Đôi nét về Lị Nhân – Nam Xương xưa và nay

Tên gọi và trị sở Lị Nhân

Tên châu Lị Nhân, phủ Lị Nhân là tên tỉnh Hà Nam sau này, cũng là tên huyện Lị Nhân (Nam Xương) từ thời Lê Quang Thuận về trước trùng nhau. Vào đời Hán, châu Lị Nhân thuộc quận Giao Chỉ, phủ Giao Châu. Sách “Đại Nam nhất thống chí” chép: “Phủ Giao Châu lãnh 5 châu: Phúc Yên, Uy Man, Lị Nhân, Từ Liêm, Tam Đái; 13 huyện: Đông Quan, Từ Liêm, Thạch Thất, Phù Lưu, Thanh Đàm, Thanh Oai, Ứng Bình, Bình Lục, Lị Nhân, Yên Lãng, Yên Lạc, Phù Ninh, Lập Thạch.

Theo “Đồng Khánh dư địa chí”: Phủ Lý Nhân, đời Lý là châu Lị Nhân. Sử ghi các vua Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông từng cho dựng hành cung ở châu Lị Nhân (Bách khoa toàn thư). Đời Trần cũng gọi là châu Lị Nhân. Thời thuộc Minh là huyện Lị Nhân (thuộc phủ Giao Châu). Đời Lê chỉ kiêng âm (đọc Lợi Nhân) nhưng vẫn viết Lị không phải đổi chữ. Đời Lê Thánh Tông đổi là phủ (thuộc Sơn Nam thừa tuyên). Các triều sau vẫn theo thế. Năm Minh Mệnh 3 (1822) đổi là phủ Lý Nhân, gồm 5 huyện: Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Nam Xương, Bình Lục như thời Lê sơ; ngày nay phần lớn là đất các huyện thuộc tỉnh Hà Nam.

Nói về Nam Xương (Nam Xang), “Đại Nam nhất thống chí” ghi: “Nguyên là huyện Lỵ Nhân. Đời Lê Quang Thuận là huyện Nam Xang. Trước do phân phủ kiêm lý, nay đặt tri huyện”. Sách “Đồng Khánh dư địa chí” ghi: “Huyện Nam Xương: Thời Lý – Trần và thuộc Minh là huyện Lị Nhân thuộc châu Lị Nhân. Từ đầu nhà Lê đổi tên là huyện Nam Xương (Xương, chính âm Hán Việt là Xang). Đại Nam nhất thống chí cho là đổi tên vào niên hiệu Quang Thuận (1460 – 1469). Cho đến đời Đồng Khánh tên huyện vẫn giữ như đời Lê. Như vậy, huyện Nam Xương trước trùng tên phủ lị, đến đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) (năm Quang Thuận thứ 10), châu Lị Nhân lập làm phủ thì tên huyện đổi là “Nam Xương” cho khỏi trùng, đọc là Nam Xang là vậy.

Đọc thêm:  Dàn ý phân tích Mùa xuân chín (2 Mẫu) - Văn 10 - Download.vn

Về địa danh: “Lị”, “Lợi” hay Lý Nhân ? có thể hiểu, thời phong kiến ở nước ta, nếu đặt tên phạm húy vua, chúa thì triều đình ra “lệnh kiêng” để xóa bỏ hay ban tên mới. Vì thế, tên “Lị” hay “Lợi”, rồi “Lý” là kiêng húy về quốc tính, thời Lý gọi Lỵ hay Lợi (từ đồng âm), thời Trần tránh húy cao tổ Trần Lý và Lý Chiêu Hoàng (vợ vua Thái Tông). Thời Lê sơ kiêng húy Lê Lợi nên gọi là “Lị”. Nhà Nguyễn thay đổi theo lệnh kiêng húy đến cấp xã, thôn; ví dụ: ở Nam Xang có xã và tổng An Triền từ đầu Nguyễn về trước, đến năm Thiệu Trị 3 (1843) kiêng chữ Triền (âm tên huý vua Thiệu Trị) nên đổi là An Trạch (Bắc Lý). Hay xã Nam Xá (Nhân Nghĩa), từ đầu Nguyễn về trước là xã Nguyễn Xá; từ năm Tự Đức 6 (1853) kiêng chữ quốc tính Nguyễn nên đổi là Nam Xá…

