Mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở và hướng dẫn viết tờ khai chi

Hiện nay đối với sự phát triển về kinh tế của đất nước đang trên đà đi lên, Nhưng cũng còn không ít địa phương có số người có hoàn cảnh khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. những gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn… Nhà nước cũng đã đề ra các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân cụ thể như Hỗ trợ về nhà ở trong một số trường hợp đặc biệt. Trong các trường hợp muốn được xem xét hỗ trợ về nhà ở thì cần làm Mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở để gửi lên các cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở là gì?

– Hỗ trợ xã hội là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội, điều chỉnh việc trợ giúp vật chất và tinh thần cho nhóm đối tượng có vị thế bất lợi, thiệt thòi, ít có cơ may trong cuộc sống như người bình thường khác và không đủ khả năng tụ lo liệu.

– Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

– Mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở là mẫu với các nội dung và thông tin của cá nhân về việc đề nghị hỗ trợ về nhà ở gửi lên cơ quan có thẩm quyền xem xét.

T ờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở Đây là mẫu dành cho các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn hoặc những gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn… xin nhà nước hỗ trợ về nhà ở

2. Mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở

(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP)

KÊ KHAI CỦA HỘ GIA ĐÌNH

1. Họ và tên người đại diện (Viết chữ in hoa):

Ngày/tháng/năm sinh: …./ …. / …. Giới tính: …………. Dân tộc:

Giấy CMND số:………………… Cấp ngày…………… Nơi cấp

2. Hộ khẩu thường trú của hộ:

3. Số người trong hộ ……… người. Trong đó: Người trong độ tuổi lao động …… người.

4. Hoàn cảnh gia đình (Ghi cụ thể có thuộc hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn kinh tế hay không)

5. Tình trạng nhà ở trước khi thiên tai xảy ra (Ghi cụ thể loại nhà, mức độ sử dụng):

6. Tình trạng thiệt hại về nhà ở (Ghi cụ thể đã đổ sập, trôi, cháy hoàn toàn, phải di rời nhà ở khẩn cấp, hư hỏng nặng):

7. Tình trạng nhà ở hiện nay của hộ

Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Ngày… tháng…. năm 20……

Người khai

(Ký, ghi rõ họ tên)

II. KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội xã/phường/thị trấn: ……………đã xem xét tờ khai, xác minh thông tin của hộ gia đình và họp ngày…..tháng…….năm…… thống nhất kết luận như sau:

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét hỗ trợ về nhà ở theo quy định./.

THƯ KÝ

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ….. tháng ….. năm 20…

CHỦ TỊCH

(Ký, đóng dấu)

3. Hướng dẫn làm Mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở:

– Ghi đầy đủ các thông tin về tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở

– Người khai (Ký, ghi rõ họ tên)

– Thư ký ( ký và ghi rõ họ tên)

– Chủ tịch (ký và ghi rõ họ tên)

4. Một số quy định của pháp luật về hỗ trợ về nhà ở:

4.1. Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở:

Căn cứ nghị định Số: 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội như sau:

Đọc thêm:  Xăng RON 97 là gì? Loại xăng mới này có gì đặc biệt mà đắt nhất tại

Tại Điều 15. Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở:

1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.

2. Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.

3. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối đa không quá 15.000.000 đồng/hộ.

4. Thủ tục xem xét hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở thực hiện theo quy định sau đây:

a) Hộ gia đình có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Trình tự xem xét hỗ trợ về nhà ở thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định này.

Ngoài ra còn một số chính sách về hỗ trợ nhà xã hội như

Tại Điều 26. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội

Đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 25 Nghị định này khi sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định sau đây:

1. Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:

a) Hệ số 5,0 đối với trẻ em dưới 04 tuổi;

b) Hệ số 4,0 đối với trẻ em từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc người từ đủ 60 tuổi trở lên;

c) Hệ số 3,0 đối với người từ 16 tuổi đến đủ 60 tuổi;

d) Hệ số đối với người khuyết tật, trẻ em khuyết tật thực hiện theo quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;

2. Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế;

3. Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội;

4. Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác theo quy định;

5. Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng khác nhau quy định tại Khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng một mức cao nhất;

6. Trường hợp đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng quy định tại Khoản 1 Điều này thì không được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng quy định tại Điều 6 Nghị định

Như vậy có thể thấy nhà nước ta rất quan tâm và tạo điều kiện cho những hoàn cảnh khó khăn để có nhà ở và có mức sống ổn định hơn. Việc Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở phải thực hiện như các quy định đã nêu trên.

4.2. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

Theo quy định tại Điều 51 Luật Nhà ở 2014 thì điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội được quy định cụ thể như sau:

Đọc thêm:  Phun vòi rồng tại sân bay: Những điều thú vị ít người biết - VietnamBiz

Tại Điều 51. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

1. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định sau đây:

a) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;

b) Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này;

c) Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật này thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10 Điều 49 của Luật này thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định tại điểm này.

2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu về nhà ở tương ứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú theo quy định sau đây:

a) Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát;

b) Có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có đất ở, nhà ở cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa.

– Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Nhà ở 2014 thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định sau đây:

+ Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;

+ Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này;

+ Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở 2014 thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10 Điều 49 của Luật Nhà ở 2014 thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014.

4.3. Nhà ở xã hội:

4.3.1. Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở.

Tức nhà nước sẽ hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội, người mua nhà sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với những căn hộ thuộc diện thương mại.

Đọc thêm:  Thể lệ Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên

4.3.2. Ai được mua nhà ở xã hội?

Theo quy định tại Luật Nhà ở 2014, để được mua nhà ở xã hội thì phải thỏa mãn 02 điệu kiện:

Điều kiện cần

Thuộc 01 trong 09 đối tượng sau đây:

– Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

– Hộ gia đình (HGĐ) nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

– HGĐ tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

– Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị (hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng);

– Người lao động (NLĐ) đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

– Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ nhưng không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định của pháp luật quy định tại Khoản 5 Điều 81 và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ;

– HGĐ, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

(Theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014).

Điều điện đủ

Các đối tượng được mua nhà ở xã hội cần đáp ứng các điều kiện như sau:

– Điều kiện về nhà ở:

Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong HGĐ thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.

– Điều kiện về cư trú:

+ Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;

+ Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội.

– Điều kiện về thu nhập:

Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên đối với các đối tượng sau:

+ Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

+ NLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Lưu ý: Không yêu cầu đáp ứng điều kiện về thu nhập bao gồm các đối tượng sau:

+ Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

+ Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ mà không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định của pháp luật và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ;

+ HGĐ, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Trên đây là Mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở và hướng dẫn viết tờ khai chi tiết nhất, kèm theo các quy định của pháp luật về đề nghị hỗ trợ về nhà ở

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button