Mẫu lý lịch Đảng viên của người xin vào Đảng mới nhất 2023

1. Mẫu lý lịch Đảng viên (Mẫu 2-KNĐ):

Tải về lý lịch Đảng viên

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

LÝ LỊCH CỦA NGƯỜI XIN VÀO ĐẢNG

Họ và tên đang dùng:……

Họ và tên khai sinh:……

Quê quán:………

Số lý lịch:….

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

01. Họ và tên đang dùng:…… 02. Nam, Nữ….

03. Họ và tên khai sinh:…..

04. Bí danh:…

05. Ngày, tháng, năm sinh:…..

06. Nơi sinh:….

07. Quê quán:….

08. Nơi cư trú:……

– Nơi thường trú:…..

– Nơi tạm trú:…..

09. Dân tộc: …….. 10. Tôn giáo:…….

11. Nghề nghiệp hiện nay:…….

12. Trình độ hiện nay:…..

– Giáo dục phổ thông:……

– Giáo dục nghề nghiệp:…

– Giáo dục đại học và sau đại học:…

– Học hàm:……. Lý luận chính trị:……

– Ngoại ngữ: ……..Tin học:…

– Tiếng dân tộc thiểu số:…..

13. Ngày và nơi vào Đoàn TNCSHCM: …..

14. Ngày và nơi vào Đảng CSVN lần thứ nhất (nếu có):…

15. Ngày và nơi công nhận chính thức lần thứ nhất (nếu có):…

16. Người giới thiệu vào Đảng lần thứ nhất (nếu có):…….

1)……

2)…..

17. LỊCH SỬ BẢN THÂN

…….

18. NHỮNG CÔNG TÁC, CHỨC VỤ ĐÃ QUA

……

19. ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ

……

20. NHỮNG LỚP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐÃ QUA

……

21. ĐI NƯỚC NGOÀI

……

22. KHEN THƯỞNG

……

23. KỶ LUẬT

……

24. HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH

1. Cha đẻ:……., năm sinh:…………

Nơi sinh:…….

Quê quán:….

Nơi cư trú:…….

Nghề nghiệp:…..

Hoàn cảnh kinh tế:….

Lịch sử chính trị qua từng thời kỳ:…….

2. Mẹ đẻ:…….. , năm sinh:…

Nơi sinh:………

Quê quán:…

Nơi cư trú:….

Nghề nghiệp:…….

Hoàn cảnh kinh tế:….

Lịch sử chính trị qua từng thời kỳ:…….

3. Anh chị em ruột: (khai rõ như Cha, Mẹ theo thứ tự từ lớn đến nhỏ)

– Anh:………..

– Chị:…..

– Em:…..

4. Ông, Bà Nội:

– Ông Nội:……… Năm sinh:……

Nơi cư trú:…….

Nghề nghiệp:….

Lịch sử chính trị:……

– Bà Nội:……………. Năm sinh:…

Nơi cư trú:…..

Nghề nghiệp:……

Lịch sử chính trị:………..

5. Ông, Bà Ngoại:

– Ông Ngoại:…….. Năm sinh:……

Nơi cư trú:…….

Nghề nghiệp:…….

Lịch sử chính trị:…….

– Bà Ngoại:……. Năm sinh:……..

Nơi cư trú:….

Nghề nghiệp:…..

Lịch sử chính trị:….

6. Bên Vợ/Chồng: (bao gồm Cha, Mẹ, Anh em ruột của vợ/chồng; Vợ/chồng và các con, các mục khai giống như Cha, Mẹ đẻ)

25. TỰ NHẬN XÉT

(Ghi những ưu điểm, khuyết điểm chính của bản thân về các mặt phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác và quan hệ quần chúng, sự tín nhiệm của quần chúng và đảng viên ở đơn vị công tác đối với bản thân như thế nào) …………………………………………………………………………………………………………………….

