Nền văn minh Trung Quốc bắt nguồn từ những cộng đồng nông

– Nền văn minh Trung Hoa xuất hiện trên hai lưu vục sông: Hoàng Hà (5464km) và Trường Giang (5800km), với những đồng bằng rộng lớn: Hoa bắc, Hoa trung và Hoa nam màu mỡ rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, trồng dâu nuôi tằm dệt ra một thứ tơ lụa tuyệt hảo. Ở đây cũng có thứ đất sét trắng để làm nên đồ gốm sứ gắn liền với tên nước Trung Hoa từ thời kỳ cổ đại. Hệ sinh vật cũng vô cùng phong phú với hàng ngàn cây làm thuốc quý, và vô vàn những động vật quý hiếm. Trung Quốc cổ cũng rất giàu khoáng sản cần thiết cho việc phát triển những ngành nghề thủ công đa dạng.

– Cư dân: không phải là một dân tộc thuần nhất và duy nhất mà là sự kết hợp của nhiều giống người khác nhau. Cư dân đầu tiên đến vùng Hoàng Hà là hai bộ lạc Hạ và Thương. Hạ không phải là dân bản địa mà là những bộ tộc du mục thuộc giống Mông Cổ. Đến giữa thế kỉ XI TCN, giữa hai bộ tộc Hạ và Thương có sự đồng hóa, đưa đến sự ra đời của một bộ tộc thống nhất được gọi là Hoa Hạ. Trong khi đó ở lưu vực sông Trường Giang là địa bàn cư trú của các bộ tộc được gọi là Man, Di, hoàn toàn khác cư dân vùng Hoàng Hà từ nguồn gốc tới ngôn ngữ, nghệ thuật, phong tục tập quán…

– Để có được sức mạnh trong quá trình trị thủy, chống ngoại xâm, và không ngừng mở rộng lãnh thổ cương vực, cư dân cổ Trung Hoa cần có tính thống nhất cao trong cộng đồng, và xây dựng bộ máy chính quyền chuyên chế tập trung quyền lực cao độ, nhà nước cổ đại Trung Hoa đã sớm xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ III TCN.

Sơ lược lịch sử cổ trung đại Trung Quốc

– Vào thiên niên kỉ III TCN, Trung Quốc bước vào thời kì tan rã của công xã nguyên thủy và là thời kì quá độ chuyển sang xã hội có giai cấp và nhà nước. Đây là thời kì hình thành bộ lạc lớn mạnh do Đường, Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ kế tiếp nhau làm thủ lĩnh.

– Kể từ khi nhà Hạ ra đời (khoảng thế kỉ XXI TCN) đến khi triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc bị lật đổ bởi cuộc CMTS Tân Hợi (1911), văn minh Trung Quốc đã trải qua hai thời kì lớn:

– Thời kì chiếm hữu nô lệ (sự ra đời của nhà Hạ và Thương).

+ Thời Tây Chu (thế kỉ XI – IX TCN) kéo dài 300 năm;

+ Thời Đông Chu (770 – 221 TCN): Xuân Thu (770-476 TCN) và Chiến Quốc (475- 221 TCN).

– Thời kì phong kiến.

+ Thời nhà Tần (221-206 TCN);

+ Thời nhà Hán (202 TCN – 8 SCN);

+ Thời nhà Tùy (thế kỉ VI-X);

+ Thời nhà Đường (618-908);

+ Thời nhà Tống (960-979);

+ Thời nhà Nguyên (1279-1368);

+ Thời nhà Minh (1368-1644);

+ Thời nhà Thanh (1644-1911).

Thành tựu văn minh Trung Quốc

Chữ viết

– Vào TNK III TCN, chữ viết Trung Quốc đã ra đời nhưng là một thứ “văn tự kết thừng”. Đến thời Thương – Ân xuất hiện “văn tự giáp cốt”.

– Thời Tây Chu xuất hiện chữ kim văn.

– Đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc, chữ viết được cải tiến, cách viết càng đẹp nên được gọi là chữ đai triện và tiểu triện.

– Đến đời Tần Thủy Hoàng, Lý Tư soạn ra bộ sách Tam Thương gồm 3.300 chữ.

– Từ chữ giáp cốt, văn tự tượng hình, chữ viết Trung Quốc đã trải qua hàng chục thế kỷ phát triển sang các loại chữ kim văn, chữ đại triện, tiểu triện để có một thứ chữ Hán hoàn thiện trong giai đoạn sau này.

