Lòng tự trọng là gì? Ý nghĩa, biểu hiện và vai trò của tự trọng?

Lòng tự trọng thể hiện giá trị của bản thân con người, từ đó giúp họ được tôn trọng và đánh giá cao. Lòng tự trọng được chính bản thân con người nuôi dưỡng, hình thành và thể hiện. Qua đó mang đến kết quả được phản ánh ra bên ngoài, để mọi người nhìn nhận và tôn trọng. Do đó, tự trọng mang đến ý nghĩa cũng như vai trò lớn trong nhận thức và cuộc sống của con người. Đây là đức tính tốt, có ý nghĩa thúc đẩy con người phát triển tích cực. Con người cần xây dựng và nuôi dưỡng để lòng tự trọng được thể hiện đúng lúc, đúng chỗ, mang đến giá trị bản thân.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Lòng tự trọng là gì?

Lòng tự trọng là sự coi trọng danh dự, phẩm chất, tư cách của chính bản thân. Tự bản thân thấy được giá trị trong con người mình. Qua đó coi trọng các giá trị đó, giúp con người được người khác tôn trọng, mang đến nhiều giá trị tích cực cho người khác. Lòng tự trọng là một đức tính cần phải có trong mỗi người. Mất tự trọng bạn sẽ mất đi rất nhiều thứ, mất luôn cả giá trị chính mình. Từ đó không thể hiện được chất lượng trong năng lực, quyết định cũng như tiếng nói đối với người khác.

Người có lòng tự trọng là luôn biết trị giá của chính mình mình. Sự tự trọng cho ta thấy các giá trị xung quanh bên cạnh lý tưởng nhận thức đúng đắn. Biết mình là ai, mình có những gì, tự hào về điều gì và không để mọi người xâm phạm đến những điều ấy. Mang đến giá trị thể hiện cho bản thân cũng như được mọi người xung quanh đánh giá cao.

Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Họ bảo vệ cho các quyền và lợi ích không để người khác xâm phạm. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Bản thân con người cần mang những nhận thức chuẩn mực và đúng đắn để thể hiện trong cuộc sống.

Người có lòng tự trọng:

Người có lòng tự trọng là những người hiểu giá trị của mình, biết mình là ai, mình có những gì,… Khi đó, họ xác định được giá trị bản thân, điều được và không được làm. Và họ luôn cố gắng bảo vệ lòng tự trọng đó của mình, không cho bất kỳ ai xâm phạm. Cũng như thể hiện các giá trị của bản thân họ để người khác tôn trọng.

Lòng tự trọng được chia thành 2 cấp bậc:

Đó là: lòng tự trọng cao và lòng tự trọng thấp. Qua đó mang đến cư xử và mức độ điều chỉnh hành vi, chuẩn mực của họ.

Đọc thêm:  Lời dẫn chương trình văn nghệ ngày 30/4 (4 mẫu) - Download.vn

+ Những người có lòng tự trọng thấp luôn nhìn nhận vấn đề theo hướng tiêu cực, phiến diện. Họ luôn nghĩ những thứ đang xảy ra không quan trọng đối với họ và có cách cư xử, suy nghĩ làm mất đi giá trị của bản thân.

+ Ngược lại với những người có lòng tự trọng, họ không bao giờ coi rẻ giá trị bản thân vì bất cứ điều gì. Họ luôn nhìn nhận, quyết định cũng như chủ động bảo vệ các lợi ích tốt nhất. Mọi hành động và suy nghĩ của họ đều cho thấy họ là người liêm khiết, chính trực, dám làm dám nhận.

2. Lòng tự trọng tiếng Anh là gì?

Lòng tự trọng tiếng Anh là Self-esteem.

3. Vai trò và ý nghĩa của lòng tự trọng đối với cuộc sống con người:

Không chỉ là một phẩm chất cao quý, lòng tự trọng còn mang đến nhiều ý nghĩa tích cực cho con người. Lòng tự trọng là giá trị của mỗi con người, cũng như thể hiện trong giá trị cuộc sống của họ. Phản ánh với các ý nghĩa nổi bật như:

– Giúp chúng ta biết cách tôn trọng bản thân cũng như tôn trọng người khác. Nhìn nhận các quyền lợi, tiếp cận hiệu quả trong nhu cầu và giới hạn của quyền lợi đó.

