Phí LCC ( Local Charge) Là Gì, Những Loại Phí Thường Áp Dụng
LCC – Local charges – Phụ phí phát sinh tại cảng địa phương trả cho việc bốc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải ở cảng biển, cảng sân bay nhà ga do hãng tàu, hãng bay hoặc Forwarder thu của chủ hàng ngoài cước vận tải .Tùy vào điều kiện giao nhận trong incoterms và thỏa thuận 2 bên mua bán sẽ xác định được ai là người trả chi phí LCC.
I. Phí LCC thanh toán khi nào, ai thu phí LCC
- Chủ hàng sẽ thanh toán LCC khi giao nhận hàng hóa cho người chuyên chở.
- Tại đầu xuất: phí LCC phát sinh khi khai thác hàng tại cảng xuất để bốc hàng lên phương tiện vận tải.
- Tại đầu nhập: Phí LCC phát sinh khi hàng cập bến tại cảng nhập.
- Đơn vị nào thu phí LCC, ai phải thanh toán chi phí này?
- Đơn vị thu phí LCC được xác định là: hãng tàu, công ty dịch vụ Forwader; cảng vụ… phí này là tiền công mà chủ hàng phải trả cho các đơn vị liên quan trong khi khai thác hàng lên phương tiện hoặc xuống phương tiện.
Cần lưu ý phí LCC khác với cước vận tải. Vì vậy, khi thuê cước vận tải quốc tế doanh nghiệp cần hỏi kỹ ngoài cước thì phát sinh LCC với lô hàng là bao nhiêu tại đầu xuất và đầu nhập.
II. Các loại Phí Local Charge trong vận tải quốc tế
2.1 Các loại phí LCC trong vận tải đường biển
Dưới đây là những loại phí LCC phát sinh khi sử dụng loại hình vận tải đường biển:
- Phí THC (Terminal Handling Charge): Được thu trên đầu Cont – Phí này là phí phải trả cho các hoạt hoạt động tại cảng như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Thực chất là cảng thu hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng) khoản phí gọi là THC.
- Phí Handling (Handling fee): đây là phi do các bên Forwarder đặt ra để thu Shipper / Consignee. bản chất của loại phí này chính là việc họ thu đê duy trì phát triển hệ thống đâị lý, các việc hỗ trợ khách hàng khai báo manifest, phát hành B/L, hoặc những nghiệp vụ phát sinh liên quan.
- Phí D/O (Delivery Order fee): phí lệnh giao hàng áp dụng với hàng nhập. Phí này được phát hành khi consignee tới hãng tàu thanh toán cước theo A/N sẽ được phash nhà lệnh giao hàng, Thì hãng tàu sẽ phát hành Tờ giấy tên là D/0 và họ thu phí đó . Sau đó nhiều FWD sẽ thu tiếp của Chủ hàng phí tương tự . Khi cầm được D/O thì mang ra cảng xuất trình để làm phiếu EIR (hàng container FCL) / mang vào kho nếu là hàng lẻ để được lấy hàng về.
- Phí AMS (Advanced Manifest System fee): Áp dụng khi xuất hàng tới các nước như Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàuPhí ANB tương tự như phí AMS nhưng áp dụng với các tuyến Châu Á
- Phí B/L (Bill of Lading fee): phí AWB (Airway Bill fee), Phí chứng từ (Documentation fee): Phí này được các hãng tàu, hãng bay thu sau khi họ phát hành bill cho chủ hàng
- Phí CFS (Container Freight Station fee): Với hàng lẻ sẽ có phí này bạn có thể hiểu là khi làm hàng lẻ họ sẽ phải dỡ hàng xếp hàng từ container vào kho hoặc ngược lại nên sẽ charge chủ hàng phi này.
- Phí chỉnh sửa B/L: (Amendment fee): Chỉ áp dụng đối với hàng xuất.Phát hành khi cần sửa lại bill. Sẽ áp dụng 2 mức nếu sửa bill trước khi khai Manifest và tàu tới cảng đích giao động tầm 50$ còn khi đã cập cảng đích hoặc sau thời điểm hãng tàu khai manifest tại cảng đích thì tuỳ thuộc vào hãng tàu / Forwarder bên cảng nhập.sẽ vào khoảng 100$
- Phí BAF (Bunker Adjustment Factor): ( Tuyến Châu Âu) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu tương tự là : FAF (Fuel Adjustment Factor)… ta có thêm phí EBS cho tuyến châu Á
- Phí PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm áp dụng cho thị trường Mỹ và châu Âu từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn .
- Phí CIC (Container Imbalance Charge): hay gọi là phí phụ trội hàng nhập. được hiểu là phí chuyể vỏ cont rỗng từ chõ thừa về chỗ thiếu, phí này được hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh khi trở cont không có hàng về bãi cont.
- Phí GRI (General Rate Increase): phụ phí của cước vận chuyển (chỉ xãy ra vào mùa hàng cao điểm).
- Phí chạy điện (áp dụng cho hàng lạnh, chạy container lạnh tại cảng): Cont lạnh cần có điện để duy trì nhiệt độ nên phải căm điện và sẽ bị charged phí này.
- Phí vệ sinh container (Cleaning container fee): Là phí làm sạch cont sau khi đã khai thác hàng tại cảng nhập.
- Phí DEM/DET/Stortage: Lưu container tại bãi của cảng (DEMURRAGE); Phí lưu container tại kho riêng của khách (DETENTION); Phí lưu bãi của cảng (STORAGE)
2.2 Các loại Local charge (LCC) áp dụng với hàng air
III. Những lưu ý về phí LCC cần biết
Nội dung về LCC được giảng dạy trong chuyên đề vận tải quốc tế tại khóa học xuất nhập khẩu do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo khóa học online hoặc trực tiếp theo thông tin tại webiste.
Tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu là nơi hỗ trợ tài liệu học tập miễn phí và có cơ hội nhận học bổng từ VinaTrain.
Nguồn: Thanh Mai-tổng hợp
———————————————————————-
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
- Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!