Tự ý lấy ảnh người khác bị xử lý như thế nào? – Luật Sư X

Hình ảnh của mỗi cá nhân là thuộc sở hữu của người đó, mỗi người đều có quyền đối với hình ảnh của mình. Theo quy định của pháp luật vì việc sử dụng hình ảnh của người khác phải được sự đồng ý từ họ, nếu không sẽ vi phạm vào quyền hình ảnh của người đó. Vậy hành vi ” tự ý lấy ảnh người khác” sẽ bị xử lý như thế nào?. hãy cùng Luật sưu X tìm hiểu ngay nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi mới phát hiện rằng có một fanpage đã tự lấy hình ảnh cá nhân của tôi để làm hình ảnh quảng cáo cho sản phẩm của họ, luật sư cho tôi hỏi là hành vi tự ý lấy ảnh người khác để quảng cáo như vậy có vi phạm pháp luật không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, đề giải đáp thắc mắc củ mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định

Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:

1.Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2.Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3.Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, hiện nay chưa có một quy định nào đưa ra định nghĩa về khái niệm quyền nhân thân đối với hình ảnh. Ngay cả trong Điều 32 BLDS 2015 nêu trên quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh cũng chỉ quy định chung chung “cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình” mà không chỉ ra cụ thể quyền nhân thân đối với hình ảnh là gì. Tuy nhiên, qua nội dung của Điều luật này và các Điều luật có liên quan thì có thể hiểu quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân được pháp luật quy định và bảo vệ, liên quan đến việc sử dụng và cho phép sử dụng hình ảnh của chính cá nhân đó.

Đọc thêm:  Bình giảng đoạn thơ: Mã Giám Sinh mua Kiều. - Loigiaihay.com

Hình ảnh là sự phản ánh bên ngoài hình thể của con người, hình ảnh thu được nhờ khí cụ quang học như máy ảnh và con người nhận biết được nó bằng thị giác. Quyền đối với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân; cá nhân hoàn toàn được phép định đoạt những gì mình muốn với hình ảnh của mình, không một ai được quyền ngăn cản hay được phép xâm phạm. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.

Quyền này được Hiến định thể hiện thông qua các quyền được tôn trọng, quyền được sử dụng, quyền được bảo vệ khi bị xâm phạm: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn“

Khi chủ thể có hình ảnh bị xâm phạm trên mạng xã hội thì có quyền tự mình hoặc được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm. Trong trường hợp người thực hiện hành vi xâm phạm không có những biện pháp chấm dứt ngay hành vi của mình và ngăn ngừa hậu quả xảy ra, chủ thể có quyền đối với hình ảnh bị xâm phạm được áp dụng các biện pháp khác để bảo vệ quyền hình ảnh của mình.

Tự ý lấy ảnh người khác
Tự ý lấy ảnh người khác

Những trường hợp hạn chế quyền của cá nhân đối với hình ảnh

Như đã nói ở phần trên, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được sự đồng ý của chủ sở hữu hình ảnh. Tuy nhiên, trong 2 trường hợp sau đây; thì người sử dụng hình ảnh của cá nhân không cần có sự đồng ý của người đó. Cụ thể:

– Được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

– Được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo; hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác.

Tuy nhiên, điều kiện bắt buộc khi sử dụng hình ảnh đó là không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Tự ý lấy ảnh người khác

Tùy vào mức độ vi phạm, mà hành vi sử dụng trái phép có thể phải chịu trách nhiệm dân sự, hành chính. Thậm chí là cả trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Trách nhiệm hành chính

Điểm e, khoản 2 Điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản cũng quy định phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng với hành vi đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó.

Đọc thêm:  Đặc sản, ẩm thực địa phương – lợi thế để phát triển du lịch miền núi

Hay khoản 3 Điều 51 Nghị định 38/2021/NĐ-CP hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân trong quảng cáo mà không có sự đồng ý của người đó; có thể bị xử phạt với mức từ 20.000.000 – 40.000.000 đồng.

