Mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm … – Luật Dương Gia
Người được lấy phiếu tín nhiệm trong hoạt động bầu hoặc phê chuẩn trong tổ chức của Quốc hội hay Hội đồng nhân dân. Ở các cấp khác nhau với các chủ thể được lấy phiếu tín nhiệm. Khẳng định với mức độ phù hợp công việc về năng lực, trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng, đảm bảo đối với vị trí chức vụ đảm nhận trong công tác quản lý nhà nước. Nhóm đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm xét với các quy định pháp luật có liên quan. Từ đó, các chủ thể được tín nhiệm phải đảm bảo trong công tác nghiệp vụ của mình. Lập thành mẫu báo cáo gửi đến các tổ chức đã tín nhiệm họ.
Căn cứ pháp lý:
– Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
– Hướng dẫn 321/HD-UBTVQH14 về tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
– Nghị quyết số 85/2014/QH13 Về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm?
Căn cứ quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Thực hiện công tác thực hiện ở địa phương. Cùng quy định tại Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Đảm bảo trong hiệu quả thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm ở trung ương và các địa phương. Các quy định này thể hiện cho nội dung tín nhiệm thực hiện ở các đơn vị hành chính theo quy định pháp luật.
Xác định với ý nghĩa của thì Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
– Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân.
– Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân.
Khi đó, thực hiện trong công tác của hội đồng. Và mỗi thành viên của hội đồng được thể hiện quan điểm, tín nhiệm đối với chủ thể về năng lực đảm bảo. Trong công tác thực hiện đánh giá của họ.
Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ trên.
Việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm không tiến hành với các chức vụ khác nhau. Vì mục đích là đánh giá với một chủ thể trong tiếp cận và triển khai hoạt động công tác quản lý nhà nước của họ.
Việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với chức vụ cao nhất. Đảm bảo trong ý nghĩa chức vụ cũng như các chức năng về quyền hạn, nhiệm vụ. Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ trên nếu họ chỉ có thời gian đảm nhiệm chức vụ liên tục chưa đủ 09 tháng. Tính đến ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân. Khi đó, chưa đảm bảo đánh giá đối với tín nhiệm thực hiện trong nhiệm kỳ. Cũng như phản ánh với hiệu quả và ý nghĩa thực hiện tín nhiệm của cơ quan quản lý.
2. Mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm mới nhất:
Mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm là mẫu phiếu được lập ra để báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Mẫu báo cáo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
…(1)… , ngày … tháng … năm …
BÁO CÁO CỦA NGƯỜI ĐƯỢC LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM
Tại kỳ họp thứ … Hội đồng nhân dân …(2)… khóa… nhiệm kỳ 2016-2021
Kính gửi: Các vị đại biểu Hội đồng nhân dân
– Tôi là: ….(3)……
– Chức vụ: …….(4)…
– Đơn vị công tác: ……
Căn cứ vào Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, tôi xin báo cáo như sau:
1. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật đối với các chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu (nội dung báo cáo đầy đủ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật đối với các chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu).
…………
2. Tự đánh giá về các nội dung tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
…………
3. Giải trình đầy đủ các nội dung mà đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu (nếu có)
…………
4. Giải trình về ý kiến, kiến nghị của cử tri do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc chuyển đến (nếu có)
……………
Ghi chú:
(1) Tên địa danh.
(2) Ghi HĐND tỉnh, huyện hay xã nào.
(3) Ghi rõ họ và tên.
(4) Các chức vụ Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Người báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm:
Hiện nay Mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm được quy định tại Hướng dẫn 321/HD-UBTVQH14. Với các ý nghĩa thực hiện trong công tác báo cáo. Thể hiện trong việc thực hiện chức vụ, quyền hạn trong thời gian hoạt động. Mang đến các tiếp cận và đánh giá đối với chính hiệu quả của bản thân. Và nhận diện trong giải trình, đánh giá. Nội dung tiếp cận này mang đến thông tin đánh giá, phân tích cũng như các nhìn nhận hiệu quả công tác của người được tín nhiệm.
Trong chức danh và ý nghĩa thực hiện báo cáo. Người lập báo cáo cần đảm bảo trong thông tin truyền tải. Cũng như tiến hành đảm bảo các nội dung là khách quan, trung thực. Tương ứng với các kỳ vọng và tín nhiệm của các chủ thể quản lý. Phải tự đánh giá được hiệu quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong quyền hạn, trách nhiệm của mình. Đặc biệt là các giải trình, nhìn nhận vấn đề hoạt động chưa hiệu quả. Để có các mục tiêu, hướng phấn đấu trong thời gian sau đó.
