Mẫu đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Mẫu đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ là gì? Mẫu đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ được dùng với mục đích gì? Cách soạn thảo mẫu đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc về mẫu đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ và hướng dẫn trình tự, thủ tục, cách soạn thảo mẫu đơn.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Mẫu đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ là gì?

Mẫu đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ là văn bản của cá nhân, cơ quan tổ chức gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác nhận liệt sĩ

Mẫu đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ dùng để xác nhận liệt sĩ.

2. Mẫu đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xác nhận liệt sĩ

Kính gửi:………(1)

1. Phần khai cá nhân

Họ và tên: ………….Năm sinh……(2)

Chứng nhận của UBND xã, phường (hoặc cơ quan quản lý)

(Xác nhận phần khai cá nhân tại Điểm 1)

Ngày….. tháng…. năm….

(Ký tên, đóng dấu)

….., ngày…. tháng…. năm….(16)

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP THỜ CÚNG LIỆT SĨ

Kính gửi: ………

Họ và tên: ……

Ngày, tháng, năm sinh: ………… Nam/Nữ: …………

Nguyên quán ………

Trú quán: ……

Mối quan hệ với liệt sĩ: …

Được gia đình, họ tộc ủy quyền thờ cúng:

Liệt sĩ: ………

Nguyên quán: ………..

Bằng “Tổ quốc ghi công” số ……….. theo Quyết định số: …… ngày … tháng … năm… của Thủ tướng Chính phủ.

Các giấy tờ kèm theo đơn: ………

…, ngày… tháng… năm…

Xác nhận của xã, phường………….

Ông (bà) …………………… hiện cư trú tại ………………………………

TM. UBND

Quyền hạn, chức vụ người ký

(Chữ ký, dấu)

Họ và tên

……, ngày … tháng … năm …

Người khai

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ

Theo Điều 11 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH, thủ tục giải quyết chế độ thờ cúng liệt sĩ như sau:

Bước 1: Người thờ cúng nộp hồ sơ

Đọc thêm:  Mẫu đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện, văn

Để được hưởng trợ cấp, người thờ cúng có trách nhiệm lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú:

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (Mẫu LS7);

– Biên bản ủy quyền (Mẫu UQ).

Bước 2: Ủy ban nhân dân xã lập danh sách

Trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ đã nộp của người thờ cúng, gửi Phòng Lao động Thương binh và Xã hội.

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp, lập danh sách kèm theo các hồ sơ của người đề nghị gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

Bước 4: Sở Lao động Thương binh và Xã hội giải quyết chế độ

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc của liệt sĩ đang quản lý, ra quyết định trợ cấp thờ cúng.

Trường hợp hồ sơ gốc của liệt sĩ do địa phương khác quản lý thì Sở Lao động Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị chuyển hồ sơ gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ.

Lưu ý: Nếu người thờ cúng liệt sĩ chết hoặc không tiếp tục thờ cúng thì cá nhân khác được gia đình, họ tộc ủy quyền thờ cúng vẫn thực hiện theo thủ tục nêu trên.

Điều kiện xác nhận liệt sĩ ( Điều 17 Nghị định 31/2013/NĐ- CP)

– Người hy sinh thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là liệt sĩ:

+ Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

+ Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;

+ Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị.

Trường hợp bị chết trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là liệt sĩ;

Đọc thêm:  Tough Boy là gì? - Trường Tiểu Học Đằng Hải - Trung cấp TDTT

+ Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;

+ Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh;

+ Dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

+ Do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

+ Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát (không áp dụng đối với thương binh loại B) trong các trường hợp sau:

Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát có xác nhận của cơ sở y tế.

Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;

+ Mất tin, mất tích quy định tại Điểm 1 Khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ;

+ Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai.

– Không xem xét xác nhận liệt sĩ đối với:

+ Những trường hợp chết do tự bản thân gây nên hoặc do vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị;

+ Những trường hợp chết từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận liệt sĩ hoặc đã báo tử theo chế độ tử sĩ hoặc quân nhân từ trần, tai nạn lao động.

Điều kiện xác nhận ( Điều 27 Nghị định 31/2013/NĐ- CP)

– Người bị thương thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh):

Đọc thêm:  Theo trend #howmuchhaveyouchangedchallenge của CĐM, soi ảnh

+ Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

+ Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;

+ Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

+ Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Trường hợp bị thương trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là thương binh;

+ Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;

+ Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

+ Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai;

+ Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

+ Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.

– Không xem xét xác nhận thương binh đối với:

+ Những trường hợp bị thương do tự bản thân gây nên hoặc do vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị;

+ Những trường hợp bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận thương binh hoặc đã giải quyết chế độ tai nạn lao động.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button