mà mình vừa miêu tả
Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em Mẫu 2
1. Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh đẹp ở quê mà em định tả (cánh đồng, con đường làng, sông, suối, hay danh lam thắng cảnh gì?
Ví dụ: Em sinh ra và lớn lên ở một làng quê yên bình. Nơi đây có cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát, có bờ đê thoai thoải mà mỗi chiều về lại nô nức lũ trẻ thả diều, có con đường làng gập ghềnh đất đỏ…Nhưng có một nơi mà em luôn nhớ nhất và đầy ắp những kỉ niệm tại đây là con sông bao quanh ngôi làng em…
2. Thân bài
a) Tả bao quát những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp quê hương
Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh đó như: Màu sắc, mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp…) như thế nào?
Ví dụ:
- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.
- Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng…
- Con đường từ nhà đến trường rất đẹp và đơn giản
b) Tả chi tiết cảnh đẹp
– Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị…
- Hai bên đường có những đoạn có cây gỗ to, có đoạn có hoa, có đoạn thì là cỏ, có đoạn thì có nhà….Những chú chim và bướm bay nhảy trên những ngọn cây hai bên đường
- Nước sông như thế nào rồi hai bên bờ sông ra sao, đáy sông….
– Hoat động của con người xung quanh cảnh đó:
- Tàu thuyền tấp nập ở dòng sông, trẻ con thì nô đùa, bơi lội. Mọi người giặt giũ lấy nước
- Con đường từ nhà đến trường có rất nhiều người qua lại trên đường: như đi bộ, đi xe máy, đi làm, ra đồng,…
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm, gắn bó, mong có dịp trở lại…);
Ví dụ: Dòng sông quê hương ấy đã gắn bó và bồi đắp lên bao nhiêu kỉ niệm về tuổi thơ tuyệt vời của em, và của biết bao đứa trẻ khác ở vùng nông thôn ấy. Em sẽ luôn nhớ và gắn bó với hình ảnh nơi đây dù mai sau có xa quê hương.
Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em Mẫu 3
1. Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng
Mẫu: Công viên Vị Xuyên quê hương em rất đẹp, nhất là vào những buổi bình minh ngày hè. Vì mùa hè em có nhiều thời gian rảnh hơn hẳn các mùa khác nên có nhiều cơ hội được ra hồ vào buổi sáng ngắm nhìn mặt trời mọc, đắm chìm trong vẻ đẹp của công viên, của hồ nước.
2. Thân bài:
Công viên Vị Xuyên quê hương em là một tổng thể thiên nhiên hài hòa có hồ Vị Xuyên, những con đường, vườn cây, dải đất bao quanh và cả tượng đài Trần Hưng Đạo.
a. Hồ Vị Xuyên:
- Em theo mẹ ra hồ từ sớm để tập thể dục và để được ngắm nhìn cảnh hồ buổi bình minh rực rỡ.Khi mặt trời vén bức màn mây “mỏng mảnh như là khói” trên cao để ngắm thả những cô cậu bé nắng tinh nghịch xuống đánh thức vạn vật, lớp sương mỏng phủ trên mặt hồ dần tan, để nhường chỗ cho ánh nắng ngày mới vàng tươi ấm áp chan hòa khắp không gian.
- Mặt hồ phẳng lặng, bình yên tựa hồ một tấm gương soi khổng lồ dường như bừng sáng hẳn lên bởi ánh bình minh.
- Đứng nhìn ngắm mặt nước trong veo, hít thở căng lồng ngực bầu không khí trong lành, thanh mát mà em cảm thấy khoan khoái hơn hẳn, lòng bỗng thấy yêu đời, hạnh phúc hơn, và yêu quê hương với hồ Vị Xuyên thơ mộng.
- Thỉnh thoảng có những làn gió mát thổi qua hồ làm cho mặt nước khẽ gợn sóng, từng con sóng nhỏ lăn tăn như đang vui đùa với những bé nắng làm em cứ ngỡ như trong một thoáng có ai đó đã dát vàng, một cách khéo léo và tinh tế, lên mặt hồ khiến nó lung linh, rực rỡ hơn hẳn.
b. Khu vực bao quanh hồ Vị Xuyên:
- Sau khi ngắm nhìn cảnh hồ buổi bình minh, em và mẹ tản bộ trên con đường nhỏ lát gạch sạch sẽ bao quanh hồ.
