Ngày 10/10 là ngày gì? Ngày 10/10 – Ngày có nhiều ý nghĩa?

Ngày 10/10 là ngày gì? Ngày 10/10 – Ngày có nhiều ý nghĩa?

Ở nước ta, mỗi năm đều có nhiều ngày lễ, sự kiện nổi bật. Ngày 10/10 là một trong những ngày diễn ra nhiều sự kiện đặc biệt khiến nhiều người quan tâm. Vậy ngày 10/10 là ngày gì? Ngày 10/10 – Ngày có nhiều ý nghĩa như thế nào?

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Ngày 10/10 là gì?

1.1. Ngày 10/10 là ngày giải phóng thủ đô:

Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Ngày 30/9/1954 và ngày 2/10/1954 sau nhiều ngày đấu tranh, các hiệp định về việc chuyển giao Hà Nội ký kết tại Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương. Sau đó, Chính phủ đã phái các đội công an, trật tự, cảnh vệ, hành chính vào Hà Nội để chuẩn bị việc tiếp quản thành phố Hà Nội.

Ngày 10/10/1954, Hà Nội hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân; nhân dân lao động vĩnh viễn xóa bỏ mọi chế độ áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ vận mệnh của mình và phấn khởi đi vào xây dựng xã hội mới, mở đầu sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của đất nước ta.

Các ngày nghỉ lễ theo quy định hiện nay ở nước ta gồm: 01 ngày Tết Dương lịch; 05 ngày Tết Âm lịch; 01 ngày Chiến thắng (30/4); 01 ngày Quốc tế lao động (01/5); 01 ngày Quốc khánh (02/9) và 01 ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Nếu ngày nghỉ lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần (thứ 7, chủ nhật) thì được nghỉ bù ngày kế tiếp. Ngày Giải phóng thủ đô 10-10 không nằm trong danh sách các ngày nghỉ lễ được hưởng nguyên lương theo quy định của Chính phủ.;

1.2. Ngày 10/10 là ngày truyền thống Luật sư Việt Nam:

Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành sắc lệnh số 46/SL về tổ chức đoàn thể luật sư, Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/3/1946 về tổ chức Tòa án binh cũng có quy định cho phép các bị cáo có quyền nhờ luật sư bào chữa miễn trách nhiệm hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Tuy nhiên, trong một thời gian dài do hoàn cảnh chiến tranh mà vai trò của luật sư còn mờ nhạt, chưa thực sự được chú trọng và quan tâm. Sau này nghề luật sư mới thực sự phát khi Pháp lệnh luật sư 2001 ra đời và sau đó được thay thế bằng Luật luật sư 2006.

Đọc thêm:  Cách chụp màn hình trên Android TV và webOS: Từng bước – ITIGIC

Việc ghi nhận về luật sư và tổ chức luật sư đã khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước nhằm dân chủ hoá hoạt động tư pháp, đảm bảo công bằng xã hội. Có thể nói sự hiện diện và phát triển của thiết chế luật sư được coi như là một tiêu chí quan trọng để khẳng định giá trị dân chủ trong xã hội nhất là trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay.

Ngày 14/1/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 149/QĐ-TTg lấy ngày mùng 10/10 hàng năm là ngày truyền thống của luật sư Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của đội ngũ luật sư và nghề luật sư ở nước ta.

Hiện nay, các tổ chức hành nghề luật sư đã mở rộng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ công lý, xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế – xã hội, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

1.3. Ngày 10/10 âm lịch là ngày tết Trùng Thập:

Tết Trùng Thập hay Tết Song thập (mùng 10 tháng 10 hoặc 15 tháng 10 Âm lịch) còn gọi là tết của các thầy thuốc, hay Tết Cơm mới tháng mười, Theo tục lệ của Phật giáo còn gọi là Hạ Nguyên để đối với Thượng Nguyên (ngày 15 tháng Giêng).

Sở dĩ Tết Trùng Thập là ngày Tết Cơm bắt nguồn từ truyền thuyết xưa. Thời điểm này là khi vụ mùa tháng 10 đã phơi gặt xong và người dân muốn cảm ơn công lao của Thần Nông đã phù hộ cho vụ mùa trước và hy vọng vụ mùa mới vào năm sau vẫn có được thu hoạch tốt như năm nay. Vì vậy, vào ngày này người dân sẽ làm lễ cúng cơm mới.

Tết trùng lập hay còn gọi là tết thầy thuốc. Theo sách Dược lễ thì ngày 10 tháng 10 Âm lịch, cây thuốc mới tụ được khí âm dương, kết được sắc tứ thời (Xuân, Hạ, Thu, Đông) trở nên tốt nhất. Vì vậy, vào ngày này các thầy thuốc rất coi trọng việc thu hoạch, nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả khi chữa bệnh. Thông thường, vào ngày này các thầy thuốc hay thu lễ, thu tiền nên họ tổ chức lễ để chiêu đãi đệ tử và bạn hàng.

