Mẫu đơn ứng cử (ban hành kèm theo Hướng dẫn 03-HD/TW) chi tiết

Quyền ứng cử của của mỗi cá nhân là quyền cơ bản của công dân. Bên cạnh quyền ứng cử vào các cơ quan nhà nước thì các cá nhân là Đảng viên còn có quyền ứng cử trong tổ chức Đảng. Khi có mong muốn ứng cử, các cá nhân phải có đơn ứng cử để nộp lên ban tổ chức.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

* Cơ sở pháp lý

– Điều lệ Đảng

– Quyết định số 244/QĐ- TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng;

– Hướng dẫn số 03- HD/TW ngày 20 tháng 3 năm 2020 của Ban Chấp hành Trung ương hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng

1. Đơn ứng cử mẫu số 1 là gì?

Tại Khoản 3 Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định:

“Đảng viên có quyền:

2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.”

Như vậy, mỗi đảng viên đều có quyền ứng cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp cử của Đảng. Tức họ có quyền ứng cử vào ban lãnh đạo của Đảng ở bất kỳ cấp nào, từ cấp cơ sở, cấp huyện và tương đương, ứng cử ở các cấp cao hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý là các Đảng viên dự bị không có quyền này. Các Đảng viên chính thức thực hiện quyền này bằng cách ứng cử tại đại hội đại biểu cấp cơ sở; ở đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương trở lên

Vậy trường hợp nào thì Đảng viên được ứng cử? Theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 244/QĐ- TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng, thì các trường hợp Đảng viên được ứng cử bao gồm:

“1- Đảng viên chính thức ứng cử tại đại hội đảng viên mà mình là thành viên của tổ chức đảng đó. Đại biểu chính thức của đại hội ứng cử tại đại hội đại biểu.

2- Đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội làm đơn ứng cử ở đại hội tổ chức cơ sở đảng hoặc làm hồ sơ ứng cử để được bầu vào cấp ủy của đại hội đại biểu từ cấp huyện và tương đương trở lên.

3- Ủy viên ban chấp hành ứng cử để được bầu vào ban thường vụ; ủy viên ban thường vụ ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư; trường hợp cấp ủy chỉ bầu bí thư, phó bí thư, không bầu ban thường vụ thì cấp ủy viên có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này). Trường hợp đại hội chi bộ không bầu chi ủy, đảng viên chính thức có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư.

Đọc thêm:  Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lý Bạch

4- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ứng cử để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị ứng cử để được bầu làm Tổng Bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).

5- Cấp ủy viên ứng cử để được bầu vào ủy ban kiểm tra của cấp ủy cấp mình.

6- Ủy viên ủy ban kiểm tra ứng cử để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.”

Như vậy, trong sáu trường hợp trên thì các cá nhân là Đảng viên chính thức có quyền ứng cử vào các vị trí tương ứng đối với từng trường hợp cụ thể đó. Đồng thời trong quy định này đã quy định về cách thức để các đảng viên thực hiện quyền ứng cử của mình. Khi ứng cử thì không thể thiếu hồ sơ ứng cử. Và trong hồ sơ ứng cử trong Đảng, thì các cá nhân ứng cử phải có đơn ứng cử. Đơn ứng cử chính là văn bản do cá nhân là Đảng viên chính thức lập cùng với hồ sơ ứng cử để nộp khi các chủ thể này muốn ứng cử tham gia vào các vị trí lãnh đạo các cấp của Đảng theo các trường hợp được phép ứng cử.

Đơn ứng cử chính là văn bản thể hiện các thông tin về cá nhân ứng cử. Đơn ứng cử sẽ được nộp cùng các văn bản khác nộp thành hồ sơ ứng cử. Hồ sơ ứng cử ngoài đơn ứng cử còn có các văn bản như phiếu đảng viên có xác nhận của cấp ủy cơ sở; bản kê khai tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên; giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định; bản nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi sinh hoạt hoặc nơi cư trú theo mẫu. Hồ sơ này chính là căn cứ để các chủ thể có thẩm quyền xem xét, phê duyệt người ứng cử vào danh sách ứng cử viên.

2. Mẫu đơn ứng cử theo Hướng dẫn số 03-HD/TW và soạn thảo đơn ứng cử:

Đơn ứng cử được ban hành theo Hướng dẫn số 03- HD/TW ngày 20 tháng 3 năm 2020 của Ban Chấp hành Trung ương hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng. Mẫu đơn như sau:

Đọc thêm:  Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thứ - Luật ACC

(Mẫu số 1)

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ——————-

ĐƠN ỨNG CỬ

Kính gửi …………

Tên tôi là: …………(1) , giới tính: Nam, Nữ.

Họ và tên khai sinh: ……………(2)

Họ và tên đang dùng:………… Sinh ngày:………… (3)

Quê quán: …………(4)

Nơi đăng ký hộ khẩu:………… (5)

Nơi tạm trú hiện nay:………… (6)

Dân tộc: …………. Tôn giáo: ……… (7)

Ngày vào Đảng: ………….. (8)

Ngày chính thức: ……

Trình độ học vấn: ….….

