Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho vợ, nhập hộ khẩu cho con
Cư trú là một trong những vấn đề quan trọng của công dân, trong đó việc đăng ký hộ khẩu là vấn đề cần thiết, gắn chặt với các vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội của các cá nhân. Dưới đây là bài phân tích về mẫu đơn xin nhập khẩu cho vợ, nhập khẩu cho con theo quy định của pháp luật.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho vợ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
ĐƠN XIN NHẬP KHẨU
Kính gửi: Công an …..
Tôi tên là: …….
Sinh ngày: ………
Nghề nghiệp: ………
Hiện đang công tác tại ……..
Nơi ĐKHK thường trú: ……
Hôm nay, tôi viết đơn này kính chuyển đến quý cấp xin trình bày một việc như sau:
Vợ tôi tên là:……
Sinh ngày……
Nghề nghiệp……
Hiện tại đang công tác tại………
Tôi và vợ tôi kết hôn ngày ……..tháng……năm….., giấy chứng nhận đăng kí kết hôn số:……..
Hiện nay, tôi và vợ đang sinh sống tại …….Vợ tôi đã thực hiện thủ tục tách khẩu tại UBND xã……Trong thời gian qua, gia đình tôi luôn thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ công dân tại nơi cư trú. Nay tôi có nguyện vọng được nhập hộ khẩu cho vợ tôi tại …….Vì vậy, tôi viết đơn này kính mong quý cấp xem xét và giải quyết.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
….., ngày……tháng…..năm ……
Ý kiến của công an xã/phường …. Người làm đơn
2. Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho con:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
… ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN NHẬP HỘ KHẨU CHO CON THEO BỐ
Kính gửi: – Công an phường … Quận … Thành phố Hà Nội;
Tên tôi là: …….
Sinh ngày: ……
Số CMND/CCCD: ……
Hộ khẩu thường trú: ……
Số điện thoại: …….
Là người làm đơn xin nhập hộ khẩu cho con theo bố:
Họ và tên con: ….
Sinh năm: …..
Giới tính: ….
Nay, tôi viết đơn này xin trình bày nội dung như sau:
Tôi có hộ khẩu thường trú tại xã/phường … Hiện tôi đã kết hôn, có gia đình và tôi với vợ có hộ khẩu ở hai nơi khác nhau và chúng tôi cũng chưa nhập hộ khẩu. Hiện nay, con tôi chuẩn bị lên cấp 1, tôi muốn con tôi đăng ký nhập học tại trường Tiểu học … tại phường …. Vì vậy, tôi muốn nhập hộ khẩu cho con theo bố tại địa chỉ …… để dễ dàng cho việc đăng ký nhập học của con. Tôi xét thấy tôi có đủ điều kiện để đề nghị quý cơ quan nhập hộ khẩu cho con theo bố, vì con tôi đang là người chưa thành niên và thường xuyên chung sống tại nơi cư trú của tôi.
Căn cứ vào điều 13, Luật cư trú 2006, sửa đổi và bổ sung năm 2013:
“Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.”
Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị quý cơ quan công an, xem xét và đồng ý cho con tôi được nhập hộ khẩu theo tôi.
Tài liệu kèm theo đơn: …..
Tôi xin cam đoan tất cả những thông tin trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sót tôi xin chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước pháp luật. Kính mong quý cơ quan công an xem xét và đồng ý đề nghị của tôi trong thời gian sớm nhất có thể.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
… ngày … tháng … năm…
NGƯỜI LÀM ĐƠN
3. Quy định pháp luật về việc nhập hộ khẩu cho vợ, nhập hộ khẩu cho con:
Kết hôn là sự kiện pháp lý xác lập quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Theo tập quán, truyền thống Việt Nam từ bao đời nay, con gái sau khi kết hôn thường chuyển về sống tại nhà chồng. Do đó, sau khi kết hôn, việc nhập hộ khẩu cho vợ luôn được mọi người quan tâm. Nhập khẩu cho con cũng tương tự. Thông thường, trong trường hợp bố mẹ ly hôn, muốn nhập khẩu cho con vào hộ khẩu riêng của mình thì có thể tiến hành theo quy định của pháp luật. Nhập hộ khẩu là việc công dân đi đăng ký thông tin với cơ quan có thẩm quyền về nơi ở ổn định, lâu dài của mình, được ghi vào sổ hộ khẩu theo quy định của Luật cư trú 2020. Đây là quyền con người, là thủ tục hành chính mà rất nhiều cá nhân tiến hành thực hiện trong cuộc sống thực tiễn. Nhập hộ khẩu giúp cá nhân được Nhà nước xác nhận về việc cư trú, thường trú. Từ đó, tạo điều kiện được hưởng những quyền lợi liên quan đến việc nhập khẩu này. Cùng với đó, việc nhập khẩu giúp Nhà nước quản lý trật tự dân cư, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; giúp Nhà nước giám sát quản lý dân cư, đưa ra những chính sách đảm bảo quyền lợi cho các cá nhân theo quy định của pháp luật.
