Mơn mởn nghĩa là gì? Cách phân biệt từ láy và từ ghép
Mơn mởn nghĩa là gì?
Mơn mởn có nghĩa là: Non và tươi đẹp
Ví dụ:
- Cỏ cây mơn mởn một màu xanh.
- Đồng lúa non mơn mởn
- Tuổi xuân mơn mởn
Mơm mởn là dạng từ láy.
Từ láy là gì?
Từ láy được biết đến là một dạng đặc biệt của từ phức, chúng được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên và thường có điệp vần nhau ở đâm đầu, âm cuối, vần hay cả âm đầu và âm cuối (hay được hiểu nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau). Đặc biệt, khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy thường chỉ có 1 từ có nghĩa hoặc không có từ nào có nghĩa khi đứng một mình.
Trong tiếng Việt, từ láy thường có độ dài từ 2 tiếng trở lên và tối đa là 4 tiếng. Nhưng những từ láy 2 tiếng được xem là loại từ láy tiêu biểu và phổ biến nhất. Với một từ được xem là từ láy khi chúng có phần âm ngữ lặp lại, vừa có biển đổi như từ “long lanh” lặp âm đầu và đối ở phần vần. Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý, chỉ có những từ có điệp mà không có đối thì mới là dạng láy của tứ chứ không phải là từ láy như nhà nhà, người người….
Ví dụ về từ láy: Lấp lánh, long lanh, xanh xanh, ào ào, thăm thẳm…
Các loại từ láy
Dựa vào khái niệm, cấu tạo, cấu trúc giống nhau của những bộ phận thì từ láy trong tiếng Việt được chia thành 2 loại chính là láy toàn bộ và láy bộ phận. Cụ thể:
– Từ láy toàn bộ: là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào, luôn luôn, xa xa,… Thông thường, những từ láy toàn bộ này thường mang ý nghĩa giúp nhấn mạnh một vấn đề, sự vật, sự việc, hiện tượng. Đồng thời, một số trường hợp thì người dùng tạo ra từ hài hòa, tinh tế khi dùng từ láy vào để có sự thay đổi về phụ âm cuối, thanh điệu như tim tím, thoang thoảng, mơn mởn….
– Từ láy bộ phận: là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Dựa vào bộ phận được lặp lại để có thể nhấn mạnh một vấn đề nào đó. Cụ thể:
- Láy âm: Là từ có phụ âm đầu trùng lặp và có phần vần khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy như mếu máo, ngơ ngác, xinh xắn, mênh mông….
- Láy vần: Là từ có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy như liu diu, đìu hiu, lao xao, liêu xiêu, chênh vênh….
Trong đó, từ láy bộ phận thông dụng, phổ biến hơn từ láy toàn phần vì chúng có nhiều từ, dễ phối âm và vần hơn. Ở kiểu láy này phần lớn là từ chứa một tiếng rõ nghĩa gọi là tiếng gốc. Số từ láy có tiếng gốc đứng sau nhiều hơn số từ láy có tiếng gốc đứng trước.
Tác dụng của từ láy trong câu là gì?
Trong chương trình Ngữ Văn và đặc biệt về phần từ láy, các bạn học sinh sẽ được học về tác dụng của loại từ này. Qua đó có thể thấy, từ láy là một dạng từ được sử dụng phổ biến trong cả văn nói, văn viết rất bởi vì nó xuất phát từ sự biến đổi linh hoạt của bản thân nó. Từ láy còn có tác dụng tạo nên nhạc tính cho từ, làm cho từ có tính nhạc, tạo nên những từ gọi là “từ tượng thanh”, từ tượng hình”.
Xuất phát từ chính sự biến đổi linh hoạt đó, từ láy dần được sử dụng phổ biến hơn. Chúng thường được dùng để nhấn mạnh, miêu tả vẻ đẹp của phong cách, hiện tượng, hình dáng của sự vật hay diễn đạt tâm trạng, cảm xúc, âm thanh, tình trạng,… của con người, của sự vật, sự việc, và hiện tượng trong cuộc sống. Để từ đó mang đến cho con người cái nhìn đa chiều, sâu sắc hơn cho chính vấn đề được nhắc đến trong câu.
