Mẫu đơn xin việc giảng, dạy hợp đồng và hướng dẫn viết đơn chi

Một trong những công việc mà các bạn sinh viên sư phạm thường chọn khi ra trường là dạy hợp đồng. Tuy nhiên, để được nhà tuyển dụng lựa chọn thì ngoài việc chuẩn bị hồ sơ kỹ càng, bạn cần biết cách làm đơn xin việc giảng, dạy hợp đồng. Bài viết này hướng dẫn bạn soạn thảo đơn xin việc giảng, dạy hợp đồng và cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

1. Đơn xin việc giảng, dạy hợp đồng là gì?

Đơn xin việc giảng, dạy hợp đồng là văn bản do người có nguyện vọng muốn giảng, dạy tại cơ sở đào tạo lập ra nhằm để nhà tuyển dụng xem xét, đánh giá ứng viên để tuyển chọn người có năng lực giảng, dạy cho cơ sở đào tạo. Đơn xin việc giáo viên hợp đồng chính là biểu mẫu được sử dụng rộng rãi trong ngành giáo dục và được một cá nhân bất kỳ có kiến thức và nghiệp vụ giáo viên lập ra để xin vào giảng dạy hợp đồng với các nhà trường.

Mẫu đơn xin việc giảng, dạy hợp đồng do phòng văn thư tiếp nhận và được gửi trực tiếp lên ban giám hiệu nhà trường, trong đó thể hiện đầy đủ tất cả những thông tin, những yếu tố, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết của ứng viên để có thể trúng tuyển vị trí giáo viên dạy hợp đồng.

2. Đơn xin việc giảng, dạy hợp đồng để làm gì?

Đơn xin việc giảng, dạy hợp đồng là cơ sở để nhà tuyển dụng có thể đánh giá nguyện vọng, cách thể hiện mong muốn của ứng viên đối với vị trí ứng tuyển. Hiện nay, nhà tuyển dụng lại thích đọc mẫu đơn xin việc giảng, dạy hợp đồng hơn là sơ yếu lý lịch với dày đặc thông tin. Chính vì vậy mà đơn xin việc giảng, dạy hợp đồng chính là điểm thu hút lớn đối với nhà tuyển dụng và làm tăng cơ hội trúng tuyển của ứng viên.

3. Mẫu đơn xin việc giảng, dạy hợp đồng

Mẫu số 1:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

——————-

………, ngày…tháng…năm…

ĐƠN XIN HỢP ĐỒNG GIẢNG DẠY

Kính gửi: Ban giám hiệu Trường …….

Tôi tên là: …………..

Sinh ngày ………..

Nơi sinh: ……………

Nơi ở hiện nay: …………….

Dân tộc: …………..

Tôi làm đơn này kính trình lên quý cấp một việc như sau:

Tôi đã tốt nghiệp trường ………….

Khóa ……………

Xếp loại tốt nghiệp: ………………

Tôi được biết nhà trường hiện tại vẫn còn thiếu giáo viên đứng lớp. Trong lúc chờ đợi cấp trên xét tuyển, bản thân tôi xét thấy có đủ điều kiện, khả năng để giảng dạy nên tôi làm đơn này kính trình lên quý cấp cho phép tôi được hợp đồng giảng dạy với hình thức hợp đồng xác định thời hạn tại trường.

Tôi xin hứa sau khi được quý cấp đồng ý hợp đồng, tôi sẽ thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng và xin hứa sẽ đem hết khả năng của mình để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Một lần nữa kính mong các cấp quan tâm xem xét và giải quyết.

Kính đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 2:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

———-o0o———-

………, ngày…tháng…năm…

ĐƠN XIN HỢP ĐỒNG GIẢNG DẠY

NĂM HỌC 20…- 20…

Kính gửi:

Phòng Giáo dục và Đào tạo tỉnh …..

– Ban giám hiệu trường …………….

Họ và tên: …………..Nam/Nữ:……

Ngày sinh:……………. Nơi sinh:……….

Quê quán:………….

Hộ khẩu thường trú:…………

Chỗ ở hiện nay:…………….

Điện thoại liên lạc:…………

Trình độ và chuyên ngành đào tạo:……..