- Người ta không làm một con đường nhựa phẳng lì, rộng lớn quanh hồ mà cẩn thận lát những viên gạch trên con đường nhỏ khiến cho ai đi trên con đường ấy cũng có cảm xúc như đang đi trên một con đường thôn quê mộc mạc.
- Con đường ấy, cùng thảm cỏ sát bờ hồ nhìn xa như một đường viên tinh tế mà con người đã điểm tô cho tấm gương thiên nhiên khổng lồ.
- Nắng vàng rủ xuống con đường nhỏ, nắng mải mê trườn mình trên bãi cỏ xanh mướt ven hồ khiến cho cảnh vật trông tràn đầy sức sống.
- Vì giờ là buổi sáng sớm nên sương vẫn chưa tan hẳn dù nắng đã gõ cửa từng cây xanh hoa thắm.
- Những hạt sương nhỏ tí xíu, long lanh như hạt ngọc điểm tô cho vẻ đẹp dải cỏ sát hồ khi nắng chiếu vào lại thêm lấp lánh, lung linh hơn.
- Chim chóc nhảy nhót, bay lượn, chuyền từ cành cây này sang cành cây khác khiến cho công viên vào buổi sáng thêm vui tươi, nhộn nhịp hơn hẳn.
- Trên con đường nhỏ, người dân đi bộ, tập thể dục tưng bừng, rộn rã.
c. Tượng đài Trần Hưng Đạo:
- Một nét nổi bật trong công viên Vị Xuyên quê em là hình ảnh tượng đài Trần Hưng Đạo oai phong, lẫm liệt, luôn được người dân kính trọng, giữ gìn cẩn thận.
- Nắng lên rọi vào bức tượng đồng khiến cho bức tượng ánh lên một vẻ chắc chắn, mạnh mẽ, oai phong hơn hẳn.
3. Kết bài: Bày tỏ cảm xúc cá nhân
Mẫu: Nếu ai hỏi quê hương em có cảnh gì đẹp, em sẽ rất tự hào giới thiệu với họ công viên Vị Xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng. Em rất yêu và muốn ngắm nhìn bức tranh ấy mỗi buổi sớm mai.
Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em Mẫu 4
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? – sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá…).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
– Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường….).
b. Tả chi tiết:
– Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).
– Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.
– Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.
– Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.
– Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.
3. Kết luận:
Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.
• Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối… không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên.
Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em Mẫu 5
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? Ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
Màu sắc, mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp…) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng…).
b) Tả chi tiết:
– Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị…(Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy…).
– Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm… Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).
Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm, gắn bó, mong có dịp trở lại…); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).
Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em Mẫu 6
1. Mở bài:
- Chùa Thiên Ân là một cảnh đẹp mà em thích nhất.
- Nơi đây được xem là “đệ nhất thắng cảnh” của quê hương em.
2. Thân bài:
a) Bên ngoài:
- Chùa được xây dựng trên một vị thế đặc biệt, cảnh quan rất đẹp.
- Tường thành bao quanh khuôn viên chùa.
- Đầu ngõ có khóm trúc vàng râm mát.
- Hai trụ cổng đúc cao, cổng sắt đồ sộ.
- b) Bên trong:
- Sân chùa sạch đẹp, có trồng nhiều hoa.
- Vườn chùa rộng và thoáng.
- Trong vườn chùa có khu viên mộ của các vị tổ sư.
- Ở hướng tây nam của vườn chùa có lăng mộ nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng.
- Lăng mộ cụ Huỳnh vừa có đường nét đơn giản vừa có sự trang trọng, nghiêm kính.
- Phía đông của vườn chùa có giếng Phật sâu thăm thẳm, nước trong suốt, mát lành.
- Phía bắc có hòn non bộ sừng sững giữa hồ sen.
- Trong đền có tượng Phật, chuông Thần uy nghi.
