Soạn bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc
Soạn bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
I. Chuẩn bị ở nhà
II. Luyện tập trên lớp
1. Mở bài
– Giới thiệu vấn đề (giới thiệu sơ qua về truyện nhà văn Nguyễn Quang Sáng, cảm nhận của em tác phẩm Chiếc lược ngà)
2. Thân bài
a. Giới thiệu tác phẩm
– Chiếu lược ngà viết 1966 – giai đoạn cam go nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc
– Truyện kể ngôi thứ nhất qua lời kể của Bác Ba
– Chiếc lược ngà là kỉ vật cuối cùng của ông Sáu dành cho bé Thu, tượng trưng cho tình cha bao la dành cho con gái của mình.
– Nhà văn dẫn dắt nhân vật vào tình huống éo le để nhân vật bộc lộ sâu sắc tình cha con
– Tóm tắt câu chuyện.
b. Cảm nhận về câu chuyện: chiếc lược ngà – câu chuyện cảm động về tình cảm cha con.
– Hình ảnh ông Sáu và bé Thu gặp nhau
+ Ông Sáu nghẹn ngào, xúc động vì được gặp lại con gái sau bao năm xa cách do chiến tranh.
+ Bé Thu hờ hững không nhận cha vì ông Sáu không giống trong ảnh do vết thẹo khi đi chiến đấu.
⇒ Nhớ cha, nhưng không nhận người lạ là cha ⇒ tình yêu cha của bé Thu.
– Những ngày ông Sáu ở nhà nghỉ phép
+ Bé Thu không chịu vâng lời ông Sáu nói
+ Kiên quyết không nhận cha cho dù mọi người nói thế nào đi chăng nữa
⇒ Sự cương quyết ương ngạnh của một cô bé không muốn nhận người không giống cha là cha ⇒ Tình yêu cha của bé Thu
+ Hình ảnh Bé Thu gọi ông Sáu vô nhà ăn cơm
+ Việc ông Sáu gắp trứng cá trong bữa cơm và bị bé Thu hất ra
+ Ông Sáu tức giận đánh bé Thu nhưng ngay sau đó vô cùng hối hận vì hành động trong lúc nóng giận của mình ⇒ Thương yêu con, khao khát được con gọi một tiếng “Cha” trước khi ông phải ra chiến trường một lần nữa.
+ Những hành động của bé Thu khi và sau khi trèo thuyền qua bên nhà ngoại, được bà ngoại giải thích cặn kẽ nguyên nhân vết sẹo của ông Sáu và bé Thu mới hiểu ra đó là ba mình ⇒ thở dài như người lớn ⇒ ân hận, hối tiếc, tự trách về những gì đã làm.
+ Việc bé Thu thét lên “Ba..a..a ” và những hành động của bé Thu: hôn ông Sáu, ôm chặt cha mình trước khi ông Sáu lên đường đi chiến đấu
⇒ Tình yêu cha mãnh liệt vỡ òa trong tiếng gọi thổn thức của bé Thu.
– Những ngày ông Sáu trên chiến trường
+ Giữ lời hứa làm một chiếc lược ngà cho con gái.
+ Tỉ mỉ làm chiếc lược, chăm chú, cẩn thận như người thợ bạc
⇒ Gửi gắm tình yêu con vào chiếc lược.
+ Ông Sáu hi sinh, trước lúc ấy, ông gửi chiếc lược cho đồng đội để có thể trao lại cho con gái ⇒ Luôn nghĩ đến con, yêu con, giữ lười hứa với con.
– Chiếc lược ngà
+ Biểu tượng cho tình yêu của cha dành cho con
+ Kỉ vật chiến tranh – thời kì ác liệt của kháng chiến chống Mỹ.
– Nghệ thuật
+ Nghệ thuật tạo tình huống: bé Thu không nhận cha vì vết sẹo trên mặt.
+ Nghệ thuật khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật (nhân vật)
3. Kết bài
– Khẳng định tình cảm cha – con mãnh liệt và đẹp của Chiếc lược ngà.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!