Đối tượng ưu tiên (nếu có):…………

Sau khi nghiên cứu điều kiện về tuyển hợp đồng giáo viên giảng dạy năm học 20….-20….của trường ……., tôi thấy bản thân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để xin hợp đồng giảng dạy tại trường ……

Khi được tiếp nhận hợp đồng giảng dạy, tôi xin chấp hành các quy định của Nhà nước và chấp hành nghiêm túc mọi sự phân công nhiệm vụ của Nhà trường.

Gửi kèm theo đơn này hồ sơ gồm:

1. Bản kê khai lý lịch (mẫu 01c/2007/BNV);

2. Bản sao giấy khai sinh, hộ khẩu thường trú;

3. Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí xin hợp đồng giảng dạy và các chứng chỉ khác có liên quan gồm:

Đọc thêm:  Top 10 Bài văn phân tích bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh hay nhất

4. Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên: Có: Không:

5. 02 ảnh màu cỡ 4 x 6.

Tôi cam đoan hồ sơ xin hợp đồng giảng dạy của tôi là đúng sự thật. Nếu sai, tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Kính đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 3:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

ĐƠN XIN HỢP ĐỒNG GIẢNG DẠY

Kính gửi:

Phòng Giáo dục và Đào tạo tỉnh …

– Ban giám hiệu trường …

Tôi tên là: ……………

Sinh ngày: …………..

Nơi sinh: ………….

Nơi ở hiện nay: ………………

Dân tộc: ………….. Tôn giáo: ………..

Trình độ chuyên môn: ………….Chuyên ngành: ……….

Nơi đào tạo: …………….. Năm tốt nghiệp: ………….

Sau thời gian hợp đồng giảng dạy tại trường…………., tự thấy bản thân có đủ điều kiện, khả năng, năng lực tiếp tục công việc. Đồng thời với nguyện vọng thiết tha được góp phần nhỏ bé của mình với sự nghiệp giáo dục. Vì vậy tôi viết đơn này kính gửi quý lãnh đạo, xin được tiếp tục hợp đồng giảng dạy tại tiểu học ……… Tôi xin hứa sẽ tiếp tục làm tốt và cố gắng phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tôi xin chân thành cảm ơn!

…….., ngày…tháng…năm…

Người viết đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin việc giảng, dạy hợp đồng

– Tại phần đề gửi, điền tên ban giám hiệu của cơ sở đào tạo nơi bạn ứng tuyển

– Điền đầy đủ thông tin cá nhân người làm đơn như họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, độ tuổi, dân tộc, tôn giáo,….

– Đối với phần thông tin liên quan đến việc làm: bạn cần điền nơi đào tạo, nơi bạn tốt nghiệp, năng khiếu hay những kỹ năng mà bạn sở hữu liên quan đến công việc… Đặc biệt, bạn có thể đưa thêm quá trình học tập vào để gia tăng điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Thành tích hay kinh nghiệm mà bạn tích lũy chính là yếu tố quan trọng nằm trong quyết định tuyển dụng của ban giám hiệu nhà trường.

Ví dụ: Trải qua 2 năm giảng dạy hợp đồng tại trường Trung học phổ thông A với bộ môn Lịch sử, tôi tự cảm thấy bản thân đã tích lũy một số kinh nghiệm liên quan đến việc giảng dạy như công tác chuẩn bị giáo án, cách quản lý lớp học,…và tôi tin rằng chúng sẽ đem lại hiệu quả nhất định trong công việc. Chính vì vậy, tôi rất mong Ban giám hiệu có thể tạo điều kiện để tôi có thể đóng góp một phần công sức của mình vào sự nghiệp trồng người của nhà trường.

Bạn cần lưu ý nên tóm gọn những kinh nghiệm của mình từ 4-5 câu hoàn chỉnh và không nên quá sa đà ào việc giãi bày quá nhiều khiến nhà tuyển dụng bị nhàm chán với những mô típ hay kiểu mẫu có sẵn quen thuộc.