26. CAM ĐOAN VÀ KÝ TÊN

Tôi cam đoan đã khai đầy đủ, rõ ràng và chịu trách nhiệm trước Đảng về những nội dung đã khai trong lý lịch.

……, ngày………tháng……..năm…..

Ký tên

(Ghi rõ họ và tên)

2. Cách viết lý lịch Đảng viên:

Bạn đang chuẩn bị xin kết nạp Đảng viên? Bạn đang không biết cách ghi lý lịch dành cho người xin vào Đảng như thế nào cho hợp lý? Luật Dương Gia hướng dẫn cách khai lý lịch của người xin vào Đảng giúp bạn kê khai lý lịch chính xác, tránh việc viết sai, viết nhầm gây mất thời gian.

I/ KÊ KHAI LÝ LỊCH CỦA NGƯỜI XIN VÀO ĐẢNG

* Yêu cầu: Người vào Đảng phải tự khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng các nội dung trong lý lịch; không tẩy xóa, sửa chữa và nhờ người khác viết hộ; không gạch chéo vào các trang trong lý lịch.

* Nội dung khai lý lịch của người xin vào Đảng:

01. Họ và tên đang dùng: Viết đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy chứng minh nhân dân, bằng chữ in hoa, ví dụ: NGUYỄN VĂN DƯƠNG

02. Nam, nữ: Là nam thì gạch chữ “nữ”, là nữ thì gạch chữ “nam”.

03. Họ và tên khai sinh: Viết đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy khai sinh.

04. Bí danh: Viết các bí danh đã dùng (nếu có).

05. Ngày, tháng, năm sinh: Viết đúng ngày, tháng, năm sinh đã ghi trong giấy khai sinh.

06. Nơi sinh: Viết rõ xã, huyện, tỉnh, thành phố; phường, thị xã, quận, thành phố nơi cấp giấy khai sinh theo tên hiện dùng của hệ thống hành chính Nhà nước.

07. Quê quán: Là nơi sinh sống của ông nội, cha đẻ; trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ). Viết địa chỉ như mục 06 nêu trên.

Đọc thêm:  Sóc Thiên Vương là ai? Truyền thuyết về Sóc Thiên Vương

08. Nơi ở hiện nay: Là nơi đăng ký trong sổ hộ khẩu.

09. Dân tộc: Viết tên dân tộc gốc của bản thân

10. Tôn giáo: Trước khi vào Đảng theo tôn giáo nào thì viết rõ, nếu không theo đạo nào thì viết chữ “không”.

11. Thành phần xã hội hoặc nghề nghiệp của bản thân: Viết rõ 1à công nhân, nông dân, công chức, viên chức, nhân viên, bộ đội…; nếu sống phụ thuộc gia đình thì viết là học sinh, sinh viên hoặc chưa có việc làm.

12. Trình độ hiện nay:

– Học vấn phổ thông: Viết rõ đã học xong lớp mấy hệ 10 hay 12 năm, học chính quy hay bổ túc (ví dụ: 8/10 chính quy, 9/12 bổ túc, 12/12).

– Chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ: Đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật gì thì viết theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp, thuộc chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức, cụ thể như sau:

Chuyên môn, nghiệp vụ: Viết theo bằng cấp về chuyên môn, nghiệp vụ (ví dụ: Cao đẳng Sư phạm, Đại học Nông nghiệp…).

Học vị: Viết rõ học vị theo bằng cấp về chuyên môn kỹ thuật (ví dụ: Tiến sỹ Luật , Thạc sỹ Luật, Cử nhân Luật, Bác sỹ Ngoại khoa. . . theo đúng văn bằng).

Học hàm: Là danh hiệu được Nhà nước phong như Giáo sư, Phó giáo sư.

– Lý luận chính trị: Viết theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp như: sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân; học hệ chính quy hay tại chức.

