Mẫu thông báo tổ chức thực hiện phục hồi danh dự (17/BTNN) chi

Phục hồi danh dự là một trong những biện pháp được thực hiện trong bồi thường nhà nước bên cạnh việc bồi thường sức khỏe, tính mạng, vật chất, trả lại tài sản,… Sau khi quyết định áp dụng phương thức phục hồi danh dự thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thực hiện tổ chức phục hồi danh dự, bao gồm các trình tự theo luật định.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

* Căn cứ pháp lý

– Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại năm 2017;

– Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

– Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày 17 tháng 5 năm 2018 do Bộ Tư pháp ban hành một số biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước.

1. Mẫu Thông báo tổ chức phục hồi danh dự là gì?

Tại Điều 56 của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 quy định về hình thức phục hồi danh dự hiện nay gồm Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai hoặc Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai. Đối với từng chủ thể khác nhau thì hình thức phục hồi danh dự sẽ khác nhau.

Và Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 cũng quy định như sau: ” 1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc kể từ ngày có bản án, quyết định quy định tại Điều 55 của Luật này có hiệu lực pháp luật, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc Nhà nước tổ chức thực hiện phục hồi danh dự.”. Từ quy định này có thể hiểu thông báo tổ chức phục hồi danh dự đó chính là hoạt động cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ thực hiện, nhằm báo đến người bị thiệt hại về việc cơ quan này sẽ tiến hành hoạt động phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại.

Mẫu thông báo tổ chức phục hồi danh dự là văn bản do cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ ban hành, gửi đến người bị thiệt hại nhằm thông báo với người bị thiệt hại về việc cơ quan sẽ tiến hành hoạt động phục hồi danh dự.

Đọc thêm:  Mẫu PowerPoint Sinh Hoạt Lớp Ngày 20/10 Chủ đề Mẹ Tuyệt Vời

Mẫu Thông báo phục hồi danh dự được dùng để các cơ quan có thẩm quyền gửi đến chủ thể được phục hồi danh dự là người bị thiệt hại. Văn bản này thể hiện các nội dung liên quan đến việc phục hồi danh dự, như hình thức phục hồi danh dự, thời điểm tiến hành phục hồi danh dự,…

2. Hoạt động thông báo tổ chức phục hồi danh dự:

Tại Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hướng dẫn cụ thể về thông báo tổ chức phục hồi danh dự như sau:

“Điều 22. Chủ động phục hồi danh dự quy định tại Điều 57 của Luật

1. Thông báo bằng văn bản về việc Nhà nước tổ chức phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự phải có các nội dung chính sau đây:

a) Thời gian, địa điểm tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;

b) Việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai;

c) Phần thể hiện ý kiến trả lời của người bị thiệt hại.

2. Thông báo bằng văn bản về việc Nhà nước tổ chức phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại do bị buộc thôi việc trái pháp luật, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc phải có các nội dung chính quy định tại điểm b và điểm c Khoản 1 Điều này.”

Theo quy định trên, thì mỗi lĩnh vực áp dụng phục hồi danh dự sẽ sử dụng thông báo với nội dung khác nhau. Cụ thể thì khi phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, thì thông báo tổ chức phục hồi danh dự phải có các nội dung như: Thời gian, địa điểm tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai; việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai và phần thể hiện ý kiến trả lời của người bị thiệt hại. Phần việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai và phần thể hiện ý kiến trả lời của người bị thiệt hại lại là nội dung bắt buộc phải có khi phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại do bị buộc thôi việc trái pháp luật, hoặc người bị thiệt hại do bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, mà không bắt buộc phải có thời gian, địa điểm tổ chức trực tiếp xin lỗi hoặc cải chính công khai, do hình thức xin lỗi hoặc cải chính công khai không được áp dụng trong trường hợp này.