Một số lưu ý khi viết đơn xin việc giảng, dạy hợp đồng

Thứ nhất, sai lỗi chính tả:

Đây có thể nói là lỗi tối kỵ trong việc viết đơn xin việc, đặc biệt đối với những người công tác trong ngành sư phạm. Đây cũng là lỗi mà các ứng viên hay gặp và vô tình làm mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng. Tình trạng này thường xảy ra ở những ứng viên hay sử dụng từ ngữ sai chính tả từ trong ngôn ngữ nói thường ngày đến ngôn ngữ viết. Trong một số trường hợp, lỗi chính tả cũng có thể xuất phát từ ngôn ngữ địa phương nên khi soạn thảo đơn bạn cần chú ý đến vấn đề này.

Thứ hai, bạn nên tiết chế cảm xúc và trình bày ngắn gọn:

Trong quá trình soạn thảo đơn và trình bày về phần ưu điểm cũng như những kinh nghiệm mà bản thân tích lũy được, bạn cần tiết chế cảm xúc của mình để không bị cuốn vào mạch cảm xúc của tâm trạng bởi việc trình bày quá lan man có thể làm nhà tuyển dụng cảm thấy mệt khi đọc (trong một số trường hợp nhà tuyển dụng chỉ có ít thời gian để lướt qua đơn ứng tuyển của bạn nên việc viết dài không có ý nghĩa nhiều).

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 6: Tả cảnh sum họp của gia đình em vào buổi tối 2

Thứ ba, đảm bảo hình thức của đơn xin việc giảng, dạy hợp đồng:

Là một giáo viên thì yếu tố trình bày hình thức với sự cẩn thận, tỉ mỉ và rõ ràng là yêu cầu tiên quyết. Hình thức tổng thể của một văn bản có ý nghĩa quan trọng và giúp thu hút nhà tuyển dụng. Một hình thức văn bản đẹp, rõ ràng sẽ giúp ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, là yếu tố quyết định việc nhà tuyển dụng có muốn xem tiếp nội dung bên trong của đơn xin việc giảng, dạy hợp đồng hay không. Bạn cần trình bày đơn một cách gọn gàng, sạch sẽ, sắp xếp bố cục khoa học đẹp mắt, tránh tẩy xóa.

Thứ tư, chuẩn bị hồ sơ xin việc với đầy đủ các loại giấy tờ liên quan

– Bản kê khai lý lịch (mẫu 01c/2007/BNV);

– Bản sao giấy khai sinh, hộ khẩu thường trú;

– Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí xin hợp đồng giảng dạy và các chứng chỉ khác có liên quan gồm:

– Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên: Có: Không:

– 02 ảnh màu cỡ 4 x 6.

Hợp đồng thuê giáo viên giảng, dạy tham khảo:

TRƯỜNG MẦM NON …

Số: …/2020/HĐLĐ-MN…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG THUÊ GIÁO VIÊN MẦM NON

Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015;

Căn cứ vào Luật Lao động 2012;

Căn cứ Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

Căn cứ kế hoạch giảng dạy của Trườn …;

Căn cứ nhu cầu thực tế của các bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại …. Chúng tôi gồm:

BÊN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG – BÊN A:

Ông/Bà: … Năm sinh:

Dân tộc: … Quốc tịch:

Chức vụ: Đại diện cho: Trường Mầm non … – Điện thoại: …

BÊN NGƯỜI LAO ĐỘNG – BÊN B:

Ông/Bà: … Giới tính: …

Ngày sinh: …

Số CMND/CCCD: … Ngày cấp: … Nơi cấp: …

Hộ khẩu thường trú:

Nơi ở hiện tại:

Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng

– Loại hợp đồng lao động: Có kỳ hạn.

– Từ ngày… tháng … năm …

– Thời gian thử việc từ ngày … tháng … năm … đến hết ngày …tháng … năm 2020.

– Địa điểm làm việc: Trường Mầm non …. tại …

– Chức danh chuyên môn: Giáo viên mầm non

– Công việc phải làm: Chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non

Điều 2: Chế độ làm việc.

– Thời giờ làm việc: 8h/ngày.

– Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm: Các tài liệu, dụng cụ và phương tiện có liên quan đến Chăm sóc và giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non.

Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động.

1. Quyền lợi:

– Phương tiện đi lại làm việc: Tự túc phương tiện.

– Mức lương chính hoặc tiền công: … mã số 15115, bậc 5, hệ số lương 2.66.

– Hình thức trả lương: Theo bảng lương hàng tháng trả vào tài khoản của cá nhân.