- Đèn nến và nhang trầm nghi ngút khói hương.
- Chuông chùa thỉnh thoảng ngân dài.
- Tiếng sư cụ đọc kinh vang vọng, ấm áp lòng người.
3. Kết bài:
- Chùa Thiên Ân và lăng mộ cụ Huỳnh là một di tích lịch sử văn hoá ở quê hương em.
- Nơi đây không những có tín đồ Phật giáo về lễ Phật mà là nơi để mọi người về chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nền văn hiến Việt Nam.
- Em mong mọi người luôn giữ gìn vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh này.
Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em Mẫu 7
I. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở địa phương em
Em sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Em lớn lên nhờ gió của biển, nhờ thức ăn của biển, nhờ cát biển,…. Chính vì thế đối với em cảnh biển là cảnh đẹp nhất đối với em. Mỗi sang tiếng còi tàu từ khơi về vang khắp nơi. Mọi người đua nhau ra đón người nhà. Nhưng em thích nhất là cảnh hoàng hôm trên biển, đây có thể là cảnh đẹp nhất của quê hương em.
II. Thân bài: tả cảnh hoàng hôn ở biển
1. Tả bao quát:
- Bầu trời dần tối lại, nắng bắt đầu tắt
- Mọi người chuẩn bị về
- Đèn đường bắt đầu mở
2. Tả chi tiết:
a. Khi mặt trời chưa lặn:
- Bầu trời trong xanh, cao vời vợị, những đám mây xanh trải khắp như một tấm thảm
- Những chú chim ríu rít bay lượn
- Nước biển trong xanh
- Nhìn xa xa là những chiếc thuyền giữa khơi chuẩn bị về đất liền sau một ngày làm việc vất vả
- Đằng xa là những ngọn núi hay cù lao chập chờn
- Những người tắm biển đông nghịt, thoải thích tắm, như tận hưởng cuộc sống sau một ngày làm việc vất cả.
b. Khi mặt trời lặn
- Nắng bắt đầu tắt, nắng dịu lại chứ không chói chang nữa
- Mặt trời từ từ đi về phía chân trời
- Hoàng hôn dần buông xuống, mặt trời như cái mâm đỏ khổng lồ.
- Nước biển từ từ chuyển màu
- Bãi cát vàng mịn bắt đầu ít người
- Những người tắm biển dần dần đi về.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh hoàng hôn trên biển
- Cảnh hoàng hôn trên biển đem lại cho tôi nhiều kỉ niệm đẹp về quê hương mình thời thơ ấu.
- Tôi sẽ không bao giờ quên cảnh đẹp này.
Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em Mẫu 8
1. Mở bài: Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông
2. Thân bài:
Tả bao quát:
- Buổi không khí trong lành, mát mẻ.
- Thi thoảng những làn gió nhẹ lướt qua khiến em cảm nhận được mùi thơm của những hạt lúa chín.
- Phóng tầm mắt nhìn ra xa, cánh đồng lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng…
Tả chi tiết:
- Len lỏi trên những bờ đê nhỏ, em thả mình vào cánh đồng lúa vàng ươm.
- Lúa năm nay được mùa, bông nào cũng nặng hạt.
- Tia nắng ban mai chiếu xuống, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy….
- Thi thoảng, nghe tiếng ồm ộp của những chú ếch đang nấp đâu đó dưới những khóm lúa.
- Từ sáng sớm các bác nông dân đã nhanh nhanh ra đồng, vừa đi vừa cười nói vui vẻ, một ngày mới bắt đầu…
Kết bài: Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một bức tranh, hứa hẹn một mùa bội thu cho người nông dân.
Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em Mẫu 9
1. Mở bài: Bến Nhà Rồng là một trong những di tích lịch sử và cảnh đẹp của địa phương em.
2. Thân bài:
- Vị trí: Nằm trên đường Nguyễn Tất Thành, nằm dưới chân cầu Khánh Hội, phía bên quận 4.
- Kiến trúc: Theo kiểu châu Âu với một toà nhà lớn, có lầu cao nằm trên một khuôn viên rộng trông ra sông Sài Gòn, xây dựng năm 1863….
