Naropa là ai? Câu chuyện về nhà học giả Naropa

Ngài sinh ra trong một gia đình hoàng tộc ở Bengal, Bắc Ấn Độ. Cha của Ngài là Shantivarman, tộc trưởng của vùng và mẹ Ngài là Srimati. Ngay từ năm lên tám, niềm khao khát tìm cầu giáo pháp khai mở tâm linh của Ngài mạnh mẽ đến mức Ngài đã lên đường tới Kashmir (một trong những chiếc nôi tu học Phật pháp trong lịch sử) để theo học với Thượng sư Arya Akasha và thụ tam quy ngũ giới.

Đức Naropa lưu lại Kashmir trong ba năm để tu học giáo lý và triết học Phật pháp từ nhiều bậc thầy danh tiếng. Sau thời gian này, Ngài đã trở thành một học giả uyên thâm và khi trở về nhà, đã có nhiều đệ tử theo học và tôn kính Ngài là thượng sư.

Sau ba năm tham học trở về nhà, cha mẹ ép buộc Ngài phải cưới công chúa Bà la môn – nàng Vimaladipi (hay Niguma, theo tên gọi cao quý của dòng tộc). Tuy nhiên, cuộc sống gia đình chỉ kéo dài trong tám năm. Mặc dù họ sống hạnh phúc nhưng Đức Naropa luôn nhất tâm hướng tới việc dành trọn cuộc đời cho việc tu tập tâm linh và đã bày tỏ chí hướng của mình. Nàng Niguma cũng bắt đầu nghiêm túc thực hành Phật pháp và đồng ý không cản trở Ngài. Cuộc sống hôn nhân chấm dứt sau 8 năm và cả hai đều thụ giới xuất gia. Sau này, Niguma trở thành một trong số những đệ tử xuất sắc nhất của Đức Naropa và đồng hành cùng Ngài trên con đường tâm linh với tâm chí thành. Nàng phụng sự Đức Naropa trong thời gian Ngài lưu lại Pullahari, Kashmir.

Sau khi từ giã cuộc sống gia đình, Đức Naropa tới tu viện khổ hạnh của Ngài Anandarama, thụ giới Sa di với Hòa thượng Buddhasarana và Thượng sư Jnanaprabha và lưu lại đây trong ba năm, nghiên cứu tinh thông nhiều triết lý Đại thừa và Mật thừa. Trong 6 năm tiếp theo, Ngài an trú tại tự viện Pullahari để tiếp tục tu học và thụ nhận thêm các giáo pháp. Tại đây, Ngài trước tác một số luận giải về Tantra Bí mật tập hội (Guhyasamajatantra), Tantra A tỳ đạt ma Tối thượng (Abhidharma-uttaratantra), Tantra Hỷ Kim Cương Hevajratantra và Samvara – udbhava, cùng một số tác phẩm khác dựa trên giáo lý Phật pháp. Pullahari sau này trở thành một trong những nơi triều bái thánh địa quan trọng trong truyền thống Phật giáo Himalaya, bởi đây là một trong những nơi mà Đại dịch giả Thượng sư Marpa đã thụ nhận giáo huấn khai thị từ Đức Naropa.

Đọc thêm:  Đọc hiểu Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi (Miếng trầu) - Đọc Tài Liệu

Sau Pullahari, Đức Naropa đã tới đại học Nalanda. Tại đây với trí tuệ, tài hùng biện và hiểu biết tâm linh, Ngài đã được phong làm viện trưởng đại học Nalanda. Ngài cũng trở thành vị “Bảo Hộ Trấn Cửa Phương Bắc”. Trong suốt tám năm lưu lại Nalanda, Ngài thường phải đối mặt với những cuộc tranh biện khó phân thắng bại với Tirthikas, và Ngài luôn giành phần thắng trong tất cả những cuộc tranh biện đó. Vào thời gian này, ngài được tôn kính là Mahapandita Ahbaya Kirti (Tiếng Tạng là Jigme Dragpa).

Học viện Nalanda, Ấn Độ

Trong những năm tháng tại đại học Nalanda, Đức Naropa hầu hết dành tham dự vào những hoạt động tri thức, học vấn. Cho tới một lần, một bà già xấu xí – chính là Kim Cương Thánh Mẫu Vajra Yogini thị hiện đã tới khai thị cho Ngài. Ngài nhận ra rằng mình vẫn còn vô số hiểu biết sai lầm và tà kiến trên con đường tâm linh mà dù sở học và tri thức uyên thâm cũng không giúp gì cho Ngài. Bà lão khuyên Đức Naropa nên tìm cầu bậc Thượng sư tiền định của mình, Đức Tilopa, nếu Ngài mong thành tựu Giác ngộ Tuyệt Đối. Sau lần hạnh ngộ này, Naropa đã rời Nalanda, nhiệt thành tìm cầu Đức Tilopa, bậc Thượng sư vĩ đại có thể giúp Ngài chứng ngộ tự tính tâm chân thực.

