Mẫu đơn xin đi học mẫu giáo và hướng dẫn viết đơn mới nhất
Nhà trẻ (Preschool) và trường mẫu giáo (Kindergarten) là hai khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn. Ở mỗi quốc gia khác nhau cũng có cách phân loại khác nhau. Thực tế, đôi khi 2 địa điểm này gộp lại thành một. Giáo dục mầm non được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách ở trẻ. Chính vì vậy, môi trường học tập, giáo viên giảng dạy là một trong những yếu tố then chốt. Đây chính là lý do vì sao các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến việc làm đơn xin đi học mầm non ở những trường điểm cho con.
1. Đơn xin nhập học là gì?
Đơn xin nhập học còn được hiểu là một loại đơn xin xét tuyển, đơn xin đi học. Là mẫu văn bản được viết bởi học sinh, sinh viên hoặc phụ huynh của học sinh nộp cho nhà trường nơi mà muốn đăng ký hoặc đăng ký cho con theo học.
Đơn xin học này còn được phụ huynh học sinh và học sinh gửi tới nhà trường mà mình mong muốn được theo học. Chính vì thế nội dung mẫu đơn xin đi học cần phải rất chú ý trong cách viết, lời văn phải thật khiêm tốn và chân thành. Bố cục trình bày văn bản phải thật rõ ràng và logic.
Đơn xin nhập học trái tuyến cần phải được phụ huynh học sinh lập ra tốt nhất vào thời điểm đầu năm, khi năm học mới bắt đầu, rất hy hữu các trường hợp chuyển vào giữa năm học được chấp nhận do việc này vừa ảnh hưởng tới tiến độ học tập của cá nhân học sinh cũng vừa ảnh hưởng tới tập thể lớp nơi học sinh được chuyển tới.
Trong Đơn cần nêu rõ lý do xin được học trái tuyến (ví dụ như khoảng cách địa lý, sự tin tưởng của gia đình, sự thuận tiện trong sinh hoạt hoặc các lý do khác), các lý do đưa ra cần có sức thuyết phục và nên có căn cứ đi kèm để chứng minh cho yêu cầu là cấp thiết. Nguyện vọng của gia đình cũng đi kèm với những cam kết về việc thực hiện nội quy của nhà trường, các mức phí, và các khuyến nghị của nhà trường nếu có.
Hồ sơ xin nhập học trái tuyến:
– Đơn xin nhập học trái tuyến;
– Học bạ của học sinh;
– Sổ hộ khẩu;
– Giấy khai sinh;
– Các hồ sơ khác có liên quan.
2. Đơn xin đi học mẫu giáo là gì?
Đơn xin nhập học mẫu giáo là biểu mẫu dành cho các bé trong độ tuổi đi học mẫu giáo, cha mẹ của các bé sẽ là người giúp các bé viết đơn cũng như hoàn thành các thủ tục cần thiết để đi học tại một trường mẫu giáo phù hợp với hoàn cảnh cũng như điểu kiện của mỗi gia đình.
3. Mục đích của đơn xin đi học mẫu giáo:
Mục đích của việc làm đơn xin đi học mầm non để nhà trường có cơ sở xét duyệt tương ứng với chỉ tiêu hợp lý. Đồng thời đơn xin đi học mẫu giáo còn phục vụ cho việc lưu hồ sơ của Nhà trường.
Theo đó, nội dung đơn sẽ thông tin chi tiết về độ tuổi, nguyện vọng của phụ huynh khi cho trẻ học tại trường. Như đã nói ở trên, hàng năm mỗi trường trong khu vực chỉ được phép nhận một lượng học sinh nhất định để đảm bảo hiệu quả giảng dạy và học tập tốt nhất. Chính vì vậy, khi xét hội đồng tuyển sinh sẽ nắm được tình hình từ đó có kế hoạch sắp xếp hợp lý cũng như thông báo chi tiết về thời gian học cho từng gia đình.
4. Mẫu đơn xin đi học mẫu giáo:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày ….tháng…năm 20…
ĐƠN XIN HỌC
Năm học 20…… – 20……
Kính gửi: Ban giám hiệu trường mầm non ……
1 – Họ và tên bé:….