Không chỉ Lị Nhân mà nhiều nơi đã sáp nhập, tách chia qua các triều đại là châu, đạo, trấn, lộ, phủ. Đến khi thành lập tỉnh Hà Nam (20/10/1890; đời vua Thành Thái thứ 2) trên cơ sở phủ Lý Nhân. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), đổi chữ “Lị” sang chữ “Lý” thành phủ Lý Nhân. Cấp đơn vị hành chính tỉnh ở nước ta ra đời dưới thời Minh Mệnh, các đơn vị: tỉnh, phủ, huyện, tổng, xã, thôn… lúc đó phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội (1831).

Vậy, trị sở của Lị Nhân trước ở đâu? Dưới thời Lê (khoảng năm 1624), Thượng thư Nguyễn Khải đã cho chuyển thủ phủ trấn Sơn Nam từ thôn Tường Lân (xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, phủ Lỵ Nhân) đến đóng ở thôn Châu Cầu (nay là Phủ Lý) thuộc tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Lỵ Nhân, trấn Sơn Nam Thượng. Khi Nguyễn Huệ lên ngôi, xứ Sơn Nam chia làm 2 trấn: Thượng trấn (Sơn Nam Thượng) lỵ sở Lỵ Nhân ở Châu Cầu; Hạ trấn (Sơn Nam Hạ) lỵ sở ở Vị Hoàng (Nam Định)… theo “Địa chí Hà Nam”: sách Các tổng trấn xã danh bị lãm viết đầu thế kỷ XIX thì thôn Tường Lân (xã Trác Văn) lúc này thuộc tổng Trác Bút, huyện Nam Xang, phủ Lý Nhân.

Đọc thêm:  130 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BIỂN ĐẢO VIỆT NAM VÀ ĐÁP ÁN

phu_ly_nhan_1-08_28_00_142.jpg

Du khách thập phương về dự lễ hội đền Trần Thương, xã Nhân Đạo (Lý Nhân). Ảnh: T.L

Về địa vùng và tên gọi Nam Xương

Nam Xương xưa, Lý Nhân nay nằm ở phía đông tỉnh Hà Nam, giáp Hưng Yên, Thái Bình, sông Hồng (Nhị Hà) là ranh giới tự nhiên từ Tắc Giang (Yên Lệnh, Duy Tiên) đến Hòa Hậu (cửa Tuần Vường); phía bắc, tây bắc giáp Duy Tiên; phía tây, tây nam giáp Bình Lục; phía nam giáp Mỹ Lộc (Nam Định), sông Châu Giang làm ranh giới tự nhiên.

Lý Nhân là vùng đất hình thành từ sớm, ngay từ những buổi đầu dựng nước Văn Lang. Theo các dấu tích lịch sử, khoảng hơn 2000 năm trước Công nguyên đã có một bộ phận người Việt cổ từ thượng lưu sông Hồng xuôi về hạ lưu, cư trú trên các đồi đất cao ven sông, hình thành các vùng dân cư, trong đó có miền quê Lý Nhân ngày nay.

Tên huyện Nam Xương cuối thời Lê đến thời Nguyễn, rồi thuộc Pháp ít nhắc đến mà gọi Nam Xang, thuộc phủ Lý Nhân, đến năm 1890 thuộc tỉnh Hà Nam. Ngày 31/3/1923, bỏ tên Nam Xang mà lấy tên phủ cũ là Lý Nhân thay tên mới cho huyện Lý Nhân đến ngày nay.