– Tạo động lực để chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống. Mang đến nhìn nhận tích cực, để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong mục tiêu và động thái sẵn sàng. Tự trọng là động lực để chúng ta mạnh mẽ bước tiến và gặt hái nhiều thành công. Qua đó, con người tìm kiếm được các lý tưởng và có thái độ sống tích cực hơn.

– Nâng cao phẩm giá và sự uy tín cho bản thân mỗi con người. Từ đó cũng đánh giá và nhìn nhận trực quan hơn về con người trong xã hội.

– Được nhiều người yêu quý, nể phục và tôn trọng. Có được tiếng nói, giá trị cống hiến cũng như bài học cho người khác. Trở thành các tấm gương về nhận thức và thái độ sống tích cực đối với cộng đồng.

Các vai trò đối với chính bản thân con người:

Lòng tự trọng giúp con người nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực. Sự tự trọng giúp họ xác định được giới hạn của công việc, của mối quan hệ. Cũng như không cho phép các khó khăn, trở ngại tác động đến sự cố gắng, sáng tạo của họ. Tạo động lực và tự tin vững bước trên con đường của chính mình. Sẵn sàng thích ứng và thay đổi trong hoạt động cuộc sống.

Lòng tự trọng còn giúp ta sống đúng lương tâm, trách nhiệm, đúng chuẩn mực. Không làm những việc sai trái, vi phạm đạo đức, pháp luật,… Chính sự tự trọng mang đến thước đo trong giới hạn bản thân con người. Họ đặt mình trong vị thế của người khác để điều hòa các mối quan hệ xung quanh.

Đọc thêm:  Quỳnh Lý là ai? Sự nghiệp của Quỳnh Lý - Trung tâm Ngoại ngữ ILC

Lòng tự trọng giúp ta nhận ra phần hạn chế của chính mình. Nhìn nhận, thay đổi là tất yếu để con người được hoàn thiện, được tốt hơn. Để từ đó không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên, giúp bản thân hoàn thiện hơn.

Lòng tự trọng thể hiện ở các khía cạnh cuộc sống:

Trong gia đình, nếu thiếu lòng tự trọng, các thành viên sẽ không biết tôn trọng lẫn nhau. Nhờ có tự trọng mà vai vế được xác định. Có sự tôn trọng, kính trên nhường dưới, lắng nghe và chia sẻ với nhau. Đặc biệt khi gia đình là nơi để về, gia đình sẽ che chở cho con người.

Trong xã hội, nếu có quá nhiều người thiếu lòng tự trọng thì không sớm thì muộn cũng đầy những kẻ dối trá, sẵn sàng chà đạp lên những nguyên tắc tốt đẹp giữa người với người. Thông qua pháp luật và các chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức mà lòng tự trọng được nâng lên.

Hành vi giả dối, lừa gặt sẽ được ngăn chặn và biến mất dần trong xã hội. Từ đó nhân lên vai trò và ý nghĩa của các phẩm chất, đức tính tốt đẹp khác ở con người. Cũng như giúp các mối quan hệ xã hội được phát triển, nâng cao.

Các giá trị của lòng tự trọng:

Sống biết tự trọng con người sẽ không làm những điều dối trá. Tuy người khác không biết nhưng chính mình biết rõ. Chẳng hạn như:

+ Một học sinh biết tự trọng sẽ không gian dối trong học tập thi cử. Sẽ nghiêm túc thực hiện công việc học tập, rèn luyện.

+ Một công chức nhà nước biết tự trọng thì biết tự giác hoàn thành nhiệm vụ, không lợi dụng chức vụ để tư túi. Từ đó bài trừ được các hành vi, các vi phạm được chủ thể có chức quyền thực hiện.