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ……

Trình độ lý luận chính trị: ……

Nghề nghiệp hiện nay: …… (9)

Chức vụ đảng: …… (10)

Chức vụ chính quyền: ……(11)

Là đảng viên chính thức sinh hoạt tại chi bộ: …… (12)

Căn cứ Điều lệ Đảng, Quy chế bầu cử trong Đảng và các quy định của Đảng về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên, tôi tự nhận thấy mình có đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định nên làm Đơn này ứng cử để được bầu làm ……….. Nếu được trúng cử, tôi xin cam đoan thực hiện mọi nhiệm vụ theo sự phân công của tổ chức.

………., ngày … tháng … năm 20 …

NGƯỜI ỨNG CỬ

(Ký và ghi rõ họ tên)

* Soạn thảo đơn ứng cử

Khi soạn thảo đơn ứng cử, người làm đơn cần cung cấp các thông tin sau:

(1) Ghi tên Đảng viên

(2) Ghi tên của Đảng viên theo Giấy khai sinh

(3) Ghi tên của Đảng viên đang dùng và ngày sinh của Đảng viên

(4) Ghi quê quán của Đảng viên theo Giấy Khai sinh

(5) Ghi nơi đăng ký hộ khẩu của Đảng viên, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố

(6) Ghi nơi cư trú hiện tại của Đảng viên, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố

(7) Ghi theo Giấy Khai sinh

(8) Ghi theo Giấy Kết nạp Đảng

(9) Ghi nghề nghiệp hiện tại của Đảng viên

(10) Ghi chức vụ đảng của đảng viên

(11) Ghi chức vụ của Đảng viên trong cơ quan nhà nước

(12) Ghi tên chi bộ mà Đảng viên đang sinh hoạt.

3. Thủ tục, hồ sơ ứng cử trong tổ chức Đảng:

Nếu đảng viên ứng cử ở đại hội đại biểu đảng bộ cơ sở được ứng cử khi đảng viên là đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội có quyền ứng cử để đại hội xem xét bầu vào cấp ủy. Khi đó, đảng viên làm đơn ứng cử nộp đảng ủy cơ sở. Trong trường hợp này đảng viên không cần nộp cùng hồ sơ ứng cử mà chỉ cần nộp đơn ứng cử.

Đọc thêm:  Test bàn phím online, test key online với 5 trang web sau

Còn nếu đảng viên ứng cử ở đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương trở lên thì Đảng viên làm đơn ứng cử nộp đoàn chủ tịch đại hội cùng hồ sơ ứng cử. Trường hợp nộp hồ sơ ứng cử cho cơ quan tổ chức của cấp ủy triệu tập đại hội thò thời hạn nộp chậm nhất là 15 ngày làm việc trước ngày khai mạc đại hội.

Trong hồ sơ ứng cử của đảng viên, thì cần có xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi đảnh viên sinh hoạt và nơi đảng viên cư trú. Các quy định trong Quy chế bầu cử trong đảng đã xác định rõ ràng trách nhiệm của các cấp ủy cơ sở đó, cụ thể thì các cấp ủy cơ sở có trách nhiệm xác nhận, nhận xét về người ứng cử một cách chính xác, khách quan. Đối với các vấn đề cần thẩm tra, xác minh mà vượt quá thẩm quyền của cấp ủy cơ sở đó thì cấp ủy cơ sở tiến hành đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.

Sau khi nhận được hồ sơ ứng cử thì cơ quan, tổ chức của cấp ủy triệu tập đại hội tiến hành phối hợp với các cơ quan liên quan đẻ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ứng cử nhận được và tư cách của người ứng cử có phù hợp với yêu cầu của luật chưa.

Trường hợp các đảng viên ứng cử tại đại hội (hội nghị), thì trưởng đoàn đại biểu tổng hợp danh sách những người ứng cử để nộp đoàn chủ tịch đại hội (hội nghị).

Sau khi nhận được danh sách, thì Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử tại đại hội (hội nghị) và những người xin rút khỏi danh sách bầu cử. Và Đoàn chủ tịch tiến hành đề xuất cho rút khỏi danh sách bầu cử những trường hợp vi phạm theo Quy chế bầu cử trong Đảng. đại hội (hội nghị) xem xét, quyết định và biểu quyết những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử.

Đoàn chủ tịch đề xuất với đại hội (hội nghị) biểu quyết thông qua danh sách bầu cử trong trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy đề cử, do đại biểu đại hội đề cử và người ứng cử chưa đủ số dư 30% so với số lượng cần bầu. Đại hội tiến hành các thủ tục lấy phiếu xin ý kiến đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử tại đại hội (hội nghị) nếu tổng hợp danh sách người ứng cử, đề cử nhiều hơn 30% số lượng cần bầu.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button