– Ngày sinh:…..
– Hộ khẩu thường trú:..
– Hiện đang cư trú tại:…….
2 – Họ tên bố:…….Điện thoại:…….
– Nghề nghiệp:….Nơi công tác:.
3 – Họ tên mẹ:……Điện thoại:..
– Nghề nghiệp:…….Nơi công tác:…
4. Tình trạng sức khỏe của bé:…
5. Tên người đứng xin (nếu có):…
Tôi xin cam đoan về những thông tin khai trong đơn là đúng sự thật và chấp hành đầy đủ mọi nội quy, quy định của Ngành và nhà trường./.
NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ
(Ký và ghi rõ họ tên)
PHỤ HUYNH HỌC SINH
(Ký và ghi rõ họ tên)
5. Hướng dẫn viết đơn xin đi học mẫu giáo:
Thông tin người viết đơn: Trường hợp nếu là phụ huynh là người viết thay các bé thì ghi rõ ràng họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở, số điện thoại liên lạc chính của phụ huynh.
Thông tin của bé xin nhập học: Cần ghi rõ về họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh. Ghi rõ diện chính sách hay hộ gia đình nếu có.
Tình trạng sức khỏe, tên người đứng xin cũng cần được ghi đầy đủ.
Cam kết: Phụ huynh của các bé ghi đầy đủ thông tin cam kết thực hiện đúng nội quy theo quy định của nhà trường.
Ký xác nhận: Bố mẹ của các bé, người nhận hồ sơ ký xác nhận.
6. Quy định về lớp mẫu giáo:
Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT ban hành chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục
“1201. Số trường mẫu giáo, mầm non
a. Khái niệm, phương pháp tính
– Trường mẫu giáo: là cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi.
– Trường mầm non: là cơ sở kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
– Trường mẫu giáo, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là cơ sở đạt được các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
+ Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1: Là trường đạt các tiêu chuẩn cần thiết của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đảm bảo tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có chất lượng toàn diện phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non.
+ Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2: Là trường đạt các tiêu chuẩn cần thiết của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có chất lượng toàn diện ở mức độ cao hơn mức độ 1, tạo điều kiện để tiếp cận với trình độ phát triển của trường mầm non ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
– Loại hình:
Công lập: do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
Dân lập: do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.
Tư thục: do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
b. Phân tổ chủ yếu
– Loại hình;
– Mẫu giáo, mầm non;
– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Đạt chuẩn quốc gia.
c. Kỳ công bố: Năm.
d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
– Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.
1202. Số lớp mẫu giáo
a. Khái niệm, phương pháp tính
– Lớp học mẫu giáo bao gồm: các lớp mẫu giáo của trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mẫu giáo ở cơ quan, xí nghiệp và ở các trường phổ thông.
– Lớp mẫu giáo độc lập: là lớp của cơ sở mẫu giáo ở những nơi chưa đủ điều kiện để thành lập trường nhưng đã được cấp giấy phép hoạt động.
b. Phân tổ chủ yếu
– Loại hình;
– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c. Kỳ công bố: Năm.
d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.
e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
– Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.”
“1204. Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
a. Khái niệm, phương pháp tính
– Cán bộ quản lý: bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các trường mẫu giáo và trường mầm non.
– Giáo viên mẫu giáo (tổng số tính cả hợp đồng từ 1 năm trở lên): là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập và lớp mẫu giáo ở trường phổ thông, cơ quan, xí nghiệp được chia theo các trình độ (trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và khác), dân tộc, giới tính, biên chế và nhóm tuổi.
– Giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng trung cấp sư phạm mầm non.
– Giáo viên đạt trình độ trên trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng cao đẳng sư phạm mầm non trở lên.
– Giáo viên chưa qua đào tạo: là những giáo viên trực tiếp nuôi dạy trẻ nhưng chưa qua trường lớp sư phạm theo quy định.
– Nhân viên: là người làm nhiệm vụ phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em tại trường mẫu giáo và trường mầm non (nhân viên phục vụ, nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị, nhân viên y tế, nhân viên khác).”
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!