- Lịch sử bến Nhà Rồng: Nơi đây, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân cứu nước, là nơi chứng kiến nhiều biến cố lịch sử….
- Bến Nhà Rồng là địa chỉ du lịch mà nhiều du khách ghé tới khi tới Sài Gòn.
3. Kết bài: Bến Nhà Rồng mà nay là Khu lưu niệm Bác Hồ là địa chỉ quen thuộc của các thế hệ con cháu Bác Hồ….
Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em Mẫu 10
1. Mở bài: Giới thiệu hồ sen
- Hồ sen ở cạnh đình ngay đầu làng
- Cảnh hồ sen vào buổi chiều mùa hè
2. Thân bài: (tả theo phần của cảnh)
a. Tả bao quát những nét chung nổi bật của hồ sen’
- Hồ: rộng, hình vòng cung ôm lấy ngôi đình
- Cảm nhận: trong lành, khoai khoái
b. Tả cụ thể từng phần của hồ (trọng tâm):
- Con đường mòn: chạy quanh hồ
- Cây đại, cây nhãn: hình dáng, màu sắc…
- Sen trong hồ:
- Màu sắc của lá, hoa, nhụy (liên tưởng)
- Hương sen – tác động đến trạng thái con người?
- Nước hồ sen: trong, thơm mát
- Ngâm mình trong hồ sen nhìn lên rặng nhãn xanh rì: cảm nhận dễ chịu.
- Chim chóc: hót ríu rít….
- Lũ trẻ trong làng ra tắm, nô đùa…
- Các cụ ông, cụ bà quét dọn, chăm sóc cây cối ở đình làng.
3. Kết bài: Tình cảm gắn bó với hồ sen ở đình làng, nỗi nhớ khi đi xa.
Dàn ý Tả cảnh đẹp ở địa phương em Mẫu 11
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
– Cảnh em định tả là cảnh gì? ở đâu? (Chùa Hương thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
– Em đến thăm vào thời gian nào? (Cách đây hơn một năm, vào dịp chùa mở hội).
2. Thân bài:
* Tả cảnh (từ ngoài vào trong, từ thấp lên cao):
- Chùa Hương nằm trong dãy núi đá vôi Hương Sơn.
- Du khách muốn vào chùa phải đi đò dọc từ bến Đục, trên suối Yến.
- Đặt chân lên đền Trình, bắt đầu leo núi.
- Các ngôi chùa cổ dựng rải rác trên núi cao, đường lên gập ghềnh, khúc khuỷu.
- Du khách rất đông, hành hương lễ Phật cầu may và thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp của Hương Sơn.
- Động Hương Tích có nhiều nhũ đá lấp lánh, đủ mọi hình thù rất đẹp.
- Từ trên cao nhìn xuống, bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Chùa Hương là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
- Cảnh đẹp làm say lòng du khách.
- Em tạm biệt chùa Hương mà lòng lưu luyến, hẹn ngày gặp lại.
Bài văn mẫu Tả cảnh đẹp ở địa phương em
Mỗi chúng ta khi sinh ra ai cũng đều có quê hương. Giống như bao người khác, tôi rất yêu quê hương của mình. Tôi yêu những cánh đồng lúa chín vàng, yêu cảnh núi non hùng vĩ, yêu những dòng sống xanh mát, yêu sự chân chất, cần cù, nặng nghĩa tình của người dân quê tôi. Và tôi yêu cả cảnh đẹp đặc biệt nơi quê – những đêm trăng rằm soi sáng muôn nơi.