Văn học, sử học

– Văn học Trung Quốc nảy nở sớm với các thể loại thơ ca do nhân dân và quý tộc sáng tác. Nổi bật là Kinh Thi do Khổng Tử tập hợp, chỉnh lý với 305 bài thơ gồm ba loại hình phong, nhã, tụng. Trong đó, phong có giá trị tư tưởng nghệ thuật cao nhất. Kinh Thi được đánh giá cao trên bình diện là một tài liệu lịch sử quan trọng, là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền thơ ca Trung Quốc trong các giai đoạn về sau.

– Văn học Trung Quốc còn nổi tiếng với các thể loại: phú, thơ, từ, kịch. Trong đó, thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc.

+ Có trên 48.000 bài phản ánh toàn diện xã hội Trung Quốc đương thời;

+ Đạt đến trình độ cao về nghệ thuật với sự thần diệu tài hoa trong sáng tác ngôn ngữ;

+ Trong 2.300 nhà thơ, có 3 nhà thơ lớn nhất: Lý Bạch (1.200 bài), Đỗ Phủ (1.400 bài), và Bạch Cư Dị (2.800 bài) đã đưa nền thi ca cổ điển Trung Quốc đến tuyệt đỉnh của sự thăng hoa.

– Tiểu thuyết: Là một hình thức văn học mới bắt đầu phát triển thời Minh, Thanh. Dựa vào những câu chuyện của những người kể chuyện rong, các nhà văn đã viết thành loại “tiểu thuyết chương hồi”. Những tác phẩm nổi tiếng trong giai đoạn này là: Thủy Hử (Thi Nại Am), Tam quốc chí Diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Kí (Ngô Thừa Ân), Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần)… Hồng Lâu Mộng được đánh giá là tác phẩm có giá trị nhất trong kho tàng văn học hiện thực cổ điển Trung Quốc.

– Sử học: Người Trung Quốc chú ý đến sử học từ rất sớm. Ngay từ thời Tây Chu ở trong cung đình đã có một viên quan chuyên lo việc chép sử, các bộ sách Xuân Thu, Thượng Thư, Chu Lễ, Tả truyền Chiến quốc sách… là những tác phẩm sử học có giá trị.

+ Tư Mã Thiên là người đặt nền móng cho sử học Trung Quốc. Sử ký là bộ thông sử đầu tiên được viết vào thế kỉ II TCN. Nội dung của bộ sử kí là ghi chép lịch sử gần 3000 năm từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế bao gồm 526.000 chữ. Đây là một tác phẩm có giá trị về mặt tư liệu và tư tưởng.

+ Từ thời Đường đến đời Minh, Thanh, sử học Trung Quốc tiếp tục phát triển với nhiều tác phẩm: Tần Thi, Lương Thư, Bắc Tề thư,… (thời Đường); Tư trị thống giám được viết trong thời gian 19 năm, gồm 294 quyển, riêng phần mục lục, hướng dẫn duyệt đọc đã có tới 30 quyển (thời Tống); Minh sử, Minh thực lục, Đại Minh nhất thống chí, Thanh thực lục, Đại Thanh thống nhất chí, Vĩnh Lạc đại điền (11.095 tâp) và Cổ kim đồ thư tập thành (thời Minh, Thanh).

Đọc thêm:  Spotlight là gì? Ý nghĩa, cách chiếm trọn spotlight như idol

Các bộ sách nói trên là những di sản văn hóa quý báu của Trung Quốc, đồng thời nó còn là một kho tài liệu lịch sử vĩ đại, vô song trên thế giới.

Khoa học – kĩ thuật

Khoa học tự nhiên

Thời cổ đại, các tri thức toán học, y học, thiên văn của Trung Quốc đã đạt đến trình độ phát triển cao.

– Về toán học: số học được coi trọng và được đánh giá là “vua của khoa học”. Từ thời Chu, số học được đưa vào chương trình giảng dạy cùng với các môn lễ, nhạc, xa, ngự, thư.

+ Trung Quốc là nước biết sử dụng phép tính ghi số 10 bậc nhất thế giới, biết tính đến hàng triệu và biết dùng thẻ tre để ghi số trong quyển Tôn Tử toán kinh (thế kỉ V TCN) và cuốn Dương toán kinh (thế kỉ III SCN).