Đọc thêm:  Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu ... - Đọc Tài Liệu

Thời điểm ra thông báo phục hồi danh dự đó chính là từ 15 ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc tình từ thời điểm có bản án, quyết định về giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án có hiệu lực pháp luật. Thông báo phục hồi danh dự này sẽ được gửi đến người bị thiệt hại

Sau khi nhận được thông báo tổ chức phục hồi danh dự thì người bị thiệt hại phải có phản hồi đồng ý hay không đồng ý với nội dung thông báo. Thời hạn để người bị thiệt hại trả lời ý kiến về thông báo tổ chức phục hồi danh dự là 10 ngày. Nếu người bị thiệt hại với phương án, nội dung phục hồi danh dự thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại tổ chức phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại. Còn nếu người bị thiệt hại không đồng ý thì người thiệt hại phải có ý kiến cụ thể rằng không đồng ý với vấn đề nào trong phương án phục hồi danh dự bằng văn bản và gửi lên cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại biết và có những điều chỉnh kịp thời.

3. Mẫu Thông báo tổ chức phục hồi danh dự và soạn thảo thông báo:

Mẫu Thông báo tổ chức phục hồi danh dự được quy định là Mẫu 17/BTNN trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày 17 tháng 5 năm 2018 do Bộ Tư pháp ban hành một số biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước. Mẫu Thông báo như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (nếu có)

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Số:…../TB-…(1)…

…(2)…, ngày … tháng … năm……

THÔNG BÁO

Về việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự

Kính gửi:…(3)……

Địa chỉ……(4)……

Căn cứ Điều 57 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước về chủ động phục hồi danh dự; Điều 22 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;……(5)……., …..(6)…….. dự kiến tổ chức thực hiện phục hồi danh dự đối với Ông/Bà, cụ thể như sau:

……..(7)……

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo này, đề nghị Ông/Bà ghi ý kiến trả lời của mình vào phần sau của Thông báo này và gửi lại cho …….(6)…….hoặc trả lời trực tiếp bằng lời nói tại trụ sở ……..(6)…..

Đọc thêm:  Top 1001+ bài thơ noel hay, ý nghĩa viết cho mùa Giáng sinh

Hết thời hạn trả lời nêu trên mà Ông/Bà không trả lời thì việc phục hồi danh dự sẽ được thực hiện khi Ông/Bà có yêu cầu bằng văn bản./.

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu: VT, HSVV.

Thủ trưởng cơ quan

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHẦN GHI Ý KIẾN CỦA NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI

Ngày…tháng….năm…., tôi là ……., địa chỉ ……..đã nhận được Thông báo số……….. ngày…/…/….. về việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự cho tôi. Tôi đã đọc và có ý kiến như sau:

…………

..…., ngày … tháng … năm ……

Cá nhân, tổ chức được phục hồi danh dự

(Ký và ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)

* Soạn thảo Thông báo phục hồi danh sự mẫu 17/BTNN

Thông báo phục hồi danh sự mẫu 17/BTNN được Bộ Tư pháp hướng dẫn như sau:

(1) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan giải quyết bồi thường.

(2) Ghi tên địa phương nơi có trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường theo cấp hành chính tương ứng.

(3) (4) Ghi thông tin của người bị thiệt hại theo văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.

(5) Ghi tên văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc bản án, quyết định của Tòa án quy định tại Điều 55 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

(6) Ghi tên cơ quan thực hiện việc phục hồi danh dự.

(7) Ghi theo một trong hai trường hợp sau:

– Trường hợp yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự thì ghi:

“Về việc tổ chức trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai:

– Dự kiến thời gian :……

– Dự kiến địa điểm :……

Về việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai:

– Dự kiến tờ báo đăng:……

– Dự kiến việc đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử của……..(tên cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ)….. (nếu cơ quan có Cổng thông tin điện tử)”.

– Trường hợp yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thì ghi:

“Về việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai:

– Dự kiến tờ báo đăng:………………………..…………………………………………..

– Dự kiến việc đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử của……..(tên cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ)….. (nếu cơ quan có Cổng thông tin điện tử)”.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button