Tìm hiểu ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết cổ truyền và khám phá những

Ngày Tết sắp đến gần, lại một mùa Xuân mới lại sắp đến, Xuân Tân Sửu đang đến dần. Và trong những ngày Tết thì bữa cơm luôn là thứ gắn kết mọi người trong gia đình lại với nhau.

ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết

Bữa cơm ngày Tết thường được tạo nên từ những món ăn ngon hấp dẫn. Không chỉ có vậy, bữa cơm ngày Tết còn thể hiện được những giá trị tinh thần, những ý nghĩa mà người chuẩn bị mang lại. Vậy bạn đã hiểu hết được những ý nghĩa mà mâm cỗ ngày Tết Nguyên Đán chưa? Đặc biệt là với một vùng miền thì mâm cỗ ngày Tết cũng sẽ được chuẩn bị với những món ăn khác nhau và đều mang những ý nghĩa riêng của từng vùng miền. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay những nét đặc biệt độc đáo riêng của mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của ba miền Bắc Trung Nam của chúng ta nhé.

1. Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết trong văn hóa người Việt

Trước tiên thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của mâm cỗ ngày Tết trong văn hóa của người Việt từ xưa đến nay. Tại sao trong những ngày lễ Tết cổ truyền mâm cỗ lại cần phải được chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận đến như vậy? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Thể hiện lòng kính trọng với tổ tiên, ông bà

Trước tiên thì vào những ngày Tết cổ truyền, hòa chung với không khí nhộn nhịp đó. Chúng ta đều có thể cảm nhận được không khí tươi vui khắp nơi, chúng len lỏi khắp làng quê ngõ xóm, phố phường. Ta có thể bắt gặp thấy được những gam màu rực rỡ của hoa, cờ. Và trong không khí đó thì nhà nhà đều đang tất bật dọn dẹp, sửa sang trang trí lại nhà cửa cùng với đó là chuẩn bị mâm cơm cúng gia tiên thật chu đáo vẹn toàn.

ý nghĩa mâm cơm ngày Tết

Mâm cúng ngày Tết đầu tiên đó là mang ý nghĩa về việc tưởng nhớ đến Gia tiên, Tổ tiên, ông bà, những người đã khuất. Tiếp đó thì mới là mang lại một bữa cơm thịnh soạn với những món ăn thường ngày ít có, để đãi các thành viên trong gia đình hay là đãi khách đến chơi nhà.

Trong mâm cơm ngày Tết, bạn có thể thấy rằng mâm cơm được chuẩn bị với những món ăn ngon như bánh chưng, bánh tét, thịt đông, thịt kho tàu, dưa hành, củ kiệu, giò thủ,…được dâng lên cùng với những bộ bát đĩa mới đẹp nhất. Thể hiện cho lòng biết ơn của người chuẩn bị cùng với lòng thành kính của con cháu trong gia đình. Sau khi những dâng nên mâm cơm cùng những chén trà thơm được đặt cùng với mâm cỗ và thắp lên đó là những nén nhang thơm, rồi sau đó là mời Tổ Tiên, các cụ, ông bà những người đã khuất dùng bữa trước, sau khi đã hóa vàng, nhang tàn thì con cháu trong gia đình mới có thể bắt đầu dùng cơm.

Đọc thêm:  60+ Những lời chúc Tết hay, câu chúc mừng năm mới cho bạn bè

Là nơi để gia đình sum họp

Một năm 365 ngày, người người, nhà nhà đều bận rộn với công việc học tập của mình. Chính vì vậy ngày Tết nguyên đán là dịp mà để những người con xa quê có thể về nhà cùng với gia đình. Cứ mỗi khi Tết đến Xuân về thì điều mà người dân nào, ai ai cũng mong ước đó chính là hình ảnh cả nhà các thành viên sum họp, quây quần bên nhau bên mâm cơm, cùng chia sẻ với nhau, ngồi trò chuyện bên nhau, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngày Tết, quên đi những bận rộn.

ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết

Dường như cuộc sống của con người càng ngày càng trở lên bận rộn hơn trong nhịp sống hiện đại ngày nay. Vì thế ta có thể cảm nhận rằng hầu như bữa cơm của gia đình người Việt nào cũng dường như trở nên vắng bóng đi những người con người cháu trong gia đình. Có lẽ thế mà giờ đây chỉ có dịp Tết mới có thể thấy được con cháu sum vầy, vì thế mà mâm cơm ngày Tết lại càng được chuẩn bị đầy đủ hơn, thịnh soạn hơn bao giờ hết cùng với những món ăn cổ truyền ngày Tết mà ai cũng yêu thích. Hình ảnh những gia đình vui vẻ quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ những câu chuyện của mình, những gì đã đạt được trong năm cũ và những điều mong ước trong năm mới, trao cho nhau những lời chúc an lành.

Tượng trưng cho những mong ước

Trong mâm cơm ngày Tết , mỗi món ăn được chuẩn bị đều mang cho mình những ý nghĩa cùng với những câu chuyện khác nhau, và đều mang những hy vọng hay những mong ước mà người chuẩn bị cùng với người thưởng thức đều mong đến.

mâm cơm ngày Tết

Trong mâm cỗ ngày Tết ta không thể thiếu đi bánh chưng bánh dày. Biểu trưng cho Đất trời hài hòa với nhau đó chính là chiếc bánh chưng xanh và chiếc bánh giầy, tượng trưng cho mong ước một năm mới được mưa thuận gió hòa, vạn sự như ý.

Và đặc biệt với người dân miền Nam thì một món ăn không thể thiếu trong ngày lễ Tết đó là canh khổ qua, trong ngày đầu năm mới với mong muốn cho những muộn phiền đau khổ đều sẽ qua, chỉ để lại những vận may vì thế mà mọi người đều ăn canh khổ qua.

Đọc thêm:  Đi chúc tết nên nói gì? Đi chúc tết nên mua gì?

2. Đặc điểm món ăn truyền thống và ý nghĩa riêng của mâm cỗ Tết ba miền.

Mâm cỗ miền Bắc: Sang trọng

Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống nhanh ngày nay thì mọi thứ dường như đã được đơn giản hóa hơn và dễ dàng hơn rất nhiều để có thể bắt kịp với lối sống hiện đại. Tuy nhiên vào ngày lễ Tết thì mâm cỗ của người miền Bắc đặc biệt là mâm cỗ của người Hà thành thì vẫn luôn giữ được những nét sang trọng, cao quý, sự cầu kỳ tỉ mỉ mà không thể lẫn vào đâu được.

Với một mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội thì trong một mâm cỗ sẽ phải chuẩn bị đúng bốn bát, bốn đĩa. Nếu chuẩn bị một mâm cỗ lớn thì bạn phải chuẩn bị sau bát sáu đĩa hoặc nhiều hơn là tám bát tám đĩa…. và thường được chuẩn bị số lượng bát đãi theo số chẵn. Và có những gia đình cầu kỳ, chu đáo và tỉ mỉ hơn thì mâm cỗ sẽ được xếp trên mâm đồng hoặc mâm gỗ và phải được xếp cao từ 2 đến 3 tầng.

ý nghãi của mâm cơm ngày Tết

Những món ăn được chuẩn bị và trang trí đẹp mắt cầu kỳ đến từng chi tiết, cùng với đó là sự phong phú đa dạng về các món ăn như miến dong nấu, bát canh măng khô, canh mọc nấu nấm hương, chả quế, giò lụa, dưa hành, bánh chưng, xôi, giò thủ, thịt nấu đông,…

Với mỗi một món ăn thì chúng lại mang đến những màu sắc riêng khác nhau, không lẫn với nhau vì thế mà chúng đều mang đến cho một mâm cỗ trở lên sang trọng hơn, vừa thịnh soạn mà vẫn có được sự hấp dẫn ngon miệng.

