[Cập nhật] Mẫu Phiếu đánh giá công chức 2022 và cách ghi

1. Phiếu đánh giá công chức là gì?

Phiếu đánh giá công chức là một trong các văn bản lưu giữ kết quả đánh giá, xếp loại công chức, được lưu vào hồ sơ công chức.

Phiếu này hiện đang được quy định tại Nghị định đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức với tên gọi là phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức cuối năm. Cụ thể, biểu mẫu này chính là mẫu số 02 ban hành tại Phụ lục kèm Nghị định 90/2020/NĐ-CP.

Ngoài Phiếu này, hồ sơ công chức còn bao gồm:

– Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá.

– Nhận xét của cấp ủy nơi công tác (nếu có).

– Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức của cấp có thẩm quyền.

Hằng năm, nhằm làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ… công chức phải được đánh giá mỗi dịp cuối năm để tổng kết quá trình làm việc trong suốt một năm trước đó.

2. Mẫu phiếu đánh giá, phân loại công chức mới nhất 2022

Dưới đây là mẫu Phiếu đánh giá công chức chuẩn nhất theo quy định của Chính phủ, áp dụng cho tất cả các đối tượng là công chức trong cơ quan Nhà nước:

Đọc thêm:  Mâm cỗ Trung thu: Hướng dẫn cách bày và trang trí đẹp mà đơn giản

3. Hướng dẫn điền phiếu đánh giá phân loại công chức kèm ví dụ

Phiếu này bao gồm 04 phần:

– Công chức tự đánh giá kết quả công tác, tu dưỡng, rèn luyện của mình theo các tiêu chí: Chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, tác phong lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.

– Tự đánh giá, nhận xết, xếp loại chất lượng của công chức: Căn cứ vào các ưu điểm, nhược điểm của mình, công chức tự đánh giá bản thân thuộc một trong 4 tiêu chí: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm; không hoàn thành nhiệm vụ;

– Ý kiến của tập thể đơn vị và lãnh đạo trực tiếp quản lý công chức;

– Kết quả đánh giá, phân loại công chức của cấp có thẩm quyền. Căn cứ vào ưu, nhược của công chức để đưa ra đánh giá, phân loại công bằng, minh bạch nhất.

Dưới đây là ví dụ chi tiết cách điền vào mẫu Phiếu đánh giá công chức:

4. 6 nội dung chính dùng để đánh giá công chức cuối năm 2022

Theo quy định tại Điều 56 Luật Cán bộ, công chức hiện đang có hiệu lực, công chức được đánh giá theo các tiêu chí sau:

– Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

– Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

– Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

– Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể.

Đọc thêm:  Cách lồng ghép ảnh vào Text trong Photoshop - Thủ thuật máy tính

– Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

– Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp với vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

Riêng với công chức lãnh đạo, quản lý, ngoài những nội dung nêu trên còn được đánh giá theo:

– Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;

– Năng lực quản lý, lãnh đạo;

– Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

5. Tiêu chí xếp loại đánh giá công chức mới nhất

Không chỉ sửa đổi, bổ sung nội dung đánh giá công chức mà các tiêu chí xếp loại công chức cũng có sự thay đổi.

Theo đó, tại quy định hiện hành, công chức được xếp loại theo các mức:

– Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

– Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

– Hoàn thành nhiệm vụ;

– Không hoàn thành nhiệm vụ.

Đồng thời, kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức không chỉ được lưu vào hồ sơ công chức, thông báo đến công chức được đánh giá mà còn được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác.

Lưu ý, công chức không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị xử lý như sau:

– Cho thôi việc: 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ;

– Bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại: Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 02 năm liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm không hoàn thành nhiệm vụ;

Đọc thêm:  Victim Blaming: Điều Gì Xảy Ra Khi Nạn Nhân Bị Đổ Lỗi?

– Bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn: Không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà trong 03 năm có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ.

6. Thời điểm đánh giá hàng năm công chức

Điều 20 Nghị định 90 quy định, công chức được đánh giá theo từng năm công tác. Và việc đánh giá công chức được tiến hành tại các thời điểm sau đây:

– Hằng năm: Trước ngày 15/12 hằng năm, trước khi đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

– Trước khi bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng.

– Khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái.

– Trước khi nâng ngạch, nâng lương trước thời hạn, bổ nhiệm lại, điều động.

– Theo quý, tháng hoặc tuần phù hợp với đặc thù công việc: Căn cứ vào yêu cầu quản lý.

Lưu ý: Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, nếu vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản, công chức sẽ làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại gửi cơ quan, tổ chức đang công tác để thực hiện đánh giá, xếp loại theo quy định.

Trên đây là mẫu Phiếu đánh giá công chức chuẩn theo quy định của Chính phủ và cách ghi chi tiết. Công chức có thể dựa vào ví dụ và căn cứ vào tình hình thực tế của mình để điền nhưng phải đảm bảo trung thực, khách quan.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button