+ Từ thời Hán, quyển Cửu chương toán thuật được ra đời, trong đó đã đề cập đến số âm, phân số, phương pháp giải phương trình bậc nhất có nhiều ẩn số…

+ Từ thời Nam Bắc triều (thế kỉ V), nhà toán học vĩ đại Tô Xung Chi đã tìm ra chính xác số , đến con số thập phân thứ 7 nằm giữa hai số 3,1415926 và 3,1415927.

+ Đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh toán học càng phát triển và có các công trình vĩ đại: Định lí nhị đẳng thức để giải phương trình bậc cao, phương pháp khai căn lũy thừa, những công trình nghiên cứu những sai số cao cấp…

– Thiên văn học: có hiểu biết từ rất sớm. Đời Thương ghi chép nhật thực, nguyệt thực phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sách Xuân Thu ghi lại trong vòng 292 năm đã có 37 lần nhật thực. Họ chia một năm làm 12 tháng/30 ngày, tháng thiếu 29 ngày. Năm nhuận có 13 tháng và cứ 3 năm có một tháng nhuận – đó là âm lịch. Đáng chú ý là người Trung Quốc dùng hệ thống can và chi để tính ngày, giờ, năm, tháng. Can, chi là hệ thống đếm thời gian với cơ số 60, trong đó thời gian chuyển vận hết một vòng 60 năm (gọi là chu kì giáp tí) lại đến một vòng 60 khác).

+ Trong thời kì cổ trung đại, người Trung Quốc còn chế tạo ra được loại máy quan sát bầu trời nên đã phát hiện ra được các ngôi sao mới và thiết lập hành tinh biểu sớm nhất thế giới. Đến thời Nguyên ghi được 2.500 hành tinh… Sau đó, Trung Quốc đã chế tạo được ống nhòm, thiết lập dải thiên văn cao 3 tầng với chiều cao 12m, rộng 7m cũng như đã chế tạo được máy đo địa chấn.

– Y dược: Họ đã biết dùng các phương pháp nghe, nhìn, hỏi, bắt mạch, dùng châm cứu và thuốc bắc để chữa bệnh. Một số loại sách có giá trị chữa bệnh thương hàn và giải phẩu học ra đời. Đặc biệt có hai bộ sách “Hoàng đế nội kinh” và “Thần Vàng bổn thảo kinh” có giá trị khoa học lớn về y học.

+ Đời Hán xuất hiện nhiều thầy thuốc giỏi, trong đó nổi tiếng nhất là Hoa Đà. Ông dùng phẫu thuật để chữa bệnh và chủ trương luyện tập thể dục để cho khí huyết lưu thông nhằm bảo vệ sức khỏe. Chính ông đã soạn ra 5 bài thể dục mẫu “ngũ cầm hi” trong đó có những động tác bắt chước 5 loài động vật là hổ, hươu, gấu, vượn và chim.

+ Đời Minh có… là một nhà y dược nổi tiếng với tác phẩm “Bản thảo cương mục”. Đây là quyển sách thuốc có giá trị, trong đó ông giới thiệu 1932 cây và vị thuốc, chứng tỏ y dược Trung Quốc phát triển khá cao.

Các phát minh kỹ thuật

Thời cổ trung đại nhân dân Trung Quốc có 4 phát minh quan trọng được đánh giá cao trên thế giới đó là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

– Kĩ thuật làm giấy: Thời Xuân Thu – Chiến Quốc, Trung Quốc vẫn còn viết chữ trên thẻ tre hoặc lụa. Đến thời Tây Hán, nhờ nghề tơ tằm phát triển, Trung Quốc đã chế tạo được một loại giấy thô sơ bằng vỏ kén tằm.

+ Năm 105, thời Đông Hán, Thái Luân đã phát minh ra cách dùng vỏ cây, giẻ rách, lưỡi cũ… để làm giấy. Việc phát minh ra nghề làm giấy đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Kỹ thuật làm giấy ngày càng được cải tiến đến thế kỉ VIII truyền sang Ả Rập và từ Ả Rập truyền sang châu Âu.