– Về nguyên tắc, trước khi nhập khẩu, cá nhân phải thực hiện tách khẩu. Như vậy, công việc đầu tiên mà cá nhân phải làm khi muốn nhập khẩu về nhà chồng là cần tiến hành thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu tại nơi cư trú, hay nói cách khác, cá nhân phải làm thủ tục tách khẩu.
– Theo quy định của luật cư trú 2020, cá nhân tách khẩu phải đảm bảo những điều kiện cụ thể sau đây: Cá nhân yêu cầu tách khẩu phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu. Đồng thời, cá nhân có yêu cầu tách khẩu phải là người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
– Để có thể thực hiện tách khẩu, cá nhân có nhu cầu phải chuẩn bị một bộ hồ sơ với các loại giấy tờ nhất định sau đây:
+ Sổ hộ khẩu;
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
+ Văn bản đồng ý của chủ hộ cho tách sổ hộ khẩu nếu thuộc trường hợp nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của người khác.
Đây là những giấy tờ bắt buộc mà các cá nhân cần phải chuẩn bị. Chỉ khi đảm bảo bộ hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, người có nhu cầu mới được cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận bộ hồ sơ, thụ lý và giải quyết theo quy định của pháp luật. Các giấy tờ trong bộ hồ sơ là căn cứ pháp lý để cơ quan chức năng có thẩm quyền căn cứ vào đó để xác định xem cá nhân có đủ điều kiện để thực hiện nhập khẩu hay không. Khi đã đủ điều kiện, cơ quan chức năng Nhà nước sẽ hỗ trợ người dân tiến hành thủ tục nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
– Sau khi chuẩn bị đầu đủ hồ sơ, cá nhân có yêu cầu nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì cá nhân sẽ nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
+ Đối với tỉnh thì cá nhân tiến hành nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu. Nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả là trách nhiệm của cơ quan chức năng có thẩm quyền nêu trên. Do đó, khi người dân có yêu cầu tách sổ nộp hồ sơ nên, cơ quan chức năng sẽ tiến hành tiếp nhận và giải quyết giúp người dân theo tiến trình, quy định của Nhà nước và pháp luật. Trong trường hợp cơ quan chức năng có thẩm quyền không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Theo quy định tại Điều 211 Luật cư trú 2020, hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm những giấy tờ sau
+ Thứ nhất, cá nhân cần chuẩn bị phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
+ Thứ hai, cá nhân cần có Giấy chuyển hộ khẩu;
+ Thứ ba, cần có Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
Trong trường hợp cá nhân kết hôn, chuyển hộ khẩu thường trú theo chồng hoặc vợ thì phải có thêm giấy kết hôn hoặc giấy tờ khác chứng minh cho mối quan hệ vợ chồng; Sổ hộ khẩu gia đình vợ hoặc chồng.
– Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ nêu trên, cá nhân có nhu cầu sẽ nộp hồ sơ lên phái cơ quan công an xã/phường nơi mà cá nhân đó muốn đăng ký hộ khẩu thường trú.
– Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải hoàn thành việc nhập khẩu cho công dân. Trong trường hợp cơ quan chức năng có thẩm quyền không cấp sổ hộ khẩu (hoặc không cho người dân nhập khẩu) thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, pháp luật đưa ra những quy định hết sức cụ thể về việc hỗ trợ người dân đăng ký nhập hộ khẩu. Về cơ bản, việc nhập hộ khẩu ở từng trường hợp, đối tượng là giống nhau. Do đó, để nhập khẩu cho vợ, nhập khẩu cho con, cá nhân sẽ tiến hành các thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật về việc tách khẩu, nhập khẩu.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!