Mẫu nghị quyết của chi bộ đề nghị xóa tên Đảng viên chi tiết nhất

Với nguyên tắc hoạt động tập thể, nên khi quyết định một số vấn đề quan trọng trong hoạt động của Đảng, thì các Đảng viên sẽ tiến hành biểu quyết, kết quả biểu quyết được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như các vấn đề liên quan đến thành viên hoạt động của chi bộ, hay cụ thể hơn là trong trường đề nghị xóa tên Đảng viên, thì kết quả biểu quyết được thể hiện dưới dạng Nghị quyết của chi bộ.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

* Cơ sở pháp lý

– Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam

– Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Ban chấp hành Trung ương về “Thi hành Điều lệ Đảng”.

– Hướng dẫn số 01-HD/TW, ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Ban Bí thư về “một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng”.

– Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 05 tháng 6 năm 2017 của Ban Tổ chức Trung ương về nghiệp vụ công tác đảng viên (Phụ lục).

1. Nghị quyết của chi bộ đề nghị xóa tên Đảng viên là gì?

Nghị quyết của chi bộ đề nghị xóa tên là văn bản do xuất hiện khi thực hiện hoạt động xem xét xóa tên Đảng viên ra khỏi hàng ngũ đảng viên. Nghị quyết của chi bộ đề nghị xóa tên Đảng viên thể hiện kết quả biểu quyết của các Đảng viên về việc xóa tên của Đảng viên.

Như ở trên đã nói, Nghị quyết của chi bộ đề nghị xóa tên Đảng viên được sử dụng để tổng kết lại kết quả cuối cùng trong việc các cá nhân đảng viên trong chi bộ biểu quyết về việc xóa tên đảng viên ra khỏi hàng ngũ Đảng. Nghị quyết chính là cơ sở để chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định xóa tên Đảng viên.

2. Mẫu Nghị quyết của chi bộ đề nghị xóa tên đảng viên:

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐẢNG BỘ ………(1)

CHI BỘ ………..(2)

Số ……-NQ/CB

……., ngày…tháng…năm… (3)

NGHỊ QUYẾT

Đề nghị xóa tên

Căn cứ điều 8, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;

Ngày…….…tháng…….…năm……., Chi bộ…… đã họp để xét, đề nghị xóa tên đảng viên……. (4)

Tổng số đảng viên của Chi bộ:……..đảng viên, trong đó chính thức: ……….đồng chí, dự bị: ……đồng chí.

Có mặt:…….đảng viên, trong đó chính thức:……….đ/c, dự bị:……….…đ/c. (5) viên dự bị

Vắng mặt:………..đảng viên, trong đó chính thức:…………….đ/c, dự bị:……….…đ/c.

Đọc thêm:  Tảo hôn là gì? Hậu quả pháp lý tảo hôn? - Luật Hoàng Phi

Lý do vắng mặt: ………..

Chủ trì hội nghị: đồng chí……. Chức vụ ……. (6)

Thư ký hội nghị: đồng chí ………

Sau khi nghe báo cáo và thảo luận, Chi bộ thống nhất kết luận về việc xóa tên đảng viên …….. như sau:

(ghi rõ lý do: đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng hoặc không đóng đảng phí 3 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng (từ tháng nào?), đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; ……)

……… Đối chiếu với Quy định của Điều lệ Đảng về tiêu chuẩn đảng viên, số đảng viên chính thức tán thành việc xóa tên đảng viên ………… là ……… đồng chí (đạt…….…….%) so với tổng số đảng viên chính thức. Số đảng viên chính thức không tán thành ……… đồng chí (chiếm ……….%) (7) với lý do …….. Chi bộ báo cáo Đảng uỷ ……. xét, đề nghị xóa tên đảng viên ……. khỏi danh sách đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nơi nhận:

– Đảng ủy ……….

– Lưu chi bộ

T/M CHI BỘ BÍ THƯ

(Ký rõ họ, tên)

3. Soạn thảo Nghị quyết đề nghị xóa tên Đảng viên:

(1) Ghi tên Đảng bộ

(2) Ghi tên Chi bộ

(3) Ghi địa danh, ngày tháng năm lập nghị quyết

(4) Ghi tên Đảng viên bị xem xét xóa tên

(5) Ghi số đảng viên có mặt, vắng mặt theo từng dạng đảng viên chính thức hoặc Đảng

(6) Ghi tên Chủ trì và thư ký hội nghị

(7) Ghi kết quả biểu quyết

4. Quy định về các trường hợp xóa tên Đảng viên và thủ tục xóa tên Đảng viên:

Tại Khoản 8.1 Điều 8 Quy định số 29-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, quy định về Thi hành điều lệ Đảng quy định về các trường hợp xóa tên đảng viên trong các trường hợp sau:

– Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng;

– Đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự hủy thẻ đảng viên;

– Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ;

– Đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên;

– Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

Đây là những trường hợp mà Đảng viên không chấp hành nội quy của Đảng bộ, không đủ tư cách gương mẫu của một người Đảng viên, cũng như không đảm bảo những tư chất của con người cách mạng thế hệ mới. Một Đảng viên không tham gia sinh hoạt đảng, hay tự ý trả thẻ chính là những Đảng viên không chấp hành với quy chế hoạt động của Đảng, hay tiêu chí giảm sút ý chí phấn đấu tức Đảng viên, vi phạm tư cách đảng viên, không đảm bảo tiêu chuẩn chính trị chính là không đảm bảo những phẩm chất cơ bản của người đảng viên, không đủ tư cách để đứng trong hàng ngũ của Đảng viên.