Lý Nhân Phủ ấn đời Minh Mạng – hiện vật mới phát hiện tại Lý Nhân. Ảnh: Toản Quốc

Về trị sở của huyện, huyện lị trước đây đặt ở Chi Long đến năm 1829 mới chuyển về Nga Thượng, Nga Khê (nay thuộc xã Nguyên Lý). Theo “Đại Nam nhất thống chí”: “Thành huyện Nam Xang: thành đất, chu vi 286 trượng 0 thước 6 tấc, cao 7 thước 2 tấc; hào rộng 1 trượng 5 thước, mở cửa, ở địa phận 2 xã Nga Khê, Nga Thượng, trước ở xã Chi Long; năm Minh Mệnh thứ 10 mới dời đến chỗ hiện nay” (thành đất này bị phá năm 1890). Sách này cũng chép: “Trường học huyện Nam Xang: ở phía bắc trong huyện thành; trước ở địa phận xã Nga Thượng, năm Minh Mệnh thứ 15 mới dời đến chỗ hiện nay”.

Đọc thêm:  Danh sách top 10 các trường đại học ở Đà Nẵng

Năm 1853 triều vua Tự Đức, đến hết thời Nguyễn sang thời kỳ thuộc Pháp, ngôi thành là nơi làm việc của cơ quan cai trị huyện Nam Xang, rồi huyện Lý Nhân (từ 1923) đóng trên đất Nga Khê. Đến đời vua Đồng Khánh (1886 – 1888), huyện Nam Xang có 9 tổng (87 xã, thôn, trang, trại). Tên các tổng cũ của huyện là: Trần Xá, Công Xá, Ngô Khê, Trác Bút, Ngu Nhuế, Vũ Điện, An Trạch, Đồng Thủy, Thổ Ốc. Tổng Ngô Khê, Trác Bút sau cắt một phần về Bình Lục, Duy Tiên, còn lại thành lập các tổng mới Văn Quan, Mạc Xá.

Thời Pháp thuộc, năm 1941 huyện Lý Nhân có 9 tổng, 86 xã, 400 thôn, sau năm 1945 không có gì thay đổi. Do kháng chiến chống thực dân Pháp, Ủy ban hành chính và Ủy ban kháng chiến nhập làm một, ngày 16/1/1948 sáp nhập 86 xã nhỏ thành 20 xã với 2 miền “Lý” (Văn Lý, Chính Lý, Công Lý…) và miền “Nhân” (Nhân Khang, Nhân Chính, Nhân Bình…), riêng Xuân Khê giữ nguyên (địa danh Xuân Khê xin được đề cập đến trong bài viết riêng). Sau năm 1954, huyện Lý Nhân có 31 xã phân đều: miền “Lý” 15 xã, miền “Nhân” 15 xã, còn Xuân Khê vẫn giữ nguyên. Đến năm 2015, Lý Nhân có 22 xã, 1 thị trấn, 345 thôn, 2 khu phố.

Chuyện Lỵ Nhân hay Nam Xương xưa chưa thể có điều kiện để luận bàn thấu đáo nhưng có thể khẳng định việc sáp nhập, tách chia là một tất yếu cho sự phát triển, làm cho làng quê thay đổi về diện mạo, đời sống an sinh nâng cao mà không làm mất đi hồn cốt dân tộc. Bởi lẽ làng xã xưa nay vẫn ổn định từ tính tự trị bao đời. Sự nhào nặn văn hóa của cộng đồng lên các giá trị văn hóa làng xã, chế tác ra nông cụ, nông phẩm, sản phẩm làng nghề, phấn tác ra thơ ca, hò vè, diễn xướng, lễ hội… Đó là văn hóa nội sinh, là cốt cách làng quê thuần Việt cần được tiếp tục nghiên cứu để có căn cứ giữ gìn, bảo tồn, phát huy./.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button