Mẫu đơn đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo chi tiết nhất hiện

Tôn giáo hay đạo có thể được định nghĩa là một hệ thống văn hóa của các hành vi và thực hành được chỉ định, quan niệm về thế giới, các kinh sách, địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh. Việc duy trì và học tập những kinh sách ghi chép những tín ngưỡng cơ bản của tôn giáo.

Những tín đồ của một tôn giáo thường họp mặt để làm lễ, đọc hay tụng kinh, cầu nguyện, thờ phụng, và giúp đỡ tinh thần lẫn nhau. vậy muốn thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo cần làm những gì? Mẫu đơn như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Mẫu đơn đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo là gì?

Đơn đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo là văn bản được cá nhân sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét về việc thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo. Cơ quan có thẩm quyền quyết định là bộ nội vụ, cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện là Ban tôn giáo chính phủ

Mẫu đơn đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo là mẫu đơn được lập ra để đề nghị về việc thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo

2. Mẫu đơn đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—-o0o—-

…, ngày … tháng … năm 2019

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP CƠ SỞ TÔN GIÁO

– Căn cứ Luật tín ngưỡng, tôn giáo số: 02/2016/QH14

– Căn cứ Nghị định số 162/2017/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Kính gửi: Ban tôn giáo …………………………..

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa): …………..Trụ sở: …….

Đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo với các nội dung sau:

Tên cơ sở đào tạo tôn giáo: ……………………..

Tên giao dịch quốc tế (nếu có): …………………….

Địa điểm đặt cơ sở đào tạo tôn giáo: ………..

Người đại diện:

Họ và tên: ………….. Năm sinh:……

Tên gọi trong tôn giáo (nếu có): …………………….

Chức vụ, phẩm vị (nếu có): ……………..

Số CMND/Số hộ chiếu/Số định danh cá nhân: ………..

Đọc thêm:  Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Võ Quảng

Ngày cấp:……………….. Nơi cấp:…………….

Nơi cư trú: …………………………..

Sự cần thiết thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo: ……………………

TMTC TÔN GIÁO

3. Hướng dẫn viết đơn:

– Điền đầy đủ các thông tin:

+ Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa): ..Trụ sở:

+ Đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo với các nội dung sau:

Tên cơ sở đào tạo tôn giáo: ……

Tên giao dịch quốc tế (nếu có): …

Địa điểm đặt cơ sở đào tạo tôn giáo: …

Người đại diện:

Họ và tên: ….. Năm sinh:……

Tên gọi trong tôn giáo (nếu có): …

Chức vụ, phẩm vị (nếu có): …

Số CMND/Số hộ chiếu/Số định danh cá nhân: …

Ngày cấp:….. Nơi cấp:…

Nơi cư trú: …

Sự cần thiết thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo: …

– Gửi đơn lên Ban tôn giáo

4. Các vấn đề liên quan:

Cơ sở tôn giáo là Cơ sở tôn giáo là các cơ sở hoạt động cho mục đích tôn giáo, bao gồm: Chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.

Theo luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định như sau:

– Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc

+ Trước khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có tách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.

+ Hồ sơ đề nghị gồm: Văn bản đề nghị nêu rõ lý do; tên tổ chức đề nghị; tên tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập; tên tổ chức, người đại diện tổ chức trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc tại thời điểm thành lập; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc; Hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có); Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc; Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

Đọc thêm:  Giờ G Là Gì? 5 Khung Giờ G Quan Trọng Trong Nhà Hàng Khách Sạn

– Thẩm quyền chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc:

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

+ Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Hết thời hạn 01 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, nếu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực.

Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

+ Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn giáo.

+ Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.

+ Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.

+ Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo.

+ Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.

+ Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho.

+ Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều kiện để tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo

– Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc;

– Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật;

Đọc thêm:  Bạn có biết Facebook sắp xếp bản tin như thế nào không ? - Blog

– Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định;

– Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp;

– Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

Thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo :

– Thủ tướng Chính phủ công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Hồ sơ thành lập Tôn Giáo gồm giấy tờ sau:

– Về đăng ký sinh hoạt tôn giáo

+ Công dân có nhu cầu tập trung để thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện, bày tỏ đức tin về tôn giáo mà mình tin theo thì người đại diện gửi hồ sơ đăng ký sinh hoạt tôn giáo đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Hồ sơ đăng ký: Văn bản đăng ký sinh hoạt tôn giáo, trong đó nêu rõ tên tôn giáo, tôn chỉ, mục đích, họ và tên người đại diện, nơi cư trú, nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt, địa điểm, thời gian, số lượng người sinh hoạt tại thời điểm đăng ký; Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

+ Điều kiện để được chấp thuận sinh hoạt tôn giáo: Tôn chỉ, mục đích, nội dung sinh hoạt không vi phạm các quy định tại Khoản 2 Điều 8 và Điều 15 của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo; Người đại diện phải là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc.

– Về đăng ký hoạt động tôn giáo: Để được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức phải có đủ các điều kiện sau:

+ Có sinh hoạt tôn giáo ổn định từ hai mươi năm trở lên kể từ ngày được Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận sinh hoạt tôn giáo, không vi phạm các quy định tại Khoản 2 Điều 8 và Điều 15 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016;

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button