Đọc và nêu cảm nghĩ về đoạn văn sau trong Đàn gia súc trở về của

Đề bài: Đọc và nêu cảm nghĩ về đoạn văn sau:

… “Thế là chiều qua đàn gia súc trở về. Từ sáng sớm, cổng trang trại đã mở toang hai cánh đón chờ, chuồng nào chuồng ấy đầy ắp rơm tươi. Chốc chốc người ta lại bảo nhau: Lúc này họ đã tới -gli-ê, lúc này họ đã ở Pa-ra-đu. Rồi thình lình, vào chiều tối, một tiếng reo to: “Họ kia rồi!” và từ xa, chúng tôi thấy đàn gia súc tiến bước giữa đám bụi hồng rạng rỡ. Cả con đường cũng dường như rình rịch theo bước chân đi của chúng. Đi đầu là những con cừu đực già, sừng giương ra phía trước và dữ tợn; đằng sau chúng là đông đảo họ nhà cửa, những cừu mẹ dáng hơi mệt mỏi, lũ cừu con chạy quấn dưới chân; những con la cái đeo ngù trang trí màu đỏ, mang những chiếc giỏ đựng những chú cừu non mới đẻ, lắc lư như ru chúng ngủ theo nhịp bước đi; rồi đến những con chó đẫm mồ hôi, lưỡi lè dài sát đất và sau cùng là hai chú chăn cừu lực lưỡng khoác áo choàng bằng len thô màu đỏ hoe, dài chấm gót như chiếc áo thụng…” .

(“Đàn gia súc trở về” – A. Đô-đê)

doc va neu cam nghi ve doan van sau trong dan gia suc tro ve cua a do de

Bài mẫu Đọc và nêu cảm nghĩ về đoạn văn sau trong Đàn gia súc trở về của A. Đô-đê

Bài làm

“Đàn gia súc trở về” là nửa sau truyện ngắn “Dọn đến nhà mới” của nhà Văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê (1840 – 1897). Đoạn văn: “Thế là chiều qua đàn gia súc trở về… hai chú chăn cừu lực lưỡng khoác áo choàng bằng len thô màu đỏ hoe, dài chấm gót như chiếc áo thụng” rút từ trích đoạn “Đàn gia súc trở về”.

Đọc thêm:  Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên theo ... - Luật Dương Gia

1. Ông tả cảnh đàn gia súc xuống núi trở về trang trại vô cùng sống động, thần tình. Cảnh vật được tả từ xa đến gần, trong sự chờ mong, đón đợi. Không có một chi tiết nào thừa. Cổng trại “đã mở toang hai cánh đón chờ”, chuồng gia súc “đầy ắp rơm tươi”. Người ở nhà chờ mong sốt ruột, chốc chốc lại bảo nhau: “Lúc này họ đã tới -gli-e, lúc này họ đã ở Pa-ra-đu”… Niềm vui sướng chờ mong khi nhìn thấy đàn cừu trở về, từ xa được diễn tả bằng một câu văn nhiều chấn động và cảm xúc: “Rồi thình lình, vào chiều tối, một tiếng reo to: “Họ kia rồi!” và từ xa, chúng tôi thấy đàn gia súc tiến bước giữa đám bụi hồng rực rỡ. Trước mắt chúng ta là một cảnh tượng náo nức rộn ràng. Bước chân đàn cừu phải là đông đúc lắm, có đến mấy nghìn con mới làm cho con đường “rình rịch” lên như thế. Đàn cừu được chia thành từng nhóm để tả bằng những nét vẽ tài tình. Những con cừu đực già đi đầu như những lão tướng tiên phong “Sừng giương ra phía trước và dữ tợn”. Họ nhà cừu theo sau, những cừu mẹ “dáng hơi mệt mỏi”, lũ cừu con thì “chạy quấn dưới chân”, hồn nhiên, ngây thơ, những con là cái “đeo ngù trang trí màu đỏ” rất đẹp tựa như những chiến sĩ hậu cần “mang những chiếc giỏ đựng các chú cừu non mới đẻ, lắc lư như ru chúng ngủ theo nhịp bước đi”; những con chó tựa như các chiến binh đi cản hậu, bảo vệ đàn cừu, con nào cũng “đâm mồ hôi, lưỡi lè dài sát đất”. Và sau cùng là hai chú chăn cừu, thân hình thì “lực lưỡng”, trông thật oai phong như ông tướng chỉ huy đoàn quân thắng trận trở về, “khoác áo choàng bằng len thô màu đỏ hoe, dài chấm gót như chiếc áo thụng”.

Đọc thêm:  Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở tỉnh Đồng Nai

2. Hình ảnh đàn cừu là hình ảnh trung tâm được tả bằng 6 nét vẽ, cho thấy bố cục chặt chẽ, tài quan sát, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ rất tinh tế, biểu cảm và điển hình. Tả cừu đực qua cặp sừng và nét “dữ tợn”. Cừu mẹ thì “mệt mỏi”, cừu con thì tung tăng “chạy quấn dưới chân”, bây là cái đeo ngù đỏ, mang giỏ nhịp bước đi “lắc lư như ru”. Những con chó “lưỡi lè dài sát đất”, hai chú chăn cừu lực lưỡng với bộ áo khoác len thô màu đỏ hoe dài chấm gót. Câu văn dài, nhưng mạch lạc làm hiện lên sự “đông đảo họ nhà cừu”, một đàn cừu được nuôi nấng, chăm sóc, thuần dưỡng, được bảo vệ chu đáo, có tổ chức nề nếp, trật tự. Bao trùm lên tất cả đàn cừu là cái nhìn chăm chú, là tấm lòng yêu mến của nhà văn. Có thể nói đây là đoạn văn tả súc vật đặc sắc nhất, mẫu mực nhất hiếm có.

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Đọc và nêu cảm nghĩ về đoạn văn sau trong Đàn gia súc trở về của A. Đô-đê. Ngoài ra, các em cần tìm hiểu thêm nội dung Nêu cảm nhận của em về đoạn văn sau trong Đàn gia súc trở về và cùng với phần Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước để học tốt môn Ngữ Văn hơn.

Đọc thêm:  Bình giảng 7 câu đầu bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi) - Đọc Tài Liệu

https://thuthuat.taimienphi.vn/doc-va-neu-cam-nghi-ve-doan-van-sau-trong-dan-gia-suc-tro-ve-cua-a-do-de-39356n.aspx

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button