Vào ngày này, theo phong tục ở vùng đồng bằng sông Hồng, thường dùng các lễ vật sau: Thịt gà luộc, thịt lợn luộc nguyên miếng, giò lụa, xôi đỗ xanh hoặc xôi gấc, bánh chưng hoặc bánh giầy, canh miến, gỏi gà hoặc nộm đu đủ, chè sen hoặc chè đỗ xanh hoặc chè trôi nước, đĩa hoa quả, hoa tươi, chén rượu, chén nước, trầu cau, …Theo phong tục đối với vùng dân tộc ở vùng Tây Nguyên người ta sẽ cúng trời đất, các vị thần sông, suối, núi, rừng và “Giàng” với mục đích cầu mưa thuận gió hòa. Tùy thuộc vào vụ mùa đó bội thu hay không, người chủ gia đình trong ngày này sẽ mời bà con, họ hàng, bạn bè các buôn làng bên cạnh tới cùng vui chơi, ăn uống và múa hát. Các dân tộc khác nhau sẽ có cách tổ chức ngày lễ khác nhau, cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc.

Đọc thêm:  Sự tự tin là gì? Phân biệt tự tin với tự cao và tự kiêu

2. Ngày 10/10 – Ngày có nhiều ý nghĩa?

Ngày 10/10 là ngày có nhiều sự kiện, mỗi sự kiện mang một ý nghĩa riêng. Vì vậy, tùy các tổ chức, các địa phương khác nhau mà ngày 10/10 được tổ chức theo tập tục riêng.

2.1. Ý nghĩa ngày 10/10 là ngày giải phóng thủ đô?

Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội là cột mốc miền Bắc hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân, nhân dân lao động làm chủ vận mệnh của mình, bắt tay vào xây dựng xã hội mới, xã hội XHCN.

Trong suốt chiều dài lịch sử kháng chiến gian khổ từ ngày Toàn quốc kháng chiến đến Ngày trở về giải phóng Thủ đô, Sự kiện giải phóng Thủ đô 10/10 mang đến nhiều bài học quý giá cho những chặng hành quân tiếp theo trên con đường độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Thứ nhất, đó là bài học về xác định rõ vai trò của Thủ đô trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và mối quan hệ giữa Thủ đô và cả nước. Hà Nội là địa bàn chiến lược quan trọng, mở đầu Toàn quốc kháng chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là một quyết định đúng đắn, sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ với phương châm vừa kháng chiến vừa kiến quốc của Đảng. Trong quá trình kháng chiến, Hà Nội đã phối hợp với chiến trường cả nước, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung.

Thứ hai, bài học về chuẩn bị tốt mọi mặt đợi thời cơ đến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng Thủ đô. Đảng và Hồ Chủ tịch cùng tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đã lãnh đạo hết sức tài tình với mục tiêu giải phóng Thủ đô nguyên vẹn. Việc tiếp quản. Ngày 17/9/1954, nhận thức rõ tầm quan trọng đó, Thành ủy Hà Nội đã chuẩn bị kế hoạch tiếp quản, phổ biến cho cán bộ tiếp quản các chỉ thị: “Bảo vệ thành phố mới được giải phóng” cùng “08 chính sách đối với thành phố mới được giải phóng” và “10 điều kỷ luật của bộ đội, nhân viên công tác khi vào thành phố mới được giải phóng”. Ủy ban quân chính đã chuẩn bị sẵn sàng một lực lượng quân – dân đủ mạnh để phòng và khắc phục mọi hậu quả âm mưu phá hoạt của kẻ địch gây ra, góp phần khôi phục nền kinh tế, tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân – dân cả nước.

Đọc thêm:  Phân biệt làn đường và vạch kẻ đường để tránh bị phạt oan

2.2. Ý nghĩa ngày 10/10 là ngày truyền thống Luật sư Việt Nam?

Ngày truyền thống Luật sư Việt ghi nhận sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội đối với đội ngũ luật sư và nghề luật sư ở Việt Nam, có ý nghĩa chính trị – xã hội vô cùng to lớn. Đội ngũ luật sư Việt Nam ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Trong thời gian qua, các tổ chức hành nghề Luật sư với những Luật sư tận tâm, có năng lực chuyên môn đã góp phần tích cực trong việc phát huy quyền dân chủ cơ bản của công dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân, đồng thời góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ pháp luật, phục vụ tích cực công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta.

Hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý đảm bảo chất lượng đòi hỏi Luật sư, những người làm trong lĩnh vực tư pháp phải luôn nâng cao ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn để xây dựng hình ảnh, địa vị pháp lý của luật sư và nghề luật sư trước cộng đồng xã hội.

2.3. Ý nghĩa ngày 10/10 âm lịch là ngày tết Trùng Thập?

Vào ngày này mọi người thường ra chùa làm lễ, cúng các vị thần linh, bày tỏ lòng thành kính với trời đất vì đã cho họ được một vụ mùa bội thu. Sau khi thực hiện các nghi lễ xong thì mỗi nhà sẽ đem bánh đi biếu những người thân quen, bạn bè, hàng xóm, …

Đối với các nhà có truyền thống Đông Y lâu đời thì đây là ngày mà họ khoản đãi các đệ tử và tăng cường thêm các mối quan hệ xã giao với bạn hàng, những khách hàng lâu năm và cũng là dịp để họ cảm tạ sự che chở của thần linh, thiên nhiên đã cho họ những cây thuốc quý giá.

Đánh giá bài viết