Mẫu biên bản họp công đoàn lấy ý kiến xét kết nạp Đảng mới nhất

Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao sức chiến dấu và năng lực lãnh đạo cách mạng. Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là một vinh dự vô cùng to lớn đối với mỗi người. Khi xét kết nạp Đảng tại Công Đoàn thì cần phải lập biên bản họp công đoàn lấy ý kiến.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Mẫu biên bản họp công đoàn lấy ý kiến xét kết nạp Đảng là gì?

Mẫu biên bản họp công đoàn lấy ý kiến xét kết nạp Đảng là mẫu biên bản được lập khi tiến hành họp công đoàn lấy ý kiến xét kết nạp Đảng.

Mẫu biên bản nêu rõ các thông tin về buổi họp công đoàn lấy ý kiến xét kết nạp Đảng ( thành phần tham gia cuộc họp, nội dung cuộc họp, ưu điểm, nhược điểm của người được xét kết nạp Đảng)

Mẫu biên bản họp công đoàn lấy ý kiến xét kết nạp Đảng là mẫu biên bản được lập ra khi có cuộc họp công đoàn về việc lấy ý kiến xét kết nạp Đảng cho các đảng viên. Mẫu biên bản họp công đoàn lấy ý kiến xét kết nạp Đảng là cơ sở để xem xét, đáng giá về người được kết nạp đã đủ điều kiện để được kết nạp Đảng hay chưa.

2. Mẫu biên bản họp công đoàn lấy ý kiến xét kết nạp Đảng:

CĐ GIÁO DỤC HUYỆN ………..

CĐ TRƯỜNG …….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

BIÊN BẢN HỌP CÔNG ĐOÀN

Nhận xét công đoàn viên đề nghị kết nạp Đảng

Hôm này, ngày ….. tháng …….. năm ….., tại văn phòng công đoàn trường ………….. tổ chức họp công đoàn.(1)

– Thành phần tham dự gồm: ……….(2)

– Tổng số người: ………. Có mặt: ………………… Vắng mặt: ………..(2)

– Chủ trì cuộc họp: ………….. Chức vụ: ……(3)

– Thư ký cuộc họp: ………….. Chức vụ: ……….(4)

NỘI DUNG (5)

– Họp lấy ý kiến nhận xét về công đoàn viên ………. diện đối tượng Đảng và đề nghị chi bộ xem xét kết nạp

– Căn cứ vào quá trình công tác và tham gia sinh hoạt tại công đoàn trường …………………. chúng tôi nhận thấy công đoàn viên ……… có những ưu, khuyết điểm chính sau đây:

– Ưu điểm: (6)

+ Về phẩm chất chính trị

Công đoàn viên ………… luôn gương mẫu chấp hành và tuyên truyền vận động mọi người chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cũng như mọi quy chế quy định của đơn vị, của ngành đề ra. Tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể. Có ý thức xây dựng khối đoàn kết nội bộ. Xây dựng phong trào thi đua chống các biểu hiện tiêu cực.

+ Có đạo đức tốt, lối sống giản dị, lành mạnh, gần gũi với mọi người.

+ Năng lực công tác

Công đoàn viên …………… luôn có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường. Năng động sáng tạo trong công tác chỉ đạo chuyên môn của khối có chí hướng phấn đấu vươn lên, khiêm tốn.

Đọc thêm:  Cúng cô hồn vào ngày, giờ nào là tốt nhất?

+ Quan hệ quần chúng:

Có tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp và quần chúng nhân dân, được đồng nghiệp và phụ huynh tín nhiệm, học sinh tin yêu.

– Nhược điểm: (7)

Tính rụt rè nên đôi lúc chưa mạnh dạn nêu lên những ý kiến của bản thân trong cuộc họp.

Dựa trên những ưu, nhược điểm trên, công đoàn trường ……………… kính đề nghị chi bộ ………… xem xét, kết nạp công đoàn viên ………. vào Đảng, với sự tán thành của …../…… Đ/C (đạt …………%)

Cuộc họp kết thúc vào hồi …………… giờ cùng ngày.

