Na2O + H2O → NaOH | Na2O ra NaOH – vietjack.me
Phản ứng Na2O + H2O → NaOH
1. Phương trình phản ứng Na2O tác dụng với H2O
Na2O + H2O → 2NaOH
2. Cách thực hiện phản ứng kim loại Na2O với H2O
Cho mẫu natri oxit vào cốc nước cất, dùng quỳ tím để nhận biết dung dịch sau phản ứng, làm quỳ chuyển sang màu xanh.
3. Bản chất của Na2O (Natri oxit) trong phản ứng
Na2O là một oxit bazo tan trong nước để tạo thành dung dịch trong suốt, không màu, không mùi, không vị là NaOH có tính ăn mòn như ăn mòn vải, ăn mòn da nên còn gọi là xút ăn da.
4. Tính chất hoá học của các oxit bazo
4.1. Oxit bazo tác dụng với nước H2O
Một số Oxit bazo tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazo (kiềm)
Phương trình phản ứng: Oxit bazo + H2O → Bazo
Ví dụ:
BaO(r) + H2O (dd) → Ba(OH)2,(dd)
K2O + H2O (dd) → 2KOH
BaO + H2O (dd) → Ba(OH)2
- Một số oxit bazo khác tác dụng với nước như: K2O, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO,…
4.2. Oxit bazo tác dụng với Axit
Oxit bazo tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Phương trình phản ứng: Oxit bazo + Axit → Muối + H2O
Ví dụ: CuO(r) + HCl (dd) → CuCl2, dd + H2O
BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
4.3. Oxit bazo tác dụng với Oxit axit
Một số oxit bazo (là những oxit bazo tan trong nước) tác dụng với oxit axit tạo thành muối
Phương trình phản ứng: Oxit bazo + Oxit axit → Muối
Ví dụ: CaO + CO2 → CaCO3
BaO + CO2 → BaCO3
5. Tính chất hóa học của H2O
5.1. Nước tác dụng với kim loại
Ở điều kiện thường, nước có thể phản ứng với các kim loại mạnh như Li, Ca, Na, K, Ba,… để tạo thành dung dịch Bazo và khí Hidro.
H2O + Kim loại → Bazơ + H2↑
2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2↑
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Đặc biệt, một số kim loại trung bình như Mg, Zn, Al, Fe,…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo ra oxit kim loại và hidro. Bên cạnh đó, kim loại Mg tan rất chậm trong nước nóng.
5.2. Nước tác dụng với oxit bazo
Nước tác dụng với một số oxit bazo như Na2O, CaO , K2O,… tạo thành dung dịch bazo tương ứng. Dung dịch bazo làm cho quỳ tím hóa xanh.
H2O + Oxit bazơ → Bazơ
Na2O + H2O → 2NaOH
Li2O + H2O→ 2LiOH
K2O + H2O→ 2KOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
5.3. Nước tác dụng với oxit axit
Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.
H2O + Oxit axit → Axit
CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
SO3 + H2O → H2SO4
N2O5 + H2O → 2HNO3
6. Bài tập vận dụng
Câu 1. Cho các chất sau: Na, Na2O, NaCl, Na2CO3, NaHCO3 số chất tạo ra NaOH từ 1 phản ứng
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 2. Dãy chất tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. Na, K, Fe, Mg
B. Na, K, Mg, Ba
C. Na, Mg, Fe, K
D. Na, Mg, Ca, Ba
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 3. Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn BaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được 3 chất trên?
A. H2O
B. HCl
C. H2SO4
D. Fe(OH)2
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
Hòa tan lần lượt các mẫu vào nước, mẫu chất rắn nào tan là BaO
Phương trình hóa học: BaO + H2O → Ba(OH)2
Lấy Ba(OH)2 cho vào 2 chất rắn, chất nào tan ra là Al2O3 còn lại là MgO
Phương trình hóa học: Ba(OH)2 + Al2O3+ H2O → Ba(AlO2)2 + 2H2O
Câu 4. Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 0,15 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,92 gam chất rắn. Giá trị của m là:
A.9,425.
B.4,875.
C.4,550.
D.14,625.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
nFeCl3 = 0,15mol => mFe tối đa sinh ra = 0,15 . 56 = 8,4 gam > 3,92 gam
=> chất rắn chỉ có Fe, còn Zn đã phản ứng hết
nFe = 3,92 / 56 = 0,07 mol
FeCl3 phản ứng với Zn tạo thành Fe (0,07 mol) và FeCl2 (0,15 – 0,07 = 0,08 mol)
Bảo toàn e: 2nZn = 3nFe + nFeCl2 => nZn = 0,145 mol
=> m = 9,425 gam
Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại kiềm ?
A. Đều có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau: lập phương tâm khối.
B. Dễ bị oxi hóa.
C. Năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tử kim loại kiềm thấp hơn so với các nguyên tố khác trong cùng chu kì.
D. Là những nguyên tố mà nguyên tử có 1 e ở phân lớp p.
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 6. Cho các phát biểu sau :
(1) Có thể tìm được kim loại kiềm ở dạng nguyên chất ở những mỏ nằm sâu trong lòng đất.
(2) Trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất.
(3) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ nóng chảy của các kim loại tăng dần.
(4) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ sôi của các kim loại giảm dần.
(5) Kim loại kiềm đều là những kim loại nhẹ hơn nước.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Lời giải:
Đáp án: A
Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:
CaCO3 + HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
CaOCl2 + HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O
CaOCl2 → CaCl2 + O2
H2SO4 + KOH → K2SO4 + H2O
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!