Các nội dung phải được thể hiện đảm bảo. Với sắp xếp, bố cục theo mẫu báo cáo. Đảm bảo tiếp cận và phản ánh với các khía cạnh sau:
+ Thời gian báo cáo: Xác định khoảng thời gian đánh giá hiệu quả hoạt động khi được tín nhiệm. Tính từ thời điểm được Hội đồng nhân dân bầu. Và triển khai trong hiệu quả nhận định về các tín nhiệm đó.
+ Cung cấp nội dung tự đánh giá, kiểm điểm. Nhìn nhận trong công tác và hoạt động được thực hiện. Về việc có hay không những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đảm bảo trong hiệu quả gắn với công tác tư tưởng chính trị. Điều này hướng đến các giá trị phẩm chất đạo đức và tư tưởng đảm bảo. Hướng đến tiếp cận các hiệu quả trong công tác, đối với ý nghĩa phát triển đất nước. Thực hiện theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII);
+ Tự đánh giá, kiểm điểm trong tính toán, sắp xếp và phân chia thực hiện công việc. Về các hiệu quả trong quản lý, điều hành tổ chức. Về việc thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Gắn với các ý nghĩa thúc đẩy trong hoạt động quản lý chung. Trên tinh thần thống nhất, phối hợp với các chủ thể khác. Đặc biệt là ý nghĩa tuân thủ pháp luật. Thực hiện theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) và Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
+ Báo cáo có độ dài từ 4 – 5 trang. Phản ánh với các nội dung trình bày liên quan đến công tác thực hiện nhiệm vụ, gắn với quyền hạn. Đánh máy và in trên giấy khổ A4, không kèm theo phụ lục. Đảm bảo mang đến các trình bày và tiếp cận, cũng như nhận thức đầy đủ. Làm cơ sở cho công tác định hướng phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian tới.
+ Kê khai tài sản, thu nhập của người được lấy phiếu tín nhiệm. Hiệu quả đối với không tham nhũng, không tìm kiếm các lợi ích cá nhân. Gắn với các quyền hạn và nhiệm vụ trong phạm vi quy định của chức vụ. Điều này làm nên các tổ chức, cá nhân với hiệu quả hoạt động trong ý nghĩa xây dựng đất nước.
4. Nội dung của mẫu báo cáo thể hiện những thông tin gì?
Đảm bảo với việc tiếp cận các nội dung theo mẫu báo cáo:
– Quốc hiệu tiêu ngữ cùng ngày tháng năm thực hiện Mẫu báo cáo. Cung cấp các thông tin đối với thời gian gắn với quy định thực hiện báo cáo. Và đảm bảo trong yêu cầu được cơ quan quản lý đưa ra. Đánh giá tương ứng với các giai đoạn thực hiện hoạt động nghiệp vụ.
– Tên báo cáo. Xác định với Tại kỳ họp thứ mấy Hội đồng nhân dân tỉnh – khóa – nhiệm kỳ. Qua đó xác định hiệu quả trong công tác báo cáo. Cũng như triển khai trong quản lý, đảm bảo thông tin dữ liệu khi cần.
– Thông tin của người thực hiện báo cáo gồm: Họ tên, chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, đơn vị công tác. Là người có quyền hạn và nghĩa vụ, được tín nhiệm. Đồng thời có nghĩa vụ đối với việc lập báo cáo.
– Triển khai đối với công tác báo cáo. Cũng là phần nội dung chính được tiếp cận:
+ Về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. Đảm bảo thể hiện đối với các đặc điểm trong chức danh, tuân thủ trong hoạt động quản lý nhà nước. Theo quy định của pháp luật đối với các chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu:
Triển khai rõ đối với các ý nghĩa trong công tác thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn. Cần ghi rõ ràng, chính xác báo cáo đầy đủ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Để qua đó có các đánh giá, cũng như tự giải trình trong hoạt động đó.
+ Tự đánh giá về các nội dung tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của mình. Gắn với các quy định, yêu cầu trong công tác đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.
+ Giải trình đầy đủ các nội dung mà đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu. Trong ý nghĩa đảm bảo các hoạt động, công tác thực hiện, tuân thủ quyền và nghĩa vụ.
+ Giải trình về ý kiến, kiến nghị của cử tri do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc chuyển đến.
– Người báo cáo ký và ghi rõ họ tên. Xác định trong phần thông tin phản ánh trên là đúng.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!