– Kĩ thuật in: Thời Đường, người Trung Quốc đã biết đến kĩ thuật in, nhưng chỉ mới biết in bản khắc gỗ và dùng để in kinh Phật. Đến giữa thế kỉ XI (đời Tống), Tất Thắng đã phát minh ra cách in chữ mới bằng đất nung, sau đó được thay bằng chữ gỗ và chữ đúc bằng đồng.

+ Kĩ thuật in ra đời làm cho việc nhân bản sách dễ dàng, số lượng không hạn chế và được lưu truyền rộng rãi. Từ Trung Quốc, chữ in truyền sang Nhật Bản, Triều Tiên và đặc biệt là sang châu Âu được người châu Âu sử dụng trong việc phục hưng văn hóa.

+ Phát minh nghề in được đánh giá là phát minh lớn nhất sau chữ viết và được coi là kĩ thuật phục chế đối với văn viết trên bản thảo.

– Phát minh la bàn: Từ thế kỉ III TCN, người Trung Quốc đã biết được từ tính của đá nam châm và đến thế kỉ I TCN thì phát hiện được khả năng định hướng của nó. Nhưng mãi đến thế kỉ XI, người Trung Quốc mới biết dùng sắt mài đồ để chế thành kim chỉ hướng trong la bàn. La bàn lúc đầu chỉ là miếng sắt có từ tính xâu qua cộng rơm thả nổi trong bát nước hoặc treo bằng sợi tơ để ở chỗ kín gió.

+ Việc phát minh ra la bàn được người Trung Quốc ứng dụng trong nghề hàng hải làm cho nghề hàng hải ở Trung Quốc phát triển nhanh.

+ Đầu thế kỉ XII, kĩ thuật chế tạo la bàn được truyền sang châu Âu và người châu Âu đã cải tiến sử dụng nó trong các cuộc phát kiến địa lí.

– Phát minh thuốc súng: Là thành tựu ngẫu nhiên qua thuật luyện đan của các đạo sĩ. Nguyên liệu mà các nhà luyện đan thường dùng là lưu huỳnh, diêm tiêu và gỗ. Mục đích chính không đạt được nhưng trái lại gây nên những vụ nổ lớn và do đó tình cờ tìm ra được cách làm thuốc súng. Từ đời Đường thuốc súng được ứng dụng trong chiến trận. Đến thời Tống thì được ứng dụng rộng rãi vào việc chế tạo vũ khí thô sơ như tên lửa, cầu lửa, pháo đạn bay. Từ thế kỉ XIII, thuốc súng được truyền qua châu Âu bằng con đường Ả Rập. Điều đó đã tạo nên một cuộc cách mạng kĩ thuật châu Âu.

Đọc thêm:  Đặc xá là gì? Phân biệt đại xá và đặc xá?

Nghề in và thuốc súng là kim chỉ nam đã làm thay đổi bộ mặt của thế giới; loại thứ nhất trên bình diện văn học, loại thứ hai trên bình diện chiến tranh và loại thứ ba trên bình diện hàng hải. Trên cơ sở đó dẫn đến vô số sự thay đổi khác. Sự thay đổi lớn lao có tầm cỡ thế giới mà không một nước nào, một tôn giáo nào, một nhân vật nổi tiếng có thế lực nào phát huy sức mạnh và ảnh hưởng to lớn đối với sự nghiệp của nhân loại như các phát minh trên.

C.Mác đã từng nhấn mạnh, những phát minh trên báo hiệu sự ra đời của xã hội tư bản. Thuốc súng làm tan rã quý tộc, kị sĩ, dùng tên và phi ngựa, kim nam châm mở ra thị trường thế giới tìm thị trường mới, xâm lược và mở đường cho sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân, còn nghề in để phục hưng phát triển văn hóa.

Tư tưởng và tôn giáo

Thuyết âm dương, bát quái, ngũ hành

Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã có một quan niệm rất tiến bộ về vũ trụ. Theo họ, vũ trụ có hai cái không cùng là không gian và thời gian. Tồn tại trong không gian và thời gian có 2 khí âm và dương tương tác giao hòa và biến hóa không cùng trong vũ trụ.

