Trong lòng mẹ – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý – Ngữ văn 8
Trong lòng mẹ – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Trong lòng mẹ Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả – tác phẩm Trong lòng mẹ trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
A. Nội dung tác phẩm Trong lòng mẹ
* Tóm tắt văn bản:
Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” không. Sau đó, bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói về cuộc sống của mẹ Hồng. Bà ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu bắt đầu khóc. Cậu càng thấy thương mẹ hơn, càng căm ghét những hủ tục lạc hậu trước những lời bôi nhọ mẹ mình của bà cô thâm hiểm, tàn nhẫn. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy một người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình. Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ.
B. Tìm hiểu tác phẩm Trong lòng mẹ
1. Tác giả
– Nguyên Hồng (1918- 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng
– Quê quán: Nam Định
– Là nhà văn của phụ nữ, nhi đồng, của những người cùng khổ.
– Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào những cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành.
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ:
– Văn bản “Trong lòng mẹ” trích từ chương thứ IV của tập hồi kí “Những ngày thơ ấu” gồm 9 chương.
– Đây là tập hồi kí nói về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả
b, Bố cục: 2 phần
– Phần 1: Từ đầu → người ta hỏi đến chứ: Cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng.
– Phần 2: Còn lại: Niềm hạnh phúc của bé Hồng khi gặp mẹ.
c, Thể loại: Hồi kí.
d, PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
e, Giá trị nội dung:
– Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình.
f, Giá trị nghệ thuật:
– Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm, giàu hình ảnh
– Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm
– Sử dụng biện pháp so sánh, đối lập cùng các động từ mạnh
– Khắc họa thành công hình tượng nhân vật bé Hồng thông qua lời nói, hành động, tâm trạng sinh động chân thật.
C. Sơ đồ tư duy Trong lòng mẹ
D. Đọc hiểu văn bản Trong lòng mẹ
1. Nhân vật bé Hồng
a. Hoàn cảnh sống:
– Bố nghiện ngập, mất sớm; gia đình sa sút;
– Mẹ cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực
– Sống với bà cô và trong sự ghẻ lạnh của họ hàng
→ Bất hạnh, thiếu tình thương yêu
b. Bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô:
– Toan trả lời nhưng lại cúi đầu không đáp mà chỉ cười đáp lại – nhận ra những ý nghĩ cay độc và nét mặt rất kịch của bà cô
→ Bé Hồng rất nhạy cảm, nhận ra sự giả dối trong lời nói của bà cô
– Lòng càng thắt lại, khoé mắt cay cay
– Nước mắt ròng ròng rớt xuống, chan hoà đầm đìa ở cằm, ở cổ.
– Cười dài trong tiếng khóc, cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng.
– Căm ghét những cổ tục phong kiến đã đày đọa mẹ.
– BPNT: so sánh, lời văn dồn dập với các hình ảnh, các động từ mạnh: cắn, nhai, nghiến
→ Khắc hoạ rõ nét nỗi đau đớn, phẫn uất đến cực điểm của bé Hồng đối với bà cô, với cổ tục lạc hậu
=> Thể hiện miền tin mãnh liệt và tình yêu thương mẹ vô cùng sâu sắc của bé Hồng
c. Bé Hồng khi gặp lại mẹ
* Khi bất ngờ gặp mẹ
– Hành động:
+ đuổi theo, gọi bối rối: Mợ ơi, mợ ơi, mợ ơi…
+ đuổi kịp, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi
+ khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại, oà khóc nức nở → giọt nước mắt của tủi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện
→ Hành động vội vã, cuống quýt : niềm khao khát cháy bỏng khi được gặp mẹ
* Khi ngồi trong lòng mẹ
– Cảm nhận về mẹ:
+ Thấy mẹ không còm cõi, xơ xác, gương mặt mẹ vẫn tươi sáng …
+ Thấy hơi quần áo, hơi thở của mẹ thơm tho một cách lạ thường.
– Cảm giác
+ Cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.
+ Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ …mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng
+ Không nhớ mẹ đã hỏi và trả lời mẹ những gì, không mảy may nghĩ ngợi gì đến những câu nói của bà cô
→ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc – cảm giác sung sướng, niềm hạnh phúc đến cực điểm của đứa con khi được ở trong lòng mẹ.
→ Cảm nhận niềm hạnh phúc thiêng liêng của tình mẫu tử.
2. Nhân vật bà cô
– Hành động:
+ Cười hỏi: “Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?”
+ Giọng vẫn ngọt, mắt long lanh, chằm chặp đưa nhìn
+ Vỗ vai, cười, ngân dài hai tiếng “em bé”
+ Tươi cười kể các chuyện → đổi giọng nghiêm nghị, vỗ vai an ủi cháu, tỏ sự ngậm ngùi thương tiếc người anh vừa mất…
– Mục đích: Ra vẻ quan tâm, thực chất là sự đóng kịch; sự giễu cợt, mỉa mai châm chọc; sự giả dối , ác độc, đầy ác ý
→ Cố ý gieo rắc những hoài nghi để bé Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ
=> Là người lạnh lùng độc ác, thâm hiểm và tàn nhẫn
=> Đó là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo những hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ (không có tình thương) trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!