+ Một công dân biết tự trọng sẽ biết tự giác tôn trọng pháp luật; Cũng như tôn trọng và thực hiện các chuẩn mực đúng đắn trong đời sống cộng đồng.

+ Một con người biết tự trọng sẽ không phản bội lòng tin của người khác. Giúp con người có cơ sở chắc chắn để tin tưởng và yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

4. Biểu hiện của tự trọng:

Khi cuộc sống ngày càng xô bồ thì lòng tự trọng ngày càng được đề cao. Con người cần phải có lòng tự trọng để biết cách đối nhân xử thế, biết mình cần làm gì và muốn làm gì để phân biệt được đúng – sai, phải – trái, ngăn chặn bản thân làm những việc trái với lương tâm. Qua đó có những biểu hiện cụ thể, rõ ràng trong cuộc sống và nhận thức.

Mỗi chúng ta không phải ai sinh ra đều hoàn hảo cả. Ai cũng có những khuyết điểm cần sửa chữa và khắc phục từng ngày. Do đó mỗi người cần thể hiện lòng tự trọng, cần trau dồi để mang đến các giá trị thể hiện hiệu quả của bản thân ngoài xã hội. Và chính lòng tự trọng sẽ là kim chỉ nam giúp chúng ta có hướng đi cụ thể, rõ ràng hơn cho bản thân. Cũng như giúp đánh giá thái độ sống, đánh giá giá trị của một con người.

Đọc thêm:  Đường phân giác là gì? Tính chất và công thức tính đường phân giác?

Trong cuộc sống, lòng tự trọng hiện hữu trong mọi hoạt động sống thường ngày, từ những việc to lớn cho đến những hành động rất nhỏ. Phản ánh trong suy nghĩ, hành vi được con người thực hiện. Qua đó phản ánh nhu cầu, quyết định và các tư tưởng của họ đối với sự vật, mọi người xung quanh.

Có thể liệt kê một vài biểu hiện của lòng tự trọng như:

– Luôn cố gắng hoàn thành công việc mình, chịu trách nhiệm bằng chính năng lực bản thân. Thể hiện các chuyên môn, đảm nhận công việc trong tinh thần lắng nghe, tiếp thu và hoàn thành tốt nhất công việc.

– Sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra. Không bao giờ đổ lỗi cho người khác để phủ nhận sai sót của bản thân. Phải để bản thân xác định được thực lực, nhìn nhận so với mặt bằng xung quanh để rút ra bài học.

– Tự nhận ra lỗi lầm của bản thân và lắng nghe góp ý của người khác với thái độ cầu tiến.

– Sống nhã nhặn, luôn chan hòa vui vẻ với người khác. Họ luôn ý thức rằng tôn trọng người khác là tôn trọng chính bản thân mình.

– Có chứng kiến, kiên định với các định hướng, mục tiêu của bản thân, không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tiêu cực.

– Ngoài ra, tự trọng còn được thể hiện trong nhiều hành động nhỏ như: không tham tiền bạc của người khác, nhặt được của rơi trả lại cho người mất. Lỡ va quệt vào người khác khi tham gia giao thông thì sẽ xin lỗi, hỏi han người đó cẩn thận,….

Một số biểu hiện của người thiếu lòng tự trọng:

Lòng tự trọng không chỉ là phẩm chất tạo nên giá trị cho mỗi người mà còn tác động đến toàn xã hội. Ngày nay có rất nhiều người nhiều việc thể hiện thiếu lòng tự trọng.

+ Học sinh tìm cách quay cóp trong những kỳ thi, sinh viên chép lại luận văn mỗi kỳ thi tốt nghiệp.

+ Ngoài đường người ta đi vào đường ngược chiều hay vượt đèn đỏ tự nhiên khi không có cảnh sát. Đi lên các vỉa hè hay làn đường dành riêng cho người đi bộ.

+ Nơi công sở người ta làm việc riêng hay dùng điện thoại cơ quan để trò chuyện hàng giờ.

+ Nơi công cộng người ta gây phiền hà cho mọi người không có ý thức giữ vệ sinh bảo vệ môi trường.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button