– Ngoại ngữ: Viết Đại học Anh ngữ, Pháp ngữ, tiếng Nga… (nếu tốt nghiệp đại học ngoại ngữ). Đối với hệ bồi dưỡng ngoại ngữ thì viết Anh, Pháp, Nga… trình độ A, B, C.

13. Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Viết rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đoàn.

14. Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ nhất (nếu có): Viết rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đảng (Đảng bộ nơi kết nạp).

15. Ngày và nơi công nhận chính thức: Chỉ viết khi là Đảng viên chính thức.

16. Người giới thiệu vào Đảng thứ nhất: viết rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị, công tác. Người giới thiệu thứ hai: Nếu là đoàn viên Đoàn Thanh niên thì viết là: BCH Đoàn trường đang sinh hoạt. Nếu là Công đoàn viên thì ghi là: BCH Công đoàn nơi sinh hoạt.

17. Lịch sử bản thân: Tóm tắt quá trình từ thời niên thiếu cho đến trước ngày tham gia hoạt động xã hội.

18. Những công tác và chức vụ đã qua: Viết đầy đủ, rõ ràng, liên tục (theo tháng) từ khi tham gia hoạt động xã hội đến nay, từng thời gian làm việc gì? Ở đâu? giữ chức vụ gì về Đảng, chính quyền, các tổ chức văn hoá, giáo dục, đoàn thể…(viết cả thời gian nhập ngũ, xuất ngũ, tái ngũ, đi học, tham quan nước ngoài, bị bắt, bị tù, bị đứt liên lạc hoặc không hoạt động nếu có).

19. Đặc điểm lịch sử: Viết rõ lý do bị ngừng sinh hoạt Đảng (nếu có); có bị bắt, bị tù không; có tham gia hoặc có quan hệ với các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội nào ở nước ngoài; đã tham gia chức sắc gì trong các tôn giáo.

20. Những lớp đào tạo, bồi dưỡng đã qua: Viết rõ đã học những lớp lý luận chính trị hay chuyên môn, nghiệp vụ nào, theo chương trình gì; cấp nào mở, tên trường, thời gian học, ở đâu; chính quy hay tại chức; tên văn bằng hoặc chứng chỉ được cấp.

21. Đi nước ngoài: Viết rõ thời gian từ tháng năm nào đến tháng năm nào; đi nước nào (từ 3 tháng trở lên); do cấp nào cử đi.

22. Khen thưởng: Viết rõ ngày, tháng, năm, hình thức được khen thưởng (từ giấy khen trở lên); các danh hiệu được Nhà nước phong tặng.

23. Kỷ luật: Viết rõ tháng, năm sai phạm, hình thức kỷ luật, cấp nào quyết định

24. Hoàn cảnh gia đình, khai theo trình tự như sau:

* Gia đình:

– Cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), của người xin vào Đảng: Viết rõ: Họ và tên, năm sinh, nơi sinh, quê quán; chỗ ở, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị của từng người qua các thời kỳ.

+ Về hoàn cảnh kinh tế: Viết rõ thành phần giai cấp trước cách mạng tháng tám 1945, trong cải cách ruộng đất năm 1954. Nguồn thu nhập, mức sống của gia đình hiện nay.

+ Về thái độ chính trị của từng người: Viết rõ đã tham gia tổ chức cách mạng nào, làm công tác gì, chức vụ gì (theo mốc thời gian từ tháng, năm nào đến tháng năm nào).

Đọc thêm:  Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân là gì?

Tham gia hoạt động và giữ chức vụ gì trong tổ chức chính quyền, đoàn thể, đảng phái nào của đế quốc hoặc chế độ cũ; hiện nay những người đó làm gì, Ở đâu. Nếu đã chết thì viết rõ lý do chết, năm nào, tại đâu?

Anh chị em ruột của bản thân. Viết rõ họ và tên, năm sinh, chỗ ở, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị của từng người.