Đọc thêm:  Top 6+ mẫu Giấy mời được sử dụng phổ biến nhất 2023

Hồ sơ xóa tên đảng viên bao gồm các quy định sau:

– Bản tự kiểm điểm của đảng viên (trong trường hợp đảng viên không làm bản kiểm điểm thì sử dụng các biên bản họp, thư mời đảng viên đến họp mà đảng viên không đến trong thời gian 3 tháng)

– Biên bản họp xét xóa tên trong danh sách đảng viên của chi bộ.

– Nghị quyết về xóa tên trong danh sách đảng viên của chi bộ.

– Báo cáo thẩm định nghị quyết của chi bộ đề nghị xóa tên trong danh sách đảng viên của đảng ủy bộ phận (nếu có).

– Biên bản họp xét xóa tên trong danh sách đảng viên của đảng ủy cơ sở.

– Nghị quyết về xóa tên trong danh sách đảng viên của đảng ủy cơ sở.

Hồ sơ xóa tên đảng viên vi phạm quy định chuyển sinh hoạt đảng bao gồm: Phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng của tổ chức đảng nơi có đảng viên chuyển đi; Báo cáo của cấp ủy cơ sở nơi đảng viên chuyển đến (kèm các tài liệu liên quan đến việc đảng viên không sinh hoạt đảng…)

Thủ tục xoá tên đảng viên trong danh sách đảng viên được thực hiện bắt đầu từ hoạt động Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ. Đây là hoạt động bắt buộc để Đảng viên tự xem xét lại bản thân mình, tự đánh giá bản thân liệu còn phù hợp đứng trong hàng ngũ của Đảng hay không. Đảng viên sẽ thực hiện kiểm điểm trước phiên họp của chi bộ. Nếu Đảng viên không thực hiện tự kiểm điểm bản thân thì Chi ủy yêu cầu Đảng viên kiểm điểm, khi chi ủy đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm gửi đến Chi bộ hoặc Đảng viên không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn tiến hành xem xét, xử lý xóa tên Đảng viên đối với đảng viên đó. Trường hợp sau nhiều lần yêu cầu kiểm điểm mà đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ tiến hành thực hiện ngay quy trình đề nghị xóa tên đảng viên.

Tại buổi họp xem xét, nếu trong chi bộ có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên bị đề nghị xóa tên đảng viên thì ra nghị quyết, báo cáo cấp uỷ cấp trên. Hoặc trong phiên họp xem xét mà Đảng uỷ cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng uỷ viên trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên thì ra nghị quyết, báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền. Còn đối với ban thường vụ cấp uỷ mà trong phiên họp xem xét, nếu có trên một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xoá tên thì Ban thường vụ cấp ủy ra quyết định xoá tên. Và nếu Đảng viên bị đề nghị xóa tên ở trong Đảng uỷ cơ sở thì Đảng ủy cơ sở ra quyết định xoá tên đảng viên nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba đảng uỷ viên đương nhiệm.

Đọc thêm:  Tư Duy Phản Biện Là Gì? Cách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện Hiệu

Nếu cảm thấy việc xóa tên của mình trong danh sách Đảng viên là không phù hợp thì cá nhân Đảng viên bị xóa tên có quyền khiếu nại về việc xóa tên đó. Cơ quan nhận khiếu nại có trách nhiệm phải giải quyết khiếu nại về xóa tên đảng viên. Cụ thể thì đảng viên có quyền khiếu nại với cấp ủy cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xóa tên của chi bộ hoặc Đảng ủy. Thời hạn giải quyết khiếu nại được giới hạn không quá 90 ngày làm việc đối với cơ quan Đảng ở cấp tỉnh, huyện và tương đương; thời hạn giải quyết khiếu nại không quá ở cơ quan Đảng cấp Trung ương thì không quá 180 ngày làm việc, thời gian bắt đầu tính thời hạn đó kể từ ngày cơ quan Đảng nhận được khiếu nại của cá nhân bị xóa tên Đảng viên. Cơ quan tổ chức của cấp ủy có trách nhiệm nghiên cứu giúp cấp ủy giải quyết khiếu nại.

Hiện nay, Ban Chấp hành trung ương Đảng cũng không giải quyết những trường hợp cá nhân bị xóa tên Đảng viên quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày đảng viên bị xóa tên đó nhận được quyết định xóa tên. Và các khiếu nại về xóa tên Đảng viên cũng không được giải quyết khi hoạt động xóa tên Đảng viên đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ; khiếu nại khi chưa có quyết định xóa tên của cấp ủy đảng có thẩm quyền. Hiện nay việc giải quyết khiếu nại về xóa tên đối với đảng viên ở ngoài nước có quy định riêng.

Về cơ bản, thì hoạt động giải quyết xóa tên của Đảng viên dự bị và Đảng viên chính thức khá giống như nhau.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button