Mâm cỗ miền Trung: Hào soạn

Cố đô Huế đã từng là kinh đô dưới thời triều nhà Nguyễn rộng lớn mà uy nghi. Vì thế mang theo những nét văn hóa lịch sử ấy mà mâm cỗ của người miền Trung và đặc biệt là đối với mâm cỗ của người dân xứ Huế đều mang những nét cổ điển, đậm nét hoàng gia, phong thái của các vị vua chúa thời xưa.

Nếu bạn tìm hiểu về nét ẩm thực của xứ Huế thì trong một mâm cỗ cần phải có các món nấu và theo bốn loại bao gồm: nấu, kho, trộn, thấu cùng với đó là có thêm những món như chiên, hấp, thui. Và ngoài ra thì nguyên liệu để tạo ra một mâm cỗ cần phải có đầy đủ những loại nguyên liệu như gà, chim, vịt… còn được gọi là thượng cầm, tiếp đến là hạ thú như lợn, dê, bò , trâu,…. cùng với một số loại thủy tộc như cá, cua ,tôm, mực,….

Đọc thêm:  Ý nghĩa của cây quất ngày Tết và cách chăm sóc cây ... - VietReview

ý nghĩa mâm cũng ngày Tết

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì tùy theo điều kiện từng gia đình, và thời gian chuẩn bị mà có thể tăng giảm được số lượng thức ăn, tuy nhiên vì là ngày Tết và là một trong những ngày quan trọng trong một năm vì thế mà hầu như gia đình nào cũng sẽ cố gắng chuẩn bị được những mâm cỗ thịnh soạn nhất có thể.

Một mâm cỗ được chuẩn bị với những những món ăn đa dạng từ hương vị đến màu sắc sẽ giúp cho bữa cơm ngày Tết được thêm ý nghĩa, ấm no và hạnh phúc hơn.

Mâm cỗ miền Nam: Giản dị

Khi nghĩ đến người miền Nam ta thường hay nghĩ đến giọng nói sang chảnh mà nhẹ nhàng, nhiệt tình, thân thương. Từ những nét tính cách đó mà ta có thể nhận được thấy rằng phong cách sống của người miền Nam cũng được thể hiện qua mâm cỗ, đó là sự đơn giản nhưng vẫn đầy đủ cùng với những thân thương.

Do sự ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau và không bị ảnh hưởng bởi những nghi lễ tập tục. Vì thế mà người miền Nam dường như không bị ảnh hưởng bởi những quy tắc khắt khe trong việc trình bày mâm cỗ cúng. Mặc dù vậy thì mâm cỗ của người miền Nam vẫn mang đến cho người thưởng thức những món ăn ngon đa dạng của ngày Tết như: thịt kho tàu, canh khổ qua, dưa giá, củ kiệu, bánh tét,….Vô cùng thơm ngon hấp dẫn mang đậm nét ẩm thực người miền Nam.

ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết

Tuy không được chuẩn bị nhiều món ăn cầu kỳ trong một mâm cỗ ngày Tết, tuy nhiên những món ăn của người miền Nam trong bữa cơm ngày tết lại mang đến một cảm giác thanh mát, khiến cho ta ăn hoài mà không thấy ngán. Chính là nhờ vào những món ăn đơn giản mà thân thương đó đã khiến cho niềm nhớ da diết quê nhà bữa cơm gia đình ngày Tết trở lên đong đầy hơn bao giờ hết.

Mỗi một vùng miền thì mâm cỗ ngày Tết của ba miền lại đều mang những nét độc đáo riêng, cùng với những ý nghĩa riêng của nó, tuy nhiên tất cả đều hướng đến ý nghĩa chung đó là sự đoàn viên, những mong ước cho một năm mới sung túc, an lành. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho bạn hiểu thêm được ý nghĩa của mâm cỗ ngày Tết hơn. Chúc bạn và gia đình có sẽ có một cái Tết mới thật ấm áp, có được bữa cơm đoàn viên trọn vẹn.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button