Cha mẹ vợ (hoặc cha mẹ chồng), vợ, (hoặc chồng) (nếu có): Viết như phần khai của cha, mẹ đẻ.

Anh chị em ruột của bản thân, của vợ (hoặc chồng), các con (nếu có): Viết rõ họ và tên, năm sinh, chỗ ở, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị của từng người.

* Bên nội: Khai theo thứ tự sau:

Đối với ông, bà nội: Viết rõ như phần cha mẹ đẻ. Đối với Cô, Chú, Bác: Viết rõ họ tên, năm sinh, quê quán, chỗ ở, nghề nghiệp, thái độ chính trị của từng người.

* Bên ngoại: Khai theo thứ tự sau:

Đối với ông, bà ngoại: Viết rõ như phần cha mẹ đẻ. Đối với Cậu, dì: Viết rõ họ tên, năm sinh, quê quán, chỗ ở, nghề nghiệp, thái độ chính trị của từng người.

25. Tự nhận xét: Viết những ưu khuyết điểm chính của bản thân về các mặt phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác và quan hệ quần chúng từ khi phấn đấu vào Đảng đến nay.

26. Cam đoan và ký tên: Viết: “Tôi cam đoan đã khai đầy đủ, rõ ràng và chịu trách nhiệm trước Đảng về những nội dung đã khai trong lý lịch”, viết rõ ngày, tháng, năm, ký, ghi rõ họ tên.

27. Nhận xét của Chi ủy chi bộ và chứng nhận của cấp uỷ cơ sở:

Sau khi người vào Đảng khai xong lý lịch, chi bộ có trách nhiệm kiểm tra, liên hệ với Văn phòng Đảng ủy đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng, chi uỷ (kể cả cấp uỷ cơ sở chưa nhận xét, ký tên, đóng dấu vào lý lịch); cử đảng viên hoặc gửi phiếu để thẩm tra. Khi đã có kết quả thẩm tra, xác minh làm rõ các nội dung trong lý lịch của người xin vào Đảng (kể cả lấy ý kiến nơi cư trú); đồng chí bí thư chi bộ ký, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm vào phần xác nhận; họp chi bộ xét kết nạp đảng viên rồi gửi toàn bộ hồ sơ về Văn phòng Đảng ủy Trường. Sau đó Đảng uỷ Trường thẩm định lại kết quả thẩm tra, xác minh và làm rõ những vấn đề chưa rõ hoặc còn nghi vấn trong nội dung lý lịch của người xin vào Đảng; Tập thể Ban Chấp hành Đảng ủy xem xét, kết luận thì đồng chí bí thư cấp uỷ ký tên, ghi rõ họ và tên, đóng dấu của cấp uỷ cơ sở.

3. Đảng viên khi xin vào Đảng cần thẩm tra lý lịch gì?

Căn cứ 3.4 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định về việc thẩm tra lý lịch của đảng viên như sau:

3.1. Những người cần thẩm tra về lý lịch:

Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

– Người vào Đảng.

– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

3.2. Nội dung thẩm tra, xác minh:

Nội dung thẩm tra, xác minh

– Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

– Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

3.3. Phương pháp thẩm tra, xác minh:

Phương pháp thẩm tra, xác minh

– Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên:

Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh.

– Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên:

Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).

Đọc thêm:  Màn Hình Máy Tính Giá Rẻ ! Giảm Sốc Chào Hè chỉ từ 1 triệu !

– Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó;

Khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

– Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.

– Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng.

Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.

– Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.

– Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì:

Cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Bộ Ngoại giao) để lấy xác nhận; trường hợp chưa rõ về chính trị thì đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra.

– Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì:

Đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.

3.4. Trách nhiệm của các cấp ủy và Đảng viên:

– Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng:

+ Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).

+ Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra.

Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó.

+ Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

– Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch:

+ Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.

+ Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra:

Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch;

Tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng…” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”.

Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ, đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được công văn đề nghị thẩm tra lý lịch.

+ Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button