Đại thành tựu giả Tilopa

Sau bao nhiêu thử thách cuộc hành trình hướng về hướng đông, cuối cùng Naropa đã hạnh ngộ được bậc Căn bản Thượng sư tiền định Tilopa. Đức Naropa đã phải vượt qua 12 thử thách lớn, 12 thử thách nhỏ để tịnh hóa ác nghiệp và những ám chướng. Nhờ nhận được năng lực gia trì vĩ đại từ Đức Tilopa và thành tựu sự tu tập tịnh hóa của bản thân, Đức Naropa đã chứng ngộ bản tâm quang minh tịch tĩnh, thể nhập cảnh giới Phật Kim Cương Trì Vajradhara. Sau khi thành tựu chứng ngộ siêu việt, Đức Naropa đã truyền dạy Phật Pháp cho vô số đệ tử ở rất nhiều nơi, đặc biệt tại vùng Kashmir và Zanskar, nơi Ngài kiến lập vô số tự viện.

Đọc thêm:  Gc là gì? Ý nghĩa của GC trên Facebook - Chanh Tươi Review

Tự viện Sani, Ladakh – Ấn Độ

Sani cũng là một thánh địa linh thiêng, nơi đức Naropa, sau khi thành tựu giác ngộ tuyệt đối, đã thị hiện thần thông bay lên không trung và vận Sáu Sức Trang Hoàng Bằng Xương nổi tiếng. Trong nhiều năm, Đức Naropa thiền định trong một am thất nhỏ đối diện Bảo tháp Kanishka, và truyền dạy Phật Pháp cho người dân trong vùng. Tới lúc phải dời khỏi Sani, người dân địa phương đã thành tâm cung thỉnh Ngài an trụ tại đây.

Đức Naropa đã lấy ra bức tượng Phật Kim Cương Trì bằng vàng khỏi lọn tóc trên đỉnh đầu và nói rằng: “Ta và Phật Kim Cương trì vốn bất khả phân không sai biệt. Hãy tôn kính tôn tượng này như tôn kính ta, các con sẽ nhận được ân phúc gia trì như từ chính ta không khác”.

Đức Naropa rời đi sau khi trao pho tượng bằng vàng cho người dân địa phương. Ngày nay tôn tượng này vẫn còn được lưu giữ và yểm tâm trong một tôn tượng đặc biệt khác của Đức Naropa, được trưng bày mỗi năm một lần cuối tháng 7 vào đêm trước của đại pháp hội Naro-Nasjal. Toàn bộ người dân vùng Zanskar đều tham dự pháp hội. Vào khoảng thời gian pháp hội diễn ra, chư tăng từ tự viện Bardan cử hành những vũ điệu Kim Cương thừa cùng nhiều nghi lễ cúng dàng.

Đức Naropa đã dành trọn 12 năm phụng sự Thượng sư Tilopa tới tận khi Thượng sư viên tịch. Nhiều người cho rằng Đức Naropa đã trụ thế tới năm 1050 hoặc 1100 SCN (theo những nguồn tư liệu khác nhau) và sau đó Ngài đã thị tịch hóa quang ánh sáng cầu vồng không để lại nhục thân. Đức Tilopa và Đức Naropa đều được công nhận là hai trong số 84 đại thành tựu giả trong lịch sử Phật giáo.

Đọc thêm:  Khám phá một số loại sushi phổ biến nhất tại Nhật Bản: Temaki

Trong số những đệ tử thành tựu của Đức Naropa, Đại dịch giả Marpa kế tục Truyền thừa Naropa và đã đưa toàn bộ giáo pháp vào vùng Himalaya.

Tương truyền ngay khi thành tựu Giác ngộ, chư Dakani từ cõi Thiên đã bay tới cúng dàng Ngài Sáu Sức Trang hoàng. Đức Naropa đã hoằng truyền những giáo pháp thù thắng như Sáu Pháp Yoga của Naropa (bao gồm Milam – Yoga Mộng, Tummo – Yoga Nội hỏa, Bardo – Yoga Thân Trung Ấm, Gyulu – Yoga Thân Như Huyễn, Osel – Yoga Tịnh Quang, Phowa – Yoga Chuyển Di Tâm Thức). Ngày nay, các thực hành này vẫn được tôn kính là những giáo lý cốt tủy của Phật Pháp. Ngài cũng truyền dạy giáo pháp cho đệ tử ở khắp mọi miền và phô diễn vô số đại thần lực, dùng phương tiện thiện xảo cùng vô lượng vô biên công hạnh để lợi ích hữu tình. Đức Naropa được tôn vinh là Đấng Chiến Thắng Mười Phương, bậc Kim cương Thượng sư Đại Thành tựu giả lẫy lừng với tầm ảnh hưởng không chỉ trong Phật giáo Ấn Độ thế kỷ XI mà còn trải rộng khắp tới tất cả truyền thống Phật giáo Đại Thừa – Kim Cương Thừa về sau này. Các bậc đệ tử trì giữ Truyền thừa của Ngài – từ Đức Marpa, Milarepa, Gampopa và các đời tiếp theo đều là những hóa thân Quan Âm hiện thân của lòng từ bi, lợi ích chúng sinh.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button