Như vậy, tùy vào việc hành vi xâm phạm được thực hiện ở đâu mà cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định mức xử phạt hành chính phù hợp.

Trách nhiệm dân sự

Điều 11 BLDS 2015 quy định, trong trường hợp phát hiện bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình, cá nhân đó có quyền:

+, Yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của mình chấm dứt hành vi vi phạm

+, Khởi kiện chủ thể có hành vi vi phạm yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường các thiệt hại về vật chất/tinh thần nếu có. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì chi phí gấp 10 lần mức lương cơ sở vùng.

+, Yêu cầu hoặc khởi kiện yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm trả thù lao cho việc sử dụng hình ảnh của cá nhân trong trường hợp nhằm mục đích thương mại.

Trách nhiệm hình sự

Nghiêm trọng hơn, nếu trường hợp bên sử dụng hình ảnh cá nhân khi chưa được sự đồng ý có thể còn đối mặt với việc bị xử lý hình sự nếu rơi vào điểm b khoản 1 Điều 288 về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính:

“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…

Sử dụng hình ảnh của cá nhân để khai thác lợi ích trong thương mại

Ngày nay, với sự phát triển ngày càng mạnh của nền giải trí, việc sử dụng hình ảnh của các cá nhân để khai thác lợi ích trong thương mại ngày càng cao. Muốn sản phẩm của thương hiệu tiếp cận khác hàng thì việc quảng cáo thương mại là phương pháp hữu hiệu và sử dụng hình ảnh của cá nhân là hiệu quả nhất. Điều 102 BLTM năm 2005 thể hiện như sau:

“ Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình. ”

Qua việc quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh, pháp luật đã phần nào giúp việc quảng cáo thương mại bằng hình ảnh dễ dàng hơn. Cùng với đó pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể hơn trong Khoản 1 Điều 32 về Quyền cá nhân đối với hình ảnh như sau :

Đọc thêm:  Cảm nhận của anh, chị về nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện

“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mai thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Ngoài ra pháp luật còn có những quy định cụ thể cho các bản hợp đồng về hợp tác, dịch vụ … để quản lý và hợp pháp hóa về quảng cáo thương mại dùng hình ảnh cá nhân hay nói cách khác là sử dụng hình ảnh cá nhân để khai thách lợi ích trong thương mại.

Bảo vệ hình ảnh của cá nhân là bảo vệ Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và cao cả hơn là bảo vệ Quyền con người.

Ngoài việc sử dụng hình ảnh cá nhân cho bản thân, quảng cáo, thương mại… thì còn một điều đáng buồn, hình ảnh cá nhân đôi khi bị những cá nhân khác sử dụng trục lợi và nặng nề hơn là xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân có hình ảnh. Sự việc ngày càng diễn ra nhiều hơn và đạt đến tình trạng báo động. Đôi khi là những bức ảnh chế diễu mang tính hài hước , nặng nề hơn đó có thể là những bức ảnh “riêng tư” hay là những bức ảnh ghép để suy diễn nhiều sự việc. Điều đó trực tiếp và gián tiếp làm tổn hại và hủy hoại dạnh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Theo quy định tại Điều 32, việc sử dụng hình ảnh phải được sự cho phép của cá nhân và không ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín dù trong trường hợp ngoại lệ. Điều 32 không những thể hiện việc bảo vệ quyền lợi về mặt hình ảnh mà cùng với Điều 34 đã thể hiện sự bảo vệ cho danh dự, nhân phẩm và uy tín của các cá nhân. Đó là 1 trong các quyền con người. Do đó, bảo vệ hình ảnh của cá nhân là bảo vệ Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và cao cả hơn là bảo vệ Quyền con người.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tự ý lấy ảnh người khác. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; tuyên bố giải thể công ty; tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

  • Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
  • Vi phạm bản quyền trong xuất bản
  • Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực là gì?
  • Quy định hồ sơ tuyển dụng viên chức như thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button