Mẫu Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh thông dụng – LuatVietnam

Quyền lợi của lao động nữ sau sinh

9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau và chăm con trong những ngày đầu đời là một trong những điều hạnh phúc nhất của người mẹ. Thời gian này tuy ý nghĩa nhưng cũng đã tốn không ít sức lực của người phụ nữ.

Chính vì vậy, pháp luật đặt ra chế độ thai sản dành cho lao động nữ trong suốt quá trình mang thai, sinh con và nuôi con đến 06 tháng tuổi, thậm chí cho đến khi đủ sức khỏe để làm việc.

Theo đó, ngay sau thời gian nghỉ thai sản, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 đến 10 ngày:

– Tối đa 10 ngày nếu sinh một lần từ hai con trở lên;

– Tối đa 07 ngày nếu sinh mổ;

– Tối đa 05 ngày với các trường hợp khác.

Thời gian nghỉ này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Ngoài ra, khi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau sinh, mỗi ngày, người lao động được hưởng 30% mức lương cơ sở (447.000 đồng/ngày).

(Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất)

Mẫu Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh

https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/27/Mau-don-xin-nghi-duong-suc-sau-sinh_1804145257_2711135138.doc

Đọc thêm:  Font chữ tập viết Tiểu học - Download.com.vn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ DƯỠNG SỨC SAU SINH

Kính gửi: – Ban Giám đốc Công ty (1)………………………………..

– Trưởng phòng Hành chính Nhân sự (2) – Trưởng phòng (3)…………………………………………

Tên tôi là: ………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………………….

Số CMND: ………………… Ngày cấp: ……………. Nơi cấp:………….….

Địa chỉ nơi ở hiện tại (4): …………………………………………………………………..

Đơn vị công tác (5): ……………………………………….. Chức vụ (6): ……………..

Điện thoại liên hệ (7): ……………………………………………………………………….

Ngày …… tháng….. năm.…, tôi có sinh con thứ (8) ……… (Sinh mổ/sinh thường) và đã được nghỉ chế độ thai sản theo quy định của nhà nước là (9)……. tháng (từ ngày ..…/……/…… đến ngày ……/……/…..).

Tuy nhiên, do sức khỏe còn yếu, không đảm bảo để tiếp tục làm việc nên tôi làm đơn này xin nghỉ chế độ dưỡng sức sau sinh là (10)…… ngày (từ ngày ..…/……/…… đến ngày ……/……/…..).

Kính đề nghị Ban Giám đốc Công ty, Quý phòng ban xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ tôi.

Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc đúng thời gian nêu trên và chấp hành đầy đủ các nội quy của công ty .

Tôi xin chân thành cảm ơn.

…………, ngày …… tháng …… năm…….

Giám đốc

(Duyệt)

Phòng Nhân sự

(Xác nhận)

Người quản lý

(Xác nhận)

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh

(1) Phụ thuộc vào nơi người lao động làm việc: công ty, cơ quan, đơn vị, tổ chức,…

Đọc thêm:  Vũ Ngân Hà là ai? Cựu hoa khôi ĐH Ngoại thương xinh đẹp này là ai?

(2) Người lao động nên nắm rõ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình để ghi chính xác bộ phận quản lý nhân sự có thẩm quyền.

(3) Bộ phận, đơn vị quản lý trực tiếp người lao động.

(4) Ghi cụ thể số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(5) Nơi người lao động làm việc: phòng, ban, bộ phận, nhóm…

(6) Chức danh, chức vụ người lao động đảm nhiệm trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

(7) Số điện thoại của chính người lao động xin nghỉ dưỡng sức, hoặc có thể là số điện thoại của người thân chăm sóc khi nghỉ dưỡng sức. Trường hợp này bổ sung thêm thông tin của người đó về tên, mối quan hệ.

(8) Ghi cụ thể sinh con lần thứ mấy, sinh một hay sinh đôi và sinh bằng phương thức nào (sinh thường hay sinh mổ).

Người lao động phải ghi chính xác các thông tin này để làm căn cứ giải quyết chế độ quyền lợi khi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

(9) Lao động nữ khi sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, được nghỉ thêm 01 tháng.

(10) Căn cứ vào quy định của pháp luật nêu trên về quyền lợi của lao động nữ sau sinh, người lao động xác định số ngày được nghỉ theo chế độ nghỉ dưỡng sức của mình.

Đọc thêm:  Tiểu sử Isaac Newton: Nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất mọi

Nghỉ dưỡng sức sau sinh là một trong những chính sách nhân ái của pháp luật đối với người lao động nữ khi thực hiện chế độ thai sản. Mục đích của quy định này nhằm tạo điều kiện để người lao động nữ có thể thực hiện tốt thiên chức làm mẹ, đồng thời có thêm thời gian nghỉ ngơi mà vẫn đảm bảo thu nhập.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button