Mở bài và kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc

Mở bài, kết bài tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường là tài liệu tham khảo cung cấp cho các em những ý văn hay giúp các em dẫn dắt vào đề bài thật tự nhiên và ấn tượng. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

HOT: Đáp án Ngữ văn THPT Quốc gia 2023

1. Mở bài trực tiếp Ai đã đặt tên cho dòng sông

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 1

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, là con người có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều hình vực. Ông là nhà văn chuyên về thể loại bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lí, lối hành văn hướng nội súc tích, mê đắm và tài hoa. Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế 1981, in trong tập sách cùng tên của ông. (dẫn dắt vào đề tài của bài)

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 2

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế. Quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, song gần như suốt cuộc đời, ông gắn bó với xứ Huế yêu thương. Tâm hồn nhà văn thấm đẫm đặc trưng của văn hóa Huế. Các sáng tác của ông có một phong cách riêng khó lẫn, thể hiện ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn giàu cảm xúc và tài hoa. Mặt khác ông còn là nhà thơ trữ tình đằm thắm có những vần thơ đậm chất suy tưởng về con người và cuộc đời. Tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? chính là một trong số đó và được ông viết tại Huế tháng 1 – 1981, in trong tập kí cùng tên. (dẫn dắt vào đề tài của bài)

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 3

Hoàng Phủ Ngọc Tường không phải là nhà văn gốc Huế, ông vốn gốc người Quảng Trị, nhưng từ khi sinh ra ông đã ở Huế và cho đến tận cuối đời ông vẫn gắn bó với đất Huế. Ông luôn sáng tác với một phong cách nghệ thuật riêng biệt, tác phẩm của ông luôn mang một sức liên tưởng dồi dào và lối hành văn mê đắm, hài hòa, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái chất trữ tình và trí tuệ, giữa nghị luận sắc bén và niềm suy tư đa chiều. Chính những đặc điểm ấy ở nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường mà nền văn học Việt Nam mới có được những trang bút ký tuyệt vời có giá trị sâu sắc cho đến tận ngày hôm nay. Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông được viết vào ngày 4-1-1981, tại Huế, được in trong tập sách cùng tên, bài bút gồm có ba phần, đoạn trích chúng ta được học nằm ở phần mở đầu, chủ yếu nói về vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của dòng Hương giang lững lỡ giữa trời Huế mộng mơ. (dẫn dắt vào đề tài của bài)

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 4

Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn nhà thơ có sự am hiểu, gắn bó sâu sắc với xứ Huế. Những trang văn của ông đã khơi dậy tâm hồn Huế, dẫn dắt người đọc vào vùng đất trầm tích văn hóa ngàn năm của dân tộc. Đến với đoạn kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của ông, ta sẽ bắt gặp ở đó một Huế thân thương, mộng mơ và trữ tình được phản chiếu qua dòng sông Hương xinh đẹp. Chính điệu chảy của con sông ấy đã đưa Huế, đưa hồn Huế vào trong tâm trí ta, khắc ghi thật sâu, thật lâu.

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 5

Hoàng Phủ Ngọc Tưởng là một trong những nhà văn tài hoa và xuất sắc nhất của thể loại tuỳ bút. Văn phong của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lý, lối hành văn hướng nội xúc tích mê đắm và tài hoa. Và tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông, đó chính là bài tuỳ bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được viết vào năm 1981 tại Huế và được in trong tập sách cùng tên của ông. Bài bút gồm có ba phần, đoạn trích chúng ta tìm hiểu nằm ở phần mở đầu, chủ yếu nói về vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của dòng Hương giang lững lỡ giữa trời Huế mộng mơ.

Đọc thêm:  Dàn ý phân tích nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả trong bài thơ

2. Mở bài gián tiếp Ai đã đặt tên cho dòng sông

Mở bài gián tiếp Ai đã đặt tên cho dòng sông mẫu 1

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường – một nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với hình ảnh dòng sông Hương mang những vẻ đẹp khác nhau, ông đã mang đến cho bạn đọc một tác phẩm giàu giá trị, qua đó khẳng định tình cảm giữa con sông và người dân nơi đây bền chặt, thắm thiết.

Mở bài gián tiếp Ai đã đặt tên cho dòng sông mẫu 2

Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông và hình ảnh con sông Hương mang những vẻ đẹp khác nhau.

Mở bài gián tiếp Ai đã đặt tên cho dòng sông mẫu 3

Để làm nên một tác phẩm thành công, bên cạnh việc lựa chọn chủ đề, xây dựng nhân vật và sử dụng các biện pháp nghệ thuật thì mỗi nhà văn, nhà thơ cần phải có một phong cách nghệ thuật đặc sắc, khác biệt để tác phẩm của mình mang nhiều giá trị, ý nghĩa. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vô cùng thành công khi viết bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, qua hình ảnh, vẻ đẹp đa sắc của dòng sông Hương, ta cũng hiểu rõ hơn về tình cảm, sự gắn bó bền chặt, khăng khít của dòng sông này với người dân xứ Huế.

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 4

Ai đó đã từng viết “Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương, để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mãi mãi mang theo”. Vâng, “một dòng sông để thương, để nhớ” của mỗi người rất khác nhau. Nếu tên tuổi Văn Cao gắn liền với sông Lô hùng tráng; nếu Hoàng Cầm là nỗi nhớ của ta khi ngang qua “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh”; nếu Hoài Vũ mãi là nhà thơ của con sông Vàm Cỏ đêm ngày thao thiết chở phù sa, thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đã song hành cùng sông Hương đi vào trái tim người đọc với bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Với sở trường về bút ký và đặc sắc trong sáng tác là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lý, nhà văn đã đem đến cho người đọc những vẻ đẹp đa dạng về con sông Hương. (dẫn dắt vào đề tài của bài)

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 5

Nếu người Hà Nội tự hào có con sông Hồng đỏ nặng phù sa, người Huế cũng tự hào khi có dòng sông Hương thơ mộng chảy qua thành phố Huế cổ kính với những lăng tẩm, đền đài. Con sông ấy đã chứng kiến bao đổi thay của lịch sử, sự thăng trầm của cuộc sống. Dòng nước của con sông Hương ấy đã tươi mát cho cảnh vật cũng như con người nơi xứ Huế này. Vì thế, người Huế rất tự hào về con sông ấy nó mang đặc trưng của Huế là niềm tự hào kiêu hãnh của những con người xứ Huế. Có lẽ cũng vì điều đó mà sông Hương cũng đã đi vào thơ ca, nhạc họa rất trữ tình và sâu lắng. Hoàng Phủ Ngọc Tường, một người con xứ Huế đã bao lần ngắm con sông Hương rồi một lần bất chợt một lần thắc mắc, ai đã đặt tên cho con sông này là sông Hương nhỉ? Nỗi băn khoăn ấy được ông thế hiện trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông. Bằng ngòi bút trữ tình sâu lắng, thể hiện rõ phong cách thể loại Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm thể hiện sự uyên bác tài hoa của chủ thể sáng tạo trong cái nhìn liên tưởng cùng với những triết luận sâu sắc về quan hệ giữa dòng sông và lịch sử, dòng sông với thi ca nhạc họa, dòng sông và người xứ Huế. (dẫn dắt vào đề tài của bài)

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 6

“Sao thèm hát một điệu gì xưa lắmThèm đọc một đoạn văn Hoàng Phủ Ngọc TườngCó ai đó rót chiều vào chén ngọcHuế dịu dàng xây bằng khói và sương.”

(“Vọng Huế” – Nguyễn Trọng Tạo)​

Những câu thơ của Nguyễn Trọng Tạo khiến tôi không khỏi nhớ đến một Huế đầy mộng mơ, yên bình và dịu dàng phản chiếu qua dòng sông Hương trong văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Một Hương giang đầy mãnh liệt và phóng khoáng nơi thượng nguồn, lại tình tứ lãng mạn nơi ngoại vi thành phố Huế; dòng sông ấy trở nên dịu dàng e ấp khi vào trong lòng kinh thành để rồi thắm thiết chung tình khi rời xa nơi đây. Chính những nét đẹp ấy đi sâu vào tâm trí ta, khắc ghi ấn tượng mạnh mẽ, khó phai nhất để rồi nhắc đến “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là ta ngay lập tức nghĩ đến Hương giang.

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 7

Nhà thơ Thu Bồn đã từng viết:

“Con sông dùng dằng con sông không chảySông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”​

Những vàn thơ mềm mại ấy gợi nhắc cho ta nhớ về một xứ Huế mộng mơ dịu dàng với dòng sông Hương xinh đẹp. Chính dòng sông ấy, vùng đất ấy đã để lại cảm hứng trong lòng vô số nhà thơ nhà văn, để sản sinh ra những tác phẩm văn học có giá trị. Cũng tự nhiên như thế, sông Hương đi vào trong những trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, để lại thương nhớ không nguôi trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

Đọc thêm:  Nghị luận xã hội về hiện trạng quảng cáo sai sự thật - Thủ thuật

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 8

Thu Bồn đã từng viết:

“Con sông dùng dằng con sông không chảySông chảy vào lòng nên Huế rất sâu. “​

Xứ Huế mộng mơ trữ tình gắn liền với dòng sông Hương-biểu tượng về cái đẹp vĩnh hằng, tha thiết. Cũng giống nhà thơ Thu Bồn, cũng với tình yêu sâu sắc gắn bó máu thịt với Huế, nhưng điều đặc biệt ở Hoàng Phủ Ngọc Tường đó là ông có lòng truyền thống văn hóa và lịch sử dân tộc, và với giọng văn đẹp trầm lắng, tha thiết, ông đã viết nên bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, nói lên tiếng lòng thổn thức của người nghệ sĩ dành cho dòng sông thơ mộng này.

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 9

R. Gamzatop đã từng nói rằng: “Nếu như người nghệ sĩ không tham gia vào việc hình thành thế giới này thì thế giới không trở nên tươi đẹp như thế này.” Văn chương, dưới đôi tay tài hoa của những nhà thơ nhà văn, đã làm cho cuộc đời, cuộc sống trở nên đẹp hơn rất nhiều. Đến với những trang văn đậm chất trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, ta sẽ bắt gặp ở đó một sông Hương xinh đẹp, diệu kì với vô vàn nét đẹp phong phú bên xứ Huế thân thương dưới ngòi bút của ông. Dòng sông ấy đã trao cả nhan sắc, tâm hồn của mình cho Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 10

Bằng một trái tim nghệ sĩ đắm say, một vốn từ ngữ giàu có chính xác, gợi tả, một kho tri thức phong phú và một tấm lòng ân tình với sông Hương xứ Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sáng tác nên một thiên tuỳ bút rất hấp dẫn “Ai đã đặt tên cho dòng sông” bằng những áng văn vừa đẹp đẽ sang trọng, vừa lấp lánh trí tuệ, vẫn mê đắm tài hoa.

3. Mở bài phân tích vẻ đẹp hùng vĩ của dòng sông Hương

Mở bài phân tích vẻ đẹp hùng vĩ của dòng sông Hương mẫu 1

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, với giọng văn khác biệt, uyên bác của mình, ông đã để lại bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông vô cùng ấn tượng trong lòng bạn đọc. Mở đầu bài kí, dòng sông Hương hiện lên với vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội.

Mở bài phân tích vẻ đẹp hùng vĩ của dòng sông Hương mẫu 2

Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, nơi mà con sông Hương hiện lên với vẻ hùng vĩ, dữ dội lúc ở thượng nguồn.

Mở bài phân tích vẻ đẹp hùng vĩ của dòng sông Hương mẫu 3

Để làm nên một tác phẩm thành công, bên cạnh việc lựa chọn chủ đề, xây dựng nhân vật và sử dụng các biện pháp nghệ thuật thì mỗi nhà văn cần phải có một văn phong đặc sắc, khác biệt để tác phẩm của mình mang nhiều giá trị, ý nghĩa. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vô cùng thành công khi viết bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, qua những đức tính, những vẻ đẹp tưởng chừng đối lập nhau của dòng sông, ta càng thêm yêu mến con sông Hương hơn bao giờ hết. Mở đầu bài kí, dòng sông Hương hiện lên với vẻ hùng vĩ, dữ dội.

4. Mở bài phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Hương

Mở bài phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Hương mẫu 1

Vẻ đẹp của những dòng sông là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho bao nhà thơ, nhà văn. Sông Hương thơ mộng ở xứ Huế cũng không ngoại lệ. Dưới ngòi bút tài hoa của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, dòng sông Hương hiện lên với trọn vẹn vẻ đẹp vốn có của nó nhưng tiêu biểu và nổi bật nhất mà chúng ta phải nhắc đến chính là vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông.

Mở bài phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Hương mẫu 2

Vẻ đẹp nào mà chẳng làm lay động lòng người. Các nhà thơ, nhà văn cũng vậy, trước vẻ đẹp hùng vĩ hay thơ mộng của dòng sông cũng đều là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận. Nếu Nguyễn Tuân làm nổi bật vẻ hung bạo của sông Đà rồi mới làm dịu bạn đọc bằng vẻ đẹp thơ mộng trữ tình thì nét đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông Hương trong bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường lại là nét đẹp chủ đạo làm rung động bao nhiêu trái tim bạn đọc.

Mở bài phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Hương mẫu 3

Mỗi vẻ đẹp sẽ trở nên vô cùng đặc biệt nếu chúng ta cảm nhận được nó và thu hút bởi nó. Khi đứng trước vẻ đẹp của dòng sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã hoàn toàn bị chinh phục bởi vẻ đẹp của dòng sông từ đó sáng tác bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông. Bài kí không chỉ nêu bật vẻ đẹp hùng vĩ của dòng sông mà còn lột tả vẻ đẹp thơ mộng trữ tình vô cùng đáng yêu, gây lưu luyến với nhiều trái tim bạn đọc.

5. Kết bài trực tiếp Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bằng tài năng, sự tài hoa, liên tưởng tài tình, quan sát tỉ mỉ, sự am hiểu tinh tế về các kiến thức xã hội, văn hóa của xứ Huế, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cho ra đời một tác phẩm bút ký thật đặc sắc, như họa vào lòng người đọc người nghe một bức tranh Huế và sông Hương tuyệt đẹp, vẻ đẹp vừa gần gũi, lại thiêng liêng, nhưng cũng rất dịu dàng e lệ. Tất cả như hướng độc giả đến cái khao khát một lần được về thăm Huế, được chiêm ngưỡng thiên nhiên xứ Huế và đắm mình vào với dòng sông Hương thơ mộng, tươi đẹp.

6. Kết bài gián tiếp Ai đã đặt tên cho dòng sông

Có thể nói “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã mang đến những phát hiện mới lạ và độc đáo của sông Hương cho độc giả cả nước. Nó là một dòng sông man dại, hoang tàn ở khúc thượng nguồn rồi lại trở nên mê đắm, thủy chung khi gặp được người tình trong mộng của mình là xứ Huế. Sông Hương đi vào trong trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường không vô tri vô giác mà nó còn có cảm xúc, có tình yêu. Tác phẩm đã thể hiện được tình yêu quê hương, xứ sở nồng nàn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, một kí giả nặng lòng với Huế:

Đọc thêm:  TOP 20 mẫu mở bài Đất nước Nguyễn Khoa Điềm (2023) SIÊU HAY

“Dòng sông ai đã đặt tênĐể người đi nhớ Huế mãi không quênXa con sông mang bao nhiêu nỗi nhớNgười ở lại tháng năm đợi chờ”

7. Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông mẫu 3

Bằng vốn hiểu biết phong phú Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về sông Hương trên mọi phương diện: văn hóa, lịch sử, địa lí. Nhưng hơn hết, đằng sau những câu chữ này ta còn cảm nhận được tình yêu Huế, yêu sông Hương tha thiết chân thành của ông. Đồng thời qua bài bút kí này ta cũng càng thấy rõ hơn nữa tài năng nghệ thuật bậc thầy của ông.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông mẫu 4

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” nhìn ở phương diện thời gian nghệ thuật đã hiện lên bóng dáng cái tôi thứ hai của tác giả. Một con người luôn hoài vọng quá khứ đế nâng niu những giá trị tinh thần. Từ hình tượng dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm nổi bật vẻ đẹp văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người một vùng đất cổ kính của đất nước.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông mẫu 5

Đất nước Việt Nam có rất nhiều dòng sông chảy qua mọi miền xứ sở, và nó đã kịp chảy vào trong những vần thơ, trang văn tuyệt vời. Bạn đọc từng xót xa với Hoàng Cầm khi nghe tin sông Đuống bị quân thù chiếm đóng. Nhà thơ đã thốt lên: “Sông Đuống trôi đi/Một dòng lấp lánh/Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”. Công chúng yêu văn cũng đã chiêm ngưỡng vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của “Đà Giang độc bắc lưu” qua những “trang hoa” xuất sắc của nhà tuỳ bút hàng đầu Nguyễn Tuân.

Giờ chúng ta lại tìm đến với sông Hương-dòng sông chỉ tự thu mình khiêm tốn trong lãnh địa Thừa Thiên Huế, nhưng qua những trang kí tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương hiện ra với những vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, góp phần làm cho Huế trở nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Hơn thế, sông Hương còn là dòng sông lịch sử, văn hoá, thơ ca, nghệ thuật.

Nó đã là một phần trong đời sống tâm linh của người Huế trầm mặc, sâu sắc. Câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gợi lên trong miền tình cảm của bạn đọc nhiều băn khoăn về một dòng sông ngỡ là quá quen, hoá ra lại có nhiều bí ẩn cần được khám phá thêm. Có như vậy, chúng ta mới hiểu sâu sắc hơn về quê hương đất nước, tự hào hơn về giang sơn cẩm tú Việt Nam.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông mẫu 6

Với bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm hiện lên trước mắt người đọc hình ảnh một dòng sông Hương với vẻ đẹp thật nữ tính, làm mê đắm không chỉ với người dân xứ Huế mà còn cả những người lữ khách từng đặt chân tới nơi đây. Đọc tác phẩm, người đọc muốn xách ba lô lên và đi ngay, để được thăm thú và ngắm nhìn người con gái tình tứ với quê hương, với xứ sở thân yêu của nó, cũng như lòng chung thủy bền vững của con người trong tình yêu.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông mẫu 7

Tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về dòng sông Hương trên phương diện hình ảnh, đường nét, đặc điểm thông thường, bằng tình cảm gắn bó, sự nhạy cảm trong cảm nhận, tinh tế trong biểu hiện, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn làm bừng sáng vẻ đẹp của dòng sông Hương trong chiều sâu của văn hóa, lịch sử. Đó là biểu hiện của một cái tôi trí tuệ, am hiểu, giàu tình thương, sự gắn bó với vùng đất, con người xứ Huế, đúng như ai đó từng nhận định: “Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin về văn hóa lịch sử rất phong phú”.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông mẫu 8

Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ, nên họa, nên nhạc của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế, đặc biệt là sông Hương; thấy được bề dày lịch sử, văn hóa của Huế và những nét duyên dáng riêng của tâm hồn con người vùng đất cố đô này. Với một tâm hồn nghệ sĩ đa tình đa cảm, một vốn văn hóa phong phú về Huế và trước hết với một tình cảm gắn bó thiết tha đối với Huế, tác giả đã huy động triệt để mọi tiềm năng văn hóa cùng với vốn ngôn ngữ giàu có của mình để diễn tả vẻ đẹp và chất thơ của Huế, thể hiện tập trung nhất ở dòng sông Hương – một biểu tượng sinh động của xứ Huế ngàn năm văn hiến.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông mẫu 9

Bằng óc sáng tạo, liên tưởng tài tình, sự quan sát tỉ mỉ, tinh thế, sự am hiểu tinh tường về các kiến thức xã hội, văn hóa của xứ Huế tác giả Hoàng phủ Ngọc Tường đã cho ra đời một tá phẩm bút ký thật đặc sắc, như họa vào lòng người đọc người nghe một bức tranh Huế và sông Hương tuyệt đẹp, vẻ đẹp vừa gần gũi, lại thiêng liêng, nhưng cũng rất dịu dàng e lệ. Tất cả như hướng độc giả đến cái khao khát một lần được về thăm Huế, đứng trên cây cầy Tràng Tiền vắt ngang sông Hương mà chiêm ngưỡng dòng sông cho thỏa nỗi lòng.

VnDoc vừa gửi tới các em Mở bài, kết bài tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông. Bài viết đã gửi tới các bạn những mẫu mở bài và kết bài tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em có những ý văn hay và dẫn dắt vào bài làm.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button