– Phụ cấp gồm: 0,35 phụ cấp ưu đãi, được trả 1 lần vào các ngày 15 hàng tháng.

– Được trả lương 1 lần vào các ngày 15 hàng tháng

– Khoản trả ngoài lương: Hỗ trợ công tác phục vụ bán trú hàng tháng (Tính theo ngày công thực tế đi làm), tiền thưởng hàng tháng, hàng kỳ, cuối năm và các

khoản khác theo quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của nhà trường xây dựng.

– Được trang bị bảo hộ khi làm việc (nếu có) gồm: Không có.

– Số ngày nghỉ hàng năm được hưởng nguyên lương: Các ngày lễ, tết trong năm theo quy định của nhà nước, nghỉ việc riêng, nghỉ ốm 10 ngày trở xuống.

– Chế độ bảo hiểm: Được hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ cấp khác mà viên chức được hưởng.

Đọc thêm:  Phân tích quan điểm yêu của Xuân Diệu qua Vội vàng - Thủ thuật

– Được hưởng các phúc lợi: Theo quy chế hàng năm của nhà trường xây dựng.

– Được hưởng các chế độ thôi việc, trợ cấp thôi việc, bồi thường theo quy định của pháp luật về viên chức.

– Có quyền đề xuất, khiếu nại, thay đổi, đề nghị chấm dứt Hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

– Chế độ đào tạo: Được theo học các lớp đào tạo để nâng cao tay nghề chuyên môn.

– Những thỏa thuận khác: Tùy theo mức độ thỏa thuận gắn với tính chất, đặc thù của công việc được giao theo nhiệm vụ công tác của đơn vị.

2. Nghĩa vụ:

– Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động.

– Chấp hành lệnh điều hành sản xuất – kinh doanh, nội quy kỷ luật lao động, an toàn lao động…

– Bồi thường các vi phạm về vật chất.

– Chấp hành nội quy, quy chế của đơn vị, kỷ luật làm việc và các quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Luật Viên chức.

– Chấp hành việc xử lý kỷ luật và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quy định của pháp luật.

– Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền khi đơn vị sự nghiệp có nhu cầu.

Điều 4. Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động.

1. Nghĩa vụ:

– Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động.

– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ của viên chức đã cam kết trong hợp đồng này.

– Chấm dứt hợp đồng này, kỷ luật người được tuyển dụng theo pháp lện cán bộ, công chức.

2. Quyền

– Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng công việc)

– Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, theo thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và nội quy lao động.

Điều 5. Chấm dứt hợp đồng

Bên A hoàn tất công việc theo quy định tại Điều 1 Hợp đồng này;

Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

Hai Bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng này trước khi hoàn thành các công việc quy định tại Điều 1 Hợp đồng này. Trong trường hợp này, Hai Bên sẽ thỏa thuận bằng văn bản về các điều khoản cụ thể liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng.

Điều 6. Giải quyết tranh chấp

Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này đầu tiên sẽ được giải quyết thông qua thương lượng và hòa giải giữa các Bên.

Trong trường hợp hòa giải không thành thì một trong các Bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Bên có lỗi (gây thiệt hại) phải chịu tất cả các chi phí liên quan đến vụ kiện mà bên bị thiệt hại phải bỏ ra trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp cũng như các tổn thất do ảnh hưởng của việc kiện cáo.

Điều 7. Bồi thường thiệt hại

Khi các bên không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng gây ra hậu quả thì phải bồi thường…khoản tiền tương ứng với thiệt hại xảy ra.

Điều 8. Điều khoản khác

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Hợp đồng này có thể được sửa đổi, bổ sung, thay thế nếu Hai Bên cùng thỏa thuận thống nhất bằng văn bản;

Những vấn đề về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm hai bên không ghi trong hợp đồng này thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức.

Hợp đồng này gồm 02 bản có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ 01 bản. Khi hai bên ký phụ lục hợp đồng làm việc thì nội dung phụ lục hợp đồng có giá trị như các nội dung của hợp đồng làm việc này.

BÊN A

BÊN B

Trên đây là những thông tin hướng dẫn viết đơn xin việc giảng, dạy hợp đồng, hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhữn hiểu biết nhất định về mẫu đơn xin việc giảng, dạy hợp đồng và chúc bạn trúng tuyển vị trí công việc mơ ước của mình.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button