Âm dương là hai từ của một khái niệm, 2 yếu tố cùng tồn tại độc lập, tương phản với nhau nhưng tác động lẫn nhau. Âm và dương là 2 cực trái ngược nhau, nếu dương thịnh thì âm suy và ngược lại. Cho nên lấy sự cân bằng hoặc duy trì sự hài hòa âm dương là nguyên tắc xuyên suốt: “Thiên – Địa – Nhân”. Tuy nhiên, âm dương không tạo ra hai cực đối lập mà tương giao tương ứng với nhau và thay thế nhau như nóng-lạnh, sáng-tối, để vũ trụ được điều hòa, vạn vật được sinh sôi phát triển.

Bát quái cũng được người Trung Quốc thời cổ đại đưa ra. Thời Chu, họ quan niệm thế giới là do các vật chất tạo thành gồm: trời, đất, hồ, núi, lửa, nước, sét, gió tương ứng với 8 quẻ: càn (trời), khôn (đất), cấn (núi), đoài (hồ), li (lửa), khảm (nước), chấn (sét), tốn (gió). Mỗi quẻ có 3 vật gọi là 3 hào xuất hiện từ dưới lên, vạch liền là dương, vạch đứt là âm, vạch vừa liền vừa đứt phụ thuộc vào tên gọi và vị trí của mỗi quẻ. Về sau, Văn Vương lấy mỗi quẻ trong 8 quẻ đó (quẻ đơn) lần lượt đặt chồng lên nhau theo 22 đủ mọi cách đặt thành ra 64 quẻ (quẻ kép). Mỗi quẻ kép gồm 2 quẻ dơn tức có 6 hào và như vậy 64 quẻ có 384 hào. Người Trung Quốc quan niệm mọi vạn vật trong tự nhiên là do sự biến động hòa hợp hoặc mâu thuẫn của 8 quẻ trên mà sinh thành.

Thuyết ngũ hành: Sau âm dương, bát quái, người Trung Quốc lại cho rằng trong vũ trụ có 5 chất căn bản là kim (vàng, các kim loại), mộc (gỗ, cây cỏ), thủy (nước, chất lỏng, hơi nước), hỏa (lửa, hơi nóng, ánh sáng), thổ (đất, đá, các loại khoáng vật). Từ đó sinh ra thuyết ngũ hành. Ngũ hành là bản thể của âm dương và là sự tồn tại của các dạng vật chất, khi vật chất bị bốc cháy thành hơi bay vào bầu trời thành các ion trong điện trường đó là dương. Còn các dạng vật chất khác tồn tại ở trái đất là âm.

Tóm lại, các thuyết âm dương, bát quái, ngũ hành đều dùng những yếu tố vật chất để giải thích thế giới và sự biến động của sự vật. Người Trung Quốc xưa qua nghiên cứu của âm dương, bát quái, ngũ hành đã sớm nhận thức được sự tương đồng giữa vũ trụ và con người. Đó chính là tư tưởng duy vật và biện chứng thô sơ của người Trung Quốc cổ đại.

Khổng Tử và Nho gia

Thời cổ đại, đặc biệt là thời Xuân Thu – Chiến Quốc đã xuất hiện những nhà tư tưởng lớn có những cống hiến quan trọng cho sự phát triển văn minh Trung Hoa. Trong số đó, tiêu biểu nhất là Khổng Tử và các trường phái tư tưởng Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia.

Khổng Tử (551-479 TCN), đã chu du khắp thiên hạ và cuối đời ông đã sưu tập, chỉnh lí sách vở và lưu lại cho hậu thế 5 quyển sách gọi là Ngũ kinh bao gồm: Lễ, Dịch, Thi, Xuân-Thu và Thư.

Hạt nhân tư tưởng chính trị của Khổng Tử tập trung trong hai đức “nhân” và “lễ”. Theo Khổng Tử chữ “nhân” là lòng thương người. Muốn trở thành người có lòng nhân thì bản thân phải thực hiện 5 điều là cung kính, độ lượng, giữ lời hứa, siêng năng và làm lợi cho người khác.

Ngoài ra, ông còn đề ra học thuyết “chính danh định phận”, khuyên mọi người phải biết xử đúng vị trí của mình trong xã hội. Học thuyết Nho gia đã tạo nên một mối quan hệ theo thứ bậc: vua-tôi, cha-con, chồng-vợ cùng 5 yếu tố: nhân, lễ, trí, nghĩa, tín. Từ quan niệm tu nhân giáo hóa, học thuyết Nho gia khởi xướng thuyết nhân lễ trên nền tảng 4 điều tu, tề, trị, bình, trong đó lấy tu thân làm gốc.