Chủ toạ. Thư ký

3. Hướng dẫn soạn thảo:

(1): Điền ngày, tháng, năm, địa điểm họp

(2): ĐIền thành phần tham dự..

(3): Điền tên người chủ trì cuộc họp

(4): Điền tên thư ký cuộc họp

(5): Điền nội dung cuộc họp

(6): Điền ưu điểm

(7): Điền nhược điểm

4. Quy định về thủ tục kết nạp Đảng viên:

* Thứ nhất về thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại): (Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam)

– Người vào Đảng phải:

+ Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;

+ Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;

+ Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.

Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, dược ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

– Người giới thiệu phải:

+ Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;

+ Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình.

Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.

– Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy:

+ Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi ủy kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt.

Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

+ Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp ủy cấp trên; khi có quyết định của cấp ủy cấp trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một.

+ Đảng ủy cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp ủy lên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp ủy cấp trên trực tiếp.

+ Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp ủy cơ sở được ủy quyền xét, quyết định kết nạp từng người một.

– Nơi chưa có đảng viên hoặc có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện giới thiệu thì cấp ủy cấp trên trực tiếp cử đảng viên về làm công tác tuyên truyền, xem xét, giới thiệu kết nạp Đảng.

Trường hợp đặc biệt do Bộ Chính trị quy định.

– Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.

Đọc thêm:  Lời dẫn chương trình gặp mặt đầu xuân Quý Mão 2023

– Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu thấy không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên dự bị.

– Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp ủy có thẩm quyền quyết định.

– Tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định công nhận đảng viên chính thức.

* Thứ hai về tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng

– Về tuổi đời

+ Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).

+ Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

– Về trình độ học vấn

+ Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

+ Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.

* Thứ ba, về quyền của đảng viên (Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam)

– Quyền được thông tin của đảng viên

Định kỳ hằng tháng, theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và cấp ủy cấp trên, các cấp ủy đảng thông tin cho đảng viên về tình hình, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thời sự trong nước, thế giới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của tổ chức đảng và đảng viên, góp phần nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

– Quyền của đảng viên trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.

Thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

– Quyền của đảng viên trong việc phê bình, chất vấn tổ chức đảng và đảng viên; báo cáo, kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm.

Đảng viên được phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp; về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của đảng viên đó; chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng về ý kiến của mình. Khi nhận được ý kiến phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị, tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm phải trả lời theo thẩm quyền, chậm nhất là 30 ngày làm việc đối với tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, 60 ngày làm việc đối với cấp huyện, tỉnh và tương đương, 90 ngày làm việc đối với cấp Trung ương. Những trường hợp phức tạp cần phải kéo dài hơn thời gian quy định trên thì phải thông báo cho tổ chức đảng và đảng viên biết lý do.

Đọc thêm:  094 là mạng gì? Ý nghĩa theo phong thủy? Kết hợp số nào đẹp?

– Đảng viên được thông báo ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi làm việc và nơi cư trú khi xem xét bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử được trình bày ý kiến với tổ chức đảng, cấp ủy đảng khi xem xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

* Thứ tư, về giới thiệu và kết nạp người vào Đảng

– Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xem xét, ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng.

– Đảng viên giới thiệu người vào Đảng.

– Là đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.

– Nếu đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến đảng bộ, chi bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác, lao động, học tập với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).

– Vấn đề lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của người vào Đảng thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

– Việc kết nạp người vào Đảng ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ.

+ Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng giao cho chi bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phân công đảng viên chính thức tuyên truyền, giúp đỡ người vào Đảng. Khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì chi bộ nơi có đảng viên giúp đỡ người vào Đảng đang sinh hoạt làm thủ tục đề nghị kết nạp theo quy định.

+ Việc kết nạp đảng viên trong một số trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

* Thứ năm về kết nạp lại người vào Đảng

– Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:

+ Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.

+ Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền (huyện ủy và tương đương) xem xét, quyết định.

+ Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.

– Đối tượng không xem xét kết nạp lại.

Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.

– Chỉ kết nạp lại một lần.

– Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button