Từ láy mang đến nhiều tác dụng hỗ trợ nhấn mạnh ý nghĩa cho câu. Thông thường người dùng sẽ chọn từ láy để đưa vào câu nói, văn viết để giúp câu văn tạo điểm nhấn cho sự vật, sự việc muốn nhắc đến và người nghe, người đọc cũng sẽ có những cảm nhận khác nhau. Nếu các từ láy hoàn toàn giúp cho người nói, người viết nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng; thì một chút biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối lại mang đến một vẻ đẹp hài hòa, tinh tế.
Cách phân biệt từ láy và từ ghép
Cấu tạo của từ vựng Việt Nam rất phức tạp và dễ gây nhầm lẫn, để học sinh nhận thức và tháo gỡ những khúc mắc cũng từ đó có phương pháp nhận diện tiện ích, bài viết dưới đây sẽ nêu ra những đặc điểm thường gặp ở từ láy và từ ghép để phân biệt chúng:
Đầu tiên, cần hiểu được về định nghĩa của từ ghép. Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ về từ ghép:
Quần áo => quần, áo đều mang nghĩa về trang phục và công dụng là dùng để mặc.
Ông bà => ông, bà đều mang nghĩa là người thân trong gia đình.
Cây cỏ => cây, cỏ là những loài thực vật sống bằng dinh dưỡng từ đất, ánh sáng và không khí.
Các đặc điểm xác định từ láy và từ ghép:
– Nghĩa của các từ tạo thành:
Đối với từ ghép thì có thể cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa cụ thể, còn từ láy thì có thể không từ nào có nghĩa hoặc chỉ đúng 1 từ có nghĩa.
Ví dụ: Hoa quả là từ ghép và từ “hoa”, “quả” khi đứng riêng đều có nghĩa xác định. Còn từ long lanh thì chỉ “long” có nghĩa, còn “lanh” thì không xác định là nghĩa như thế nào khi đứng riêng. Vì vậy ngoài dấu hiệu giống nhau về âm hoặc vần thì nghĩa của từng từ sẽ quyết định đó là dạng từ nào.
– Giữa 2 tiếng tạo thành từ:
Giữa các tiếng tạo ra nếu không có liên quan về âm hoặc vần thì đó chắc chắn là từ ghép và ngược lại là từ láy (các tiếng tạo ra thường có sự tương đồng về cách phát âm (giống nhau về phụ âm đầu, phần vần hay giống nhau toàn bộ).
Ví dụ: Cây lá là từ ghép và không có âm hoặc vần giống nhay, còn chắc chắn thì phụ âm đầu giống nhau nên là từ láy.
– Đảo vị trí các tiếng trong từ:
Cách đơn giản nhất để phân biệt từ ghép và từ láy là đảo lộn các tiếng với nhau. Đối với từ ghép khi ta đổi trật từ vị trí các tiếng mà đọc lên vẫn hiểu được nghĩa và nó vẫn có ý nghĩa cụ thể, còn từ láy thì không có ý nghĩa nào.
Ví dụ: từ “loè loẹt” là từ láy âm vì đảo ngược lại “loẹt loè” không có ý nghĩa gì, nhưng từ “hoa quả” đổi lại “quả hoa” cũng có nghĩa. Các từ tương tự như: mờ mịt, tối tăm, thẫn thờ, giữ gìn,… Ngược lại nếu đảo không được là từ láy. Ví dụ rõ ràng, thấm thoát, lạnh lùng, may mắn,..
– Một trong 2 từ là từ Hán Việt:
Nếu gặp từ có dấu hiệu như trên thì chắc chắn đó không phải là từ láy. Từ láy âm có 1 trong 2 âm tiết thuộc từ Hán Việt thì nó là từ ghép, cho dù nhìn nó có vẻ là dạng láy tự nhiên:
Ví dụ: như từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xếp vào dạng từ ghép. Lưu ý: Những từ được Việt hóa như tivi, rada là từ đơn đa âm tiết, nó không được xếp là từ láy hoặc từ ghép.
********************
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!