Những quy định của pháp luật khi chuyển mục đích sử dụng rừng

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC

Khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải thực hiện theo các quy định của pháp luật tại: Luật Lâm nghiệp năm 2017; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ. Cụ thể như sau:

I. CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC

1. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác(Quy định tại Điều 19, Luật Lâm nghiệp)

– Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

– Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

– Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.

2. Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác(Quy định tại Điều 20, Luật Lâm nghiệp)

– Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.

– Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20 ha đến dưới 50 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20 ha đến dưới 500 ha; rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha.

– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển dưới 20 ha; rừng sản xuất dưới 50 ha; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư.

3. Trình tự, thủ tục quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng của các cấp (Quy định tại Điều1 Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và Quyết định 2762/QĐ-BNN-TCLN ngày 22/7/2020 về việc công bố thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn):

3.1. Trình tự, thủ tục quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội

3.1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng.

Bước 2:Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng. Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 4: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ; tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức hội đồng thẩm định hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và nêu rõ lý do.

Bước 5: Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: Thực hiện theo quy chế làm việc của Chính phủ.

Đọc thêm:  Pháp luật là gì? Vai trò, đặc điểm và ý nghĩa của pháp luật?

Bước 6: Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: Thực hiện theo quy chế làm việc của Quốc hội.

Bước 7: Sau khi Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, kết quả được gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trả cho tổ chức, cá nhân.

3.1.2. Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (01 bộ), gồm:

– Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.

– Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện).

– Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công.

– Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng)

3.1.3. Thời hạn giải quyết:

– Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 ngày làm việc.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 25 ngày làm việc.

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 25 ngày làm việc.

– Thủ tướng Chính phủ: Theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

– Quốc hội: Theo quy chế làm việc của Quốc hội.

3.1.4. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3.1.5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

3.2. Trình tự, thủ tục quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

3.2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng. Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 4: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ; tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 5: Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: Thực hiện theo quy chế làm việc của Chính phủ.

Bước 6: Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, kết quả được gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trả cho tổ chức, cá nhân.

Đọc thêm:  Tả con đường từ nhà đến trường (34 mẫu) - Tập làm văn lớp 5

3.2.2. Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (01 bộ), gồm:

– Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng;

– Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện);

– Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công;

– Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng)

3.2.3. Thời hạn giải quyết:

– Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 ngày làm việc.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 25 ngày làm việc.

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 25 ngày làm việc.

– Thủ tướng Chính phủ: Theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

3.2.4. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3.2.5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

3.3. Trình tự, thủ tục quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

3.3.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Bước 4: Hội đồng nhân dân xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: Thực hiện theo quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Bước 5: Sau khi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, kết quả được gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trả cho tổ chức, cá nhân.

3.3.2. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (01 bộ), gồm:

– Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.

– Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện).

– Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công.

Đọc thêm:  Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá mới nhất

– Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).

b) Hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (01 bộ), gồm:

– Tờ trình của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

– Báo cáo thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

– Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng;

– Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện).

– Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công.

– Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).

3.3.3. Thời hạn giải quyết:

– Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 ngày làm việc.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 40 ngày làm việc.

– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: Theo Quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

3.3.4. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3.3.5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

4. Một số lưu ý khi chuyển mục đích sử dụng rừng:

Đối với dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng, thì chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng là một nội dung trong chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.

– Đối với dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhưng trong nội dung quyết định chưa xác định diện tích rừng được chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì phải thực hiện theo trình tự, thủ tục đã nêu ở phần trên;

– Đối với diện tích rừng đã được quy hoạch cho mục đích sử dụng khác không phải lâm nghiệp nhưng chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng thì áp dụng quy định về chuyển mục đích sử dụng đối với loại rừng tương ứng trước khi phê duyệt quy hoạch đưa diện tích rừng đó sang mục đích khác không phải lâm nghiệp.

II. TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC

Khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, phải thực hiện trồng rừng thay thế theo quy định tại Điều 21, Luật Lâm nghiệp năm 2017, cụ thể như sau:

– Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.

– Chủ dự án tự trồng rừng thay thế phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.

– Số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích rừng phải trồng thay thế nhân với đơn giá cho 01 ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng tiền đã nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.

– Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không bố trí được hoặc không bố trí đủ diện tích đất để trồng rừng thay thế trong thời hạn 12 tháng kể từ khi chủ dự án hoàn thành trách nhiệm nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh thì phải chuyển tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác./.

Chi cục Kiểm lâm

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button