Khi màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp xóm làng. Một chiếc chăn sao hiện lên mờ ảo rồi rõ dần. Chẳng bao lâu, mặt trăng cũng đã nhô lên khỏi dãy núi trùng điệp. Trăng tán tám to, tròn như kết tinh của hàng ngàn hàng vạn ngôi sao trên bầu trời xa. Ánh trăng bàng bạc tinh nghịch xuyên qua các kẽ lá, nhuộm một màu trắng xóa khắp ao hồ, cây cối, con đường. Càng lên cao, trăng càng sáng rõ. Lúc này, nhìn mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc mâm đang bay lơ lửng giữa không trung. Chiếc mâm đặc biệt này đã giúp quê hương tôi chìm trong một thế giới diệu kì. Dòng sông Đáy đang mỉm cười thật tươi khi nó thấy mình như đẹp hơn trong chiếc áo đen đính vầng trăng sáng và hàng ngàn ngôi sao lấp lánh. Sông như muốn ánh trăng chỉ là của riêng mình nên nó liền chộp lấy thứ ánh quà tặng mà chị Hằng ban xuống. Hình như cây cỏ, hóa lá cũng muốn thưởng thức ánh trăng nên chúng xòe những bàn tay đủ kích cỡ để đón ánh sáng kì lạ kia. Mọi vật đều im lặng để ngắm nghía và cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng. Lũy tre được ánh trăng soi vào cũng đẹp hơn hẳn. Khóm tre từ từ ngân lên khúc nhạc đồng quê. Khúc nhạc ấy mới du dương và êm đềm biết bao! Khúc nhạc rì rào khiến mọi vật nhảy nhót dưới ánh trăng bạc. Thảm lúa vàng dập dờn trước gió, nhấp nhô gợn sóng như từng làn sóng nối đuôi nhau đến tận chân trời. Sao mà cảnh đêm trăng kì diệu đến vậy! Lũ côn trùng cất tiếng kêu ra rả như hòa vào khúc dạ nguyệt ban nãy. Cây lá như được lên những hạt vàng, hạt bạc từ trên trời rơi xuống. Hương lúa quyện với hơi sương khiến cho vùng quê thoảng một mùi thơm nhè nhẹ. Hồi còn bé, cứ đêm trăng là tôi lại ngây ngô hỏi mẹ, sao ông trăng luôn đi theo chúng ta. Mẹ tôi bảo trăng đi theo để soi sáng, và vì chú Cuội trên cung trăng rất nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ quê hương và nhớ lũ trẻ quê chú nên lúc nào cũng dõi theo.
Cảnh trăng đêm nay thật đẹp! Tôi luôn ngỡ rằng cảnh đêm trăng thanh bình, yên ả ở quê tôi là đẹp nhất. Những đêm trăng như làm tôi yêu thiên nhiên hơn, yêu quê hương hơn.
–
Lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em lớp 5 các em học sinh có thể triển khai được rất nhiều chủ đề như: tả cánh đồng, tả con sông, tả con đường, tả vùng biển, tả danh lam thắng cảnh đẹp. Tài liệu này bao gồm chi tiết 10 dàn ý được VnDoc sưu tầm, tổng hợp cho các em học sinh nắm được cách làm bài văn tả cảnh lớp 5, chuẩn bị cho các bài viết trên lớp đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt lớp 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.
Trong chương trình Tập làm văn lớp 5 với đề bài Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em gồm có bố cục 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các bạn học sinh nên đặt đối tượng vào một khoảng thời gian cụ thể để có những miêu tả rõ nét nhất. Cùng với đó, các bạn cũng nên chia sẻ những kỉ niệm của bản thân, những cảm xúc cá nhân mình dành cho đối tượng vì đó là cảnh đẹp ở địa phương mà bạn đang sinh sống và học tập, làm việc. Mời các em cùng tham khảo chi tiết các dàn ý trên đây.
Tham khảo các bài dàn ý lớp 5:
- Lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước lớp 5
- Lập dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa rào lớp 5
Tài liệu có thể bạn quan tâm:
- Giải bài tập trang 28, 29 SGK Toán 5: Mi-li-mét vuông – Bảng đơn vị đo diện tích – Luyện tập
- Giải bài tập trang 31, 32 SGK Toán 5: Luyện tập chung chương 1
- Giải bài tập trang 29, 30 SGK Toán 5: Héc-ta – Luyện tập Héc-ta
- Giải bài tập trang 34, 35, 37 SGK Toán 5: Khái niệm số thập phân
- Giải bài tập trang 38, 39 SGK Toán 5: Luyện tập số thập phân
- Giải bài tập trang 40 SGK Toán 5: Số thập phân bằng nhau
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!