Quan điểm đạo đức của Khổng Tử có vị trí tích cực trong việc đề cao địa vị con người. Ông khuyên bọn quý tộc phải quan tâm đến đời sống của dân, coi dân là nguồn gốc của quyền tối cao về chính trị.

Quan điểm của Khổng Tử về sau được học trò của ông viết và chỉnh lí thành bộ sách “luận ngữ”, trong đó khái quát một cách đầy đủ và toàn diện học thuyết của ông. Sau khi Khổng Tử mất, Nho gia phân thành 8 phái, trong đó phái Mạnh Tử và Tuân Tử theo 2 phái mạnh nhất: Mạnh Tử là người đã kế thừa đường lối Khổng Tử trong việc giải thích nguồn gốc của đạo đức để chứng minh rằng dùng đạo đức để cai trị là lẽ tự nhiên, hợp quy luật.

Tuân Tử là người phát huy truyền thống trung lễ của Nho gia, đề cao nhân, nghĩa, nhấn mạnh sự cần thiết của việc giáo dục trong khi coi trọng nhân nghĩa, đề cao đến hình pháp./.

Đọc thêm:  File INI là gì? - QuanTriMang.com

Dòng sông Hoàng Hà bắt nguồn từ đâu?

Hoàng Hà có nghĩa là “dòng sông màu vàng”, chảy qua chín tỉnh của CHND Trung Hoa, bắt nguồn từ núi Ba Nhan Khách Lạp (Bayan Har) thuộc dãy núi Côn Lôn trên cao nguyên Thanh Tạng, phía tây tỉnh Thanh Hải. Sông Hoàng Hà đổ ra Bột Hải ở vị trí gần thành phố Đông Dinh thuộc tỉnh Sơn Đông, là con sông dài thứ hai châu Á xếp sau sông Trường Giang (Dương Tử).

Với chiều dài 5.464 km, sông Hoàng Hà xếp thứ sáu thế giới về chiều dài. Con sông này cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho một khu vực rộng 944.970km2, nhưng do tính chất khô cằn chủ đạo của vùng này (không giống như phần phía đông thuộc Hà Nam và Sơn Đông) nên lưu lượng nước tương đối nhỏ. Lưu lượng nước trung bình của Hoàng Hà, chỉ bằng 1/15 của sông Trường Giang và 1/5 của sông Châu Giang, mặc dù khu vực tưới tiêu của con sông Châu Giang chưa bằng một nửa của Hoàng Hà.

Nhìn toàn cảnh, Hoàng Hà tựa như một con sư tử đang thu mình lao về phía trước. Theo dòng chảy của sông Hoàng Hà, từ cao nguyên Thanh Tạng kéo đến hai tỉnh Thanh Hải và Cam Túc núi non trùng điệp; khu vực Sơn Tây và Thiểm Tây lại nhiều núi cao và hang động; khu vực Ninh Hạ và Nội Mông sông nước mênh mang, bình nguyên bao la; vượt qua động Long Môn đi về phía đông của núi Tây Nhạc Hoa Sơn, chúng ta có thể đến được bình nguyên Hoa Bắc, nếu đi tiếp có thể đặt chân tới vùng duyên Hoa Bắc, nếu đi tiếp có thể đặt chân tới vùng duyên hải biển Bột Hải.

“Cái Nôi” Của Nền Văn Minh Trung Hoa

“Cái Nôi” Của Nền Văn Minh Trung Hoa

Văn minh Hoàng Hà, theo các nhà sử học và khảo cổ học, bắt đầu từ khoảng 2.500 TCN đến 1.066 TCN và được chia thành các giai đoạn sau: Thời kỳ Tam hoàng Ngũ đế; nhà Hạ và nhà Thương. Lãnh thổ Trung Quốc thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ rất nhiều. Địa hình Trung Quốc rất đa dạng và phong phú, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.

Trung Quốc là một nơi rất sớm đã có loài người cư trú. Năm 1929, ở Chu Khẩu Điếm (Tây Nam thành Bắc Kinh), giới khảo cổ học đã phát hiện được xương hóa thạch của một loài người vượn sống cách đây 400.000 năm. Về mặt dân tộc học, cư dân lưu vực sông Hoàng Hà thuộc chủng Mongoloid, thời Xuân Thu được gọi là Hoa Hạ hay nói ngắn gọn là Hoa hoặc Hạ.

Trải qua khoảng 1500 năm đến khi Tần Doanh Chính (Tần Thủy Hoàng) xưng đế, lãnh thổ của Hoa tộc mới được mở rộng đáng kể về phía nam, lấn chiếm lưu vực sông Dương Tử, đồng hóa các dân tộc nhỏ hơn để mở mang bờ cõi, hình thành nên đế quốc của riêng họ.

Tiền thân của dân tộc Hán là dân tộc Hoa, do đó dân Hán đều tôn Hoàng đế (còn gọi là Viêm Hoàng) là thủy tổ và coi mình là hậu duệ của Hoàng đế. Khi đó, dân tộc Hoa hầu hết cư trú tại vùng Trung Nguyên. Trung Nguyên theo quan niệm của người dân đương thời là trung tâm của vũ trụ, nên từ cái tên Trung Hoa cũng khai sinh từ đó.

Dưới thời kì quân chủ ở Trung Quốc, tên nước được gọi theo tên triều đại. Danh từ “Trung Quốc” được hiểu như một quốc gia rộng lớn bắt đầu từ đây, đến mãi đời nhà Thanh về cơ bản lãnh thổ của Hán tộc mới giống hiện nay, trải dài gần 10 triệu km2 với gần 1,4 tỉ người.

Cuối thời kỳ Đá Mới, vùng đồng bằng châu thổ sông Hoàng Hà bắt đầu trở thành một trung tâm văn hóa, nơi những làng xã đầu tiên được thành lập, những di tích khảo cổ đáng chú ý nhất được tìm thấy tại di chỉ Bán Pha, Tây An. Các triều đại Tần, Hán, Đường, Tống, rồi tiếp đến thời Thành Cát Tư Hãn thống lĩnh thiên hạ đã đưa uy danh dân tộc Trung Hoa đến đỉnh cao huy hoàng.

Tình trạng lụt lội của Hoàng Hà tồi tệ hơn rất nhiều so với khu vực dọc Trường Giang về hướng Nam, con sông này đã ít nhất 5 lần đổi dòng và các con đê bao bọc đã vỡ không dưới 1.500 lần nhưng dòng nước của nó đã bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo điều kiện cho sự phát triển của nông nghiệp thô sơ, việc trồng trọt cũng đã phát triển.

Những người dân sống gần sông Hoàng Hà phải chống chịu với thiên nhiên khắc nghiệt hơn để chế ngự lũ lụt và tưới tiêu mùa màng và có lẽ điều này là nguồn động lực để cho những nỗ lực tổ chức kết cấu làng xã chặt chẽ hơn.

Cùng với phát triển nông nghiệp lúa nước, cư dân ngày càng đông đúc, tăng khả năng tích trữ và tái phân phối lương thực, đủ cung cấp cho những người thợ thủ công cũng như quan lại, biến vùng đồng bằng phía bắc Trung Quốc cũng trở thành vùng đồng bằng lớn nhất với số dân cư tập trung đông đảo nhất.

Những Thành Tựu Lưu Danh Hậu Thế

Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Bắt đầu từ “cái nôi” Hoàng Hà mà người Trung Hoa cổ đại đã gây dựng nên văn minh rực rỡ, với những nhà nước đầu tiên là Hạ, Thương, Chu. Thời kì quân chủ chuyên chế phát triển đến đỉnh cao, có thể kể đến nhà Đường, nhà Minh (1368 – 1644) và nhà Thanh (1644 – 1911).

Kể từ khi dựng nước về sau, nhân dân Trung Quốc đã tạo ra một nền văn hóa rực rỡ, nổi tiếng toàn thế giới đương thời. Những thành tựu rực rỡ về lí luận, học thuyết như Nho giáo, Đạo giáo,…; về văn học nghệ thuật như: cổ phong, thơ Đường, thơ tứ tuyệt, tứ đại danh tác: Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng, Tây Du Ký, Tam Quốc Diễn Nghĩa; các bức tranh chữ của Vương Hy Chi,…. Nói về các thành tựu trong kiến trúc và các phát minh, chúng ta có thể liệt kê một vài thành tựu như Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Di Hòa Viên, thành Trường An, bộ chữ tượng hình, thuốc súng, giấy, la bàn….

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button