Mẫu đơn xin rút khỏi hợp tác xã và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến ở nước ta. Hàng năm, hợp tác xã tổ chức kết nạp rộng rãi thành viên với chủ trương đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên hợp tác xã. Hợp tác xã hoạt động trên nguyên tắc tôn trọng quyền của các thành viên, vì vậy, với những trường hợp thành viên có nguyện vọng xin rút khỏi HTX thì sẽ cần tiến làm đơn xin rút khỏi hợp tác xã gửi đến Hội đồng quan trị.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Đơn xin rút khỏi hợp tác xã là gì?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Luật hợp tác xã 2012: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.

Mô hình kinh tế hợp tác xã đã có ở nước ta lâu đời. Những thành viên tham gia vào tổ chức này được gọi là thành viên hợp tác xã. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động tại Hợp tác xã vì nhiều lý do khác nhau thành viên muôn rút khỏi hợp tác xã. Đơn xin rút khỏi hợp tác xã là mẫu đơn được soạn thảo bởi cá nhân có nguyện vọng ra khỏi hợp tác xã, đơn được gửi đến Hội đồng quan trị của HTX.

2. Khi nào soạn thảo đơn xin rút khỏi hợp tác xã?

Việc gia nhập và xin ra khỏi hợp tác xã phải luôn đảm bảo trên nguyên tắc tự nguyện. Đơn xin rút khỏi hợp tác xã phải được viết trên cơ sở:

– Người viết đơn xin rút khỏi hợp tác xã trên cơ sở tự nguyện.

– Việc cá nhân rút khỏi hợp tác xã là một trong những quyền có bản của thành viên hợp tác xã.

– Nội dung đơn nêu rõ thông tin thành viên rút khỏi HTX, lý do,…

Việc thành viên hợp tác xã được quyền rút khỏi hợp tác xã được quy định ở nguyên tắc tổ chức hoạt động của HTX, cụ thể: “Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.”

Như vậy, cá nhân muốn ra khỏi hợp tác xã chỉ cần tiến hành viết đơn xin ra khỏi HTX , nội dung đơn nêu rõ lý do xin ra đồng thời thể hiện sự tự nguyện của mình sẽ được Hội đồng quản trị chấp thuận

Đọc thêm:  Mẫu giấy trình báo mất thẻ ABTC ở trong nước (X06) chi tiết nhất

3. Mẫu đơn xin rút khỏi hợp tác xã mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

———————————

ĐƠN XIN RA HỢP TÁC XÃ

Kính gửi: Hội đồng quản trị HTX …..

Tôi tên là: ……

Sinh ngày: ……

CMND số: …

Địa chỉ thường trú: …….

Quê quán: …….

Nghề nghiệp: ……

Sau thời gian tham gia là thành viên của Hợp tác xã …….., Hội đồng quản trị hợp tác xã đã cung cấp tốt các sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho tôi làm ăn có hiệu quả.

Nay tôi đề nghị xin ra khỏi hợp tác xã ……

Lý do: Bản thân tôi và gia đình không có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.

Tôi đề nghị Hội đồng quản trị trả lại phần vốn mà tôi đã góp vào hợp tác xã

Rất mong chấp thuận của Hội đồng quản trị hợp tác xã…

….., ngày…tháng…năm…

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin rút khỏi hợp tác xã

Phần Kính gửi: Ghi tên Hội đồng quản trị HTX nơi bạn nộp đơn

Tôi tên là: Viết đầy đủ họ, tên đệm, tên theo giấy khai sinh/CMND/CCCD bằng chữ in hoa

Sinh ngày: Xác định theo ngày, tháng, năm được ghi trong CMND và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh;

CMND số: Ghi đầy đủ số CMND theo thông tin của CMND được cấp

Địa chỉ thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi

Quê quán: Ghi quê quán theo sổ hộ khẩu. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp thay đổi hộ khẩu thường trú thì ghi theo địa chỉ thường trú đã thay đổi.

Nghề nghiệp: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.

Trình bày sự việc: Sau thời gian tham gia là thành viên của Hợp tác xã (Ghi rõ tên của HT) Hội đồng quản trị hợp tác xã đã cung cấp tốt các sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho tôi làm ăn có hiệu quả.

Nay tôi đề nghị xin ra khỏi hợp tác xã:…..(tên HTX)

Lý do: Người làm đơn trình bày lý do của việc rút khỏi HTX, ví dụ: Do bản thân tôi và gia đình không có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã nên tôi làm đơn này muốn trình bày nguyện xong xin ra khỏi HTX.

Đê nghị trả lại phần vốn góp

Người làm đơn: Ký và ghi rõ họ tên

5. Quy định pháp luật về thành viên hợp tác xã

5.1 Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã

Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 13 Luật hợp tác xã 2012 điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã gồm:

” Điều 13. Điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên

Đọc thêm:  Việt nam thuộc kiểu khí hậu nào? (Giải đáp chi tiết) - M5s News

1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.

Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;

b) Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;

c) Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;

d) Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;

đ) Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã”.

Như vậy, thành viên của hợp tác xã có thể là cá nhân, tổ chức là pháp nhân Việt Nam, riêng đối với trường hợp hợp tác xã tạo việc làm thì chỉ chấp nhận thành viên là cá nhân. Cá nhân không đáp ứng các điều kiện trên hoặc đang chấp hành hình phạt tù, có các bệnh lý không tự chủ được hành vi của mình…thì không phải là đối tượng tham gia vào hợp tác xã

5.2 Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã

Căn cứ theo Điều 14, 15 Luật hợp tác xã 2012, quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã được quy định như sau:

Quyền của thành viên hợp tác xã

” Điều 14. Quyền của thành viên, hợp tác xã thành viên

1. Được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.

2. Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và điều lệ.

3. Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

4. Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên.

5. Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định tại Điều 32 của Luật này.

6. Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

7. Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.

8. Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

9. Ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.

Đọc thêm:  Tên tiếng Nhật của bạn là gì? Dịch tên tiếng Việt sang tiếng Nhật

10. Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.

11. Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.

12. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

13. Quyền khác theo quy định của điều lệ”.

Thành viên của hợp tác xã là lực lượng nòng cốt của mỗi một tổ chức hợp tác xã. Thành viên HTX vừa là chủ sở hữu HTX đồng thời cũng chính là khách hàng của hợp tác xã. Đối với những hành vi sai phạm trong tổ chức hợp tác xã, mỗi thành viên đều có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Việc đảm bảo quyền lợi cho các thành viên của hợp tác xã là tiền đề mở ra mối quan hệ hợp tác lâu dài và có hoạt động tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Hợp tác xã.

Nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã

” Điều 15. Nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên

1. Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.

2. Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.

3. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

4. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

5. Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ”.

Như vậy, từ những quy định trên có thể thấy quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp tác xã có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Bên cạnh quyền lợi, thành viên Hợp tác xã phải đảm bảo thực hiên nhiệm vụ của mình nhằm đảm bảo hoạt động của HTX được diễn ra với hiệu quả tốt nhất. Thành viên HTX được hưởng những lợi ích tuy nhiên thành viên hợp tác xã phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cũng như tuân thủ những điều lệ, quy chế của hợp tác xã.

Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về mẫu đơn